Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám năm 1945

Tóm tắt mục V. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám năm 1945

    Mục 1

    1. Nguyên nhân thắng lợi

    * Nguyên nhân chủ quan:

    - Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.

    - Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh.

    - Quá trình chuẩn bị lâu dài, chu đáo, rút kinh nghiệm qua đấu tranh.

    - Trong những ngày khởi nghĩa toàn đảng toàn dân quyết tâm cao. Các cấp chi bộ Đảng chỉ đạo linh hoạt, sáng tạo, chớp đúng thời cơ phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền.

    * Nguyên nhân khách quanchiến thắng của quân Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít tạo cơ hội thuận lợi cho nhân dân Việt Nam đứng lên Tổng khởi nghĩa.


    Mục 2

    2. Ý nghĩa lịch sử

    a) Đối với trong nước:

    - Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp hơn 80 năm và Nhật gần 5 năm, chấm dứt chế độ phong kiến, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 

    - Mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc: kỉ nguyên độc lập, tự do, kỉ nguyên nhân dân nắm chính quyền, làm chủ đất nước.

    - Đảng Cộng sản Đông Dương từ chỗ phải hoạt động bí mật, bất hợp pháp, trở thành một Đảng cầm quyền và hoạt động công khai. Nhân dân Việt Nam từ địa vị nô lệ, bước lên địa vị người làm chủ đất nước.

    b) Đối với thế giới:

    - Góp phần vào thắng lợi của cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít; chọc thủng hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.

    - Cổ vũ các dân tộc thuộc địa trong cuộc đấu tranh tự giải phóng; có ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng Lào và Campuchia.


    Mục 3

    3. Bài học kinh nghiệm

    - Đảng phải có đường lối đúng đắn, trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam; nắm bắt tình hình thế giới và trong nước để đề ra chủ trương, biện pháp cách mạng phù hợp.

    - Đảng tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước rộng rãi trong mặt trận dân tộc thống nhất - Mặt trận Việt Minh, trên cơ sở khối liên minh công - nông vững chắc; phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù, tiến tới đánh bại chúng.

    - Trong chỉ đạo khởi nghĩa, Đảng linh hoạt kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tiến hành khởi nghĩa từng phần, chớp nhoáng thời cơ phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước.

    xemloigiai.com


    Mục 4

    4. Mở rộng: Bài học kinh nghiệm rút ra từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam hiện nay.

    - Một trong những bài học kinh nghiệm rút ra từ cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay là kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại:

    - Sức mạnh thời đại:

    + Thời cơ “ngàn năm có một”: Nhật Bản đầu hàng đồng minh.

    + Sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới.

    - Sức mạnh dân tộc:

    + Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh.

    + Sự chuẩn bị của Đảng và Nhân dân về lực lượng cách mạng và qua các cuộc tập dượt.

    + Tinh thần đoàn kết và yêu nước của nhân dân Việt Nam.

    => Hiện nay, trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, bài học này cần được áp dụng triệt để: vừa tranh thủ sự mở rộng của thị trường thế giới, vốn đầu tư của nước ngoài,... vừa phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân xây dựng đất nước.


    ND chính

    - Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám năm 1945

    - Bài học kinh nghiệm về sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại được rút ra từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam hiện nay.


    Sơ đồ tư duy

    Sơ đồ tư duy Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám năm 1945

    Xemloigiai.com

    SGK Lịch sử lớp 12

    Giải bài tập lịch sử lớp 12 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập lịch sử SGK 12 giúp để học tốt môn lịch sử 12, luyện thi THPT Quốc gia

    PHẦN MỘT. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000

    PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000

    Đề thi học kì 2 mới nhất có lời giải

    CHƯƠNG I. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 – 1949)

    CHƯƠNG II. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 – 1991). LIÊN BANG NGA (1991 – 2000)

    CHƯƠNG III. CÁC NƯỚC Á, PHI VÀ MĨ LATINH (1945 – 2000)

    CHƯƠNG IV. MĨ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN (1945 – 2000)

    CHƯƠNG V. QUAN HỆ QUỐC TẾ (1945 – 2000)

    CHƯƠNG VI. CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA

    CHƯƠNG I. VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930

    CHƯƠNG II. VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945

    CHƯƠNG III. VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954

    Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải

    CHƯƠNG IV. VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975

    CHƯƠNG V. VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000

    Xem Thêm