Lý thuyết tụ điện

Tụ điện là gì ?Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. Nó dùng để chứa điện tích.

    TỤ ĐIỆN

    I. Tụ điện

    1. Tụ điện là gì ?

    - Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. Mỗi vật dẫn đó gọi là một bản của tụ điện.

    - Nó dùng để chứa điện tích. 

    - Tụ điện được dùng phổ biến là tụ điện phẳng. Cấu tạo của tụ điện phẳng gồm hai bản kim loại phẳng đặt song song với nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp điện môi.

    - Trong mạch điện, tụ điện được biểu diễn bằng kí hiệu vẽ trên Hình 6.1.

    2. Cách tích điện cho tụ điện.

    - Muốn tích điện cho tụ điện, người ta nối hai bản của tụ điện với hai cực của nguồn điện (Hình 6.2).

    - Bản nối cực dương sẽ tích điện dương, bản nối cực âm sẽ tích điện âm.

    - Độ lớn điện tích trên mỗi bản của tụ điện khi đã tích điện gọi là điện tích của tụ điện.

    II. Điện dung của tụ điện.

    1. Định nghĩa

    Điện tích Q mà một tụ điện nhất định tích được tỉ lệ thuận với hiệu điện thế U đặt giữa hai bản của nó.

    \(Q = CU\) hay \(C=\dfrac{Q}{U}\)       (6.1)

    Đại lượng C được gọi là điện dung của tụ điện. Nó đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định. Thật vậy, dưới một hiệu điện thế U nhất định, tụ có điện dung C sẽ tích được điện tích Q lớn.

    Vậy : Điện dung của tụ điện được xác định bằng thương số của điện tích của tụ điện và hiệu điện thế giữa hai bản của nó.

    Video mô phỏng tụ điện


    2. Đơn vị điện dung

    Trong công thức (6.1) nếu Q đo bằng đơn vị Cu-lông (C), U đo bằng đơn vị là Vôn  (V) thì C đo bằng đơn vị fara (kí hiệu là F).

    Fara là điện dung của một tụ điện mà nếu đặt giữa hai bản của nó hiệu điện thế 1 V thì nó tích được điện tích 1 C.

    Các tụ điện thường dùng chỉ có điện dung từ 10-12 F đến 10-6 F. Vì vậy ta thường dùng các ước của fara:

    1 micrôfara (kí hiệu là μF) = 1.10-6 F.

    1 nanôfara (kí hiệu là nF) = 1.10-9 F.

    1 picôfara (kí hiệu là pF) = 1.10-12 F.

    3. Các loại tụ điện

    + Người ta lấy tên của lớp điện môi để đặt tên cho tụ điện : tụ không khí, tụ giấy, tụ mica, tụ sứ, tụ gốm,…

    + Người ta còn chế tạo tụ điện có điện dung thay đổi được (còn gọi là tụ xoay ).

    III. Ghép tụ điện

    IV. Năng lượng của điện trường trong tụ điện

    Người ta chứng minh được công thức tính năng lượng của điện trường trong tụ điện:

    \(W = \dfrac{{Q.U}}{2} = \dfrac{{C.{U^2}}}{2} = \dfrac{{{Q^2}}}{{2C}}\)

    Sơ đồ tư duy về tụ điện

    SGK Vật lí lớp 11

    Giải bài tập vật lý lớp 11 đầy đủ công thức, lý thuyết, định luật, chuyên đề vật lý SGK lớp 11 giúp để học tốt vật lý 11, luyện thi THPT Quốc gia

    CHƯƠNG I. ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG

    CHƯƠNG II. DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI

    CHƯƠNG III. DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG

    ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

    CHƯƠNG IV. TỪ TRƯỜNG

    CHƯƠNG V. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

    CHƯƠNG VI. KHÚC XẠ ÁNH SÁNG

    CHƯƠNG VII. MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG

    ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - VẬT LÍ 11

    Xem Thêm

    Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Tác giả & Tác phẩm