Lý thuyết Số thực. Giá trị tuyệt đối của số thực SGK Toán 7 - Chân trời sáng tạo

1. Số thực và tập hợp các số thực

    1. Số thực và tập hợp các số thực

    * Số hữu tỉ và số vô tỉ gọi chung là số thực.

    * Tập hợp các số thực được kí hiệu là R.

    Chú ý: + Trong tập số thực cũng có các phép toán với các tính chất như trong tập số hữu tỉ.

    2. Thứ tự trong tập hợp các số thực

    So sánh 2 số thực:

    * Các số thực đều viết được dưới dạng số thập phân ( hữu hạn hay vô hạn). Ta có thể so sánh 2 số thực tương tự như so sánh số thập phân.

    Ví dụ:

    0,322 … < 0,324… nên 0,3(2) < 0,324…

    * Với 2 số thực bất kì, ta luôn có hoặc a = b hoặc a > b hoặc a < b

    * Nếu a < b ; b < c thì a < c ( Tính chất bắc cầu)

    * Nếu a < b thì điểm a nằm trước điểm b trên trục số

    Chú ý: Nếu 0 < a < b thì \(\sqrt a  < \sqrt b \)

    Ví dụ: Vì 3 < 4 nên \(\sqrt 3  < \sqrt 4  = 2\)

    3. Trục số thực

    + Trong tập số thực cũng có các phép toán với các tính chất như trong tập số hữu tỉ.

    * Trục số thực được biểu diễn bởi 1 số điểm trên trục số. Ngược lại, mỗi điểm trên trục số đều biểu diễn một số thực.

    Chú ý: Các số thực lấp đầy trục số.

    4. Số đối của một số thực

    Hai số thực có điểm biểu diễn trên trục số cách đều điểm gốc O và nằm về hai phía ngược nhau là hai số đối nhau, số này là số đối của số kia.

    Số đối của số thực x là –x. Ta có: x + (-x) = 0

    Ví dụ: Số đối của \( - \sqrt 8 \) là \(\sqrt 8 \)

    Chú ý: Nếu a > b thì –a < -b

    5. Giá trị tuyệt đối của một số thực

    Khoảng cách từ điểm a trên trục số đến gốc O là giá trị tuyệt đối của số a, kí hiệu là |a|

    Nhận xét:

    + Hai số đối nhau thì có giá trị tuyệt đối bằng nhau

    + Giá trị tuyệt đối của 0 là 0

    + Giá trị tuyệt đối của một số dương là chính nó

    + Giá trị tuyệt đối của một số âm là số đối của nó

    + Giá trị tuyệt đối của một số thực luôn không âm.

    Ví dụ: |2,3| = 2,3

    |-2,3| = 2,3

    |-2,3| = |2,3|

    Chú ý: Giả sử 2 điểm A và B lần lượt biểu diễn 2 số thực a và b khác nhau trên trục số. Khi đó, độ dài của đoạn thẳng AB là | a – b|

    SGK Toán 7 - Chân trời sáng tạo

    Để học tốt SGK Toán 7 - Chân trời sáng tạo, loạt bài giải bài tập SGK Toán 7 - Chân trời sáng tạo đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

    Giải Toán 7 tập 1 - Chân trời sáng tạo

    Giải Toán 7 tập 2 - Chân trời sáng tạo

    Chương 1. Số hữu tỉ

    Chương 2. Số thực

    Chương 3. Các hình khối trong thực tiễn

    Chương 4. Góc và đường thẳng song song

    Chương 5. Một số yếu tố thống kê

    Chương 6. Các đại lượng tỉ lệ

    Chương 7. Biểu thức đại số

    Chương 8. Tam giác

    Chương 9. Một số yếu tố xác suất

    Lớp 7 | Các môn học Lớp 7 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 7 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 7 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2025 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Ngữ Văn

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Khoa Học Tự Nhiên

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật

    Hoạt động trải nghiệm & Hướng nghiệp