Giải mục II trang 109, 110 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diều

II. Tính chất ba đường phân giác của tam giác

    II. Tính chất ba đường phân giác của tam giác

    HĐ 2

    Quan sát các đường phân giác AD, BE, CK của tam giác ABC (Hình 114), cho biết ba đường phân giác đó có cùng đi qua một điểm hay không.

    Phương pháp giải:

    Quan sát Hình 114 để xem các đường phân giác AD, BE, CK có cùng đi qua một điểm hay không.

    Lời giải chi tiết:

    Các đường phân giác AD, BE, CK có cùng đi qua một điểm là điểm I.


    LT - VD 2

    Tìm số đo x trong Hình 115.

    Phương pháp giải:

    Dựa vào tính chất của ba đường phân giác trong tam giác.

    Lời giải chi tiết:

    I là giao điểm của hai đường phân giác góc B và góc C.

    Vậy I cũng là giao điểm của đường phân giác góc A với góc B và góc C.

    Hay AI là phân giác của góc A. Vậy \(x = 30^\circ \).


    LT - VD 3

    Cho tam giác ABCI là giao điểm của ba đường phân giác. M, N, P lần lượt là hình chiếu của I trên các cạnh BC, CA, AB. Chứng minh rằng: IA, IB, IC lần lượt là đường trung trực của các đoạn thẳng NP, PM, MN.

    Phương pháp giải:

    Dựa vào tính chất của ba đường phân giác trong tam giác và tính chất của đường trung tuyến (đi qua trung điểm và vuông góc tại trung điểm).

    Lời giải chi tiết:

    Gọi D là giao điểm của ICMN; E là giao điểm của IAPN; F là giao điểm của IBPM.

    Ta có: Trong tam giác ABC, ba đường phân giác cùng đi qua một điểm và điểm đó cách đều ba cạnh của tam giác hay IM = IN = IP.

    Xét tam giác vuông INC và tam giác vuông IMC:

         IC chung;

         IN = IM.

    Vậy \(\Delta INC = \Delta IMC\)(cạnh huyền – cạnh góc vuông) nên \(\widehat {MIC} = \widehat {NIC}\)( 2 góc tương ứng).

    Tương tự: \(\Delta IPA = \Delta INA\)(cạnh huyền – cạnh góc vuông) nên \(\widehat {PIA} = \widehat {NIA}\)( 2 góc tương ứng).

         \(\Delta IPB = \Delta IMB\)(cạnh huyền – cạnh góc vuông) nên \(\widehat {PIB} = \widehat {MIB}\)( 2 góc tương ứng).

    Xét hai tam giác IDNIDM có:

         ID chung;

         \(\widehat {NID} = \widehat {MID}\);

         IN = IM.

    Vậy \(\Delta IDN = \Delta IDM\)(c.g.c)

    \(\Rightarrow DN = DM\) ( 2 cạnh tương ứng);

     \(\widehat {IDN} = \widehat {IDM}\) ( 2 góc tương ứng)

    Mà  \(\widehat {IDN} + \widehat {IDM}=180^0\) ( 2 góc kề bù)

    \(\Rightarrow \widehat {IDN} = \widehat {IDM}= 180^0:2=90^0\).

    Suy ra: IC là đường trung trực của cạnh MN.

    Tương tự ta có:

    IA là đường trung trực của cạnh PN; IB là đường trung trực của cạnh PM.

    SGK Toán 7 - Cánh diều

    Để học tốt SGK Toán 7 - Cánh diều, loạt bài giải bài tập SGK Toán 7 - Cánh diều đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

    Giải Toán 7 tập 1 - Cánh diều

    Giải Toán 7 tập 2 - Cánh diều

    Chương I. Số hữu tỉ

    Chương II. Số thực

    Chương III. Hình học trực quan

    Chương IV. Góc. Đường thẳng song song

    Chương V. Một số yếu tố thống kê và xác suất

    Chương VI. Biểu thức đại số

    Chương VII. Tam giác

    Lớp 7 | Các môn học Lớp 7 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 7 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 7 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Ngữ Văn

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Khoa Học Tự Nhiên

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật

    Hoạt động trải nghiệm & Hướng nghiệp