Giải đề thi học kì II Hóa 9 năm học 2019 - 2020 sở GD - ĐT Đà Nẵng

Đề thi học kì II Hóa 9 năm học 2019 - 2020 sở GD - ĐT Đà Nẵng có đáp án và lời giải chi tiết

    Đề bài

    Câu 1 : (3 điểm)

    Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau (ghi rõ điều kiện nếu có).

    a) K2CO3 + BaCl2

    b) NaHCO3 + HNO3

    c) Si + O2

    d) CH4 + Cl2 \(\xrightarrow{1:1}\)

    e) CH2 = CH2 + H2

    f) CH2 = CH2 + H2O →

    Câu 2 : (3 điểm)

    Cho 4 chất sau: C2H5OH, CaCO3, CH2 = CH – CH3, CH3 – O – CH3

    a) Chất nào là chất hữu cơ?

    b) Chất nào tác dụng được với Na? Viết phương trình hóa học.

    c) Chất nào làm mất màu dung dịch Br2?

    d) Nêu 3 ứng dụng của C2H5OH.

    Câu 3 : (2 điểm)

    Hỗn hợp X gồm metan và etilen. Cho 4,48 lít X (đktc) lội qua dung dịch Br2 dư thì có 22,4 gam Br2 tham gia phản ứng.

    a) Tính phần trăm thể tích các khí trong X.

    b) Tính thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hết 4,48 lít X (đktc) trên.

    Câu 4 : (1 điểm)

    Hãy trình bày phương pháp hóa học phân biệt 2 chất lỏng ancol etylic và nước đựng trong các lọ riêng biệt mất nhãn. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

    Câu 5 : (1 điểm)

    Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,03 mol CaCO3 và 0,04 mol NaHCO3 thu được m gam chất rắn.

    Tính m.

     

    Lời giải chi tiết

    Câu 1

    Phương pháp:

    Dựa vào tính chất hóa học của các hợp chất đã học trong chương trình hóa 9.

    Cách giải:

    a) K2CO3 + BaCl2 → BaCO3 ↓ + 2KCl

    b) NaHCO3 + HNO3 → NaNO3 + CO2 ↑ + H2O

    c) Si + O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) SiO2

    d) CH4 + Cl2 \(\xrightarrow[1:1]{a/s}\) CH3Cl + HCl

    e) CH2 = CH2 + H2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}},xt}\) CH3 – CH3

    f) CH2 = CH2 + H2O \(\xrightarrow{Axit}\) CH3 – CH2 – OH

    Câu 2

    Phương pháp:

    Dựa vào kiến thức về hợp chất hữu cơ và tính chất hóa học, ứng dụng của các hợp chất hữu cơ đã học.

    Cách giải:

    a) Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon, chỉ có một số ít không là hợp chất hữu cơ (như CO, CO2, H2CO3, các muối cacbonat kim loại…)

    Hợp chất là hợp chất hữu cơ là C2H5OH, CH2 = CH – CH3, CH3 – O – CH3.

    b) Hợp chất tác dụng với Na là C2H5OH.

    PTHH: 2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

    c) Chất làm mất màu dung dịch Br2 là CH2 = CH – CH3.

    PTHH: CH2 = CH – CH3 + Br2 → CH2Br – CHBr – CH3

    d) 3 ứng dụng của C2H5OH là

    - Ethanol là một trong những nguyên liệu để tạo ra đồ uống có cồn mà hằng ngày chúng ta vẫn hay sử dụng như bia, rượu,… 

    - Etanol dùng để điều chế một số hợp chất hữu cơ như axit axetic, etyl axetat,…

    - Etanol được dùng làm dung môi hoặc chất pha để pha dược phẩm, nước hoa,…

    Câu 3

    Phương pháp:

    Hỗn hợp X có etilen phản ứng với dung dịch brom.

    Dựa vào phản ứng cộng giữa etilen và brom

    ⟹ nC2H4 ⟹ %VC2H4 ⟹ %VCH4.

    Dựa vào phản ứng đốt cháy X ⟹ nO2 ⟹ VO2.

    Cách giải:

    a)

    nX = nCH4 + nC2H4 = 4,48/22,4 = 0,2 (mol).

    nBr2 = 22,4/160 = 0,14 (mol).

    PTHH: C2H4 + Br2 → C2H4Br2

    Theo PTHH ⟹ nC2H4 = nBr2 = 0,14 (mol).

    \(\% {V_{{C_2}{H_4}}} = \% {n_{{C_2}{H_4}}} = \frac{{0,14.100\% }}{{0,2}} = 70\% {\rm{\;}} \Rightarrow \% {V_{C{H_4}}} = 30\% \)

    b)

    Hỗn hợp X gồm C2H4 0,14 (mol) và CH4 0,06 (mol).

    PTHH:

    C2H4 + 3O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 2CO2 + 2H2O

    CH4 + 2O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) CO2 + 2H2O

    Theo PTHH ⟹ nO2 = 3nC2H4 + 2nCH4 = 0,54 (mol).

    Vậy VO2 = 0,54.22,4 = 12,096 (lít).

    Câu 4

    Phương pháp:

    Dựa vào tính chất hóa học đặc trưng của ancol etylic và nước.

    Cách giải:

    Đem đốt cháy 2 chất lỏng:

    - Chất lỏng cháy: ancol etylic.

    PTHH: C2H5OH + 3O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 2CO2 + 3H2O

    - Chất lỏng không cháy: nước.

    Câu 5

    Phương pháp:

    CaCO3 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) CaO + CO2

    2NaHCO3 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) Na2CO3 + CO2 ↑ + H2O

    Cách giải:

    PTHH:

    CaCO3 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) CaO + CO2

    Theo PTHH ⟹ nCaO = nCaCO3 = 0,03 (mol)

    ⟹ mCaO = 0,03.56 = 1,68 (g).

    2NaHCO3 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) Na2CO3 + CO2 ↑ + H2O

    Theo PTHH ⟹ nNa2CO3 = nNaHCO3/2 = 0,02 (mol)

    ⟹ mNa2CO3 = 0,02.106 = 2,12 (g).

    Chất rắn thu được sau phản ứng gồm CaO và Na2CO3.

    ⟹ m = 1,68 + 2,12 = 3,8 (g).

    Xemloigiai.com

     

    SGK Hóa lớp 9

    Giải bài tập hóa học lớp 9 đầy đủ công thức, lý thuyết, phương trình hóa học, chuyên đề hóa học SGK 9 giúp để học tốt hóa học 9

    CHƯƠNG 1: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ

    Đề thi giữa học kì - Hóa học 9

    CHƯƠNG 2: KIM LOẠI

    Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải

    CHƯƠNG 3: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

    CHƯƠNG 4: HIĐROCACBON. NHIÊN LIỆU

    CHƯƠNG 5: DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON. POLIME

    Xem Thêm

    Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật