Giải đề thi học kì 2 hoá lớp 8 năm 2019 - 2020 Huyện Hóc Môn

Giải chi tiết đề thi học kì 2 môn hoá lớp 8 năm 2019 - 2020 Huyện Hóc Môn với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

    Đề bài

    Câu 1 : Em hãy phân biệt đơn chất, hợp chất trong các chất sau: Al ; KNO3 ; Cl2 ; CH4

    Câu 2 :

    a) Xác định hóa trị của N trong hợp chất NO2.

    b) Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất gồm Fe (III) và (SO4)

    Câu 3 :

    Biết rằng khí etilen C2H4 cháy là xảy ra phản ứng với khí oxi O2 tạo ra khí cacbon đioxit CO2 và nước

    a) Lập phương trình hóa học của phản ứng.

    b) Cho biết tỉ lệ số phân tử của etilen lần lượt với khí oxi và khí cacbon đioxit.

    Câu 4 :

    Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:

    a) Mg + O2 ---> MgO

    b) CaO + HNO3 ---> Ca(NO3)2 + H2O

    c) Al + CuO ---> Al2O3 + Cu

    d) KClO3 ---> KCl + O2

    Câu 5 :

    Em hãy tính:

    a) Khối lượng của 0,5 mol CaO.

    b) Số mol của 6,72 lít khí CO2 (đktc).

    c) Số mol của 24,5 gam H2SO4.

    d) Thể tích của hỗn hợp khí gồm 0,2 mol H2 và 0,3 mol NH3 (đktc).

    e) Thành phần phần trăm theo khối lượng của Cu trong hợp chất CuSO4.

    Câu 6 :

    Biết rằng khi cho 2,4 gam kim loại magie Mg vào ống nghiệm đựng axit clohiđric HCl, thấy có sủi bọt khí bay lên

    a) Nêu dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa xảy ra.

    b) Lập phương trình hóa học. Biết phản ứng tạo ra chất MgCl2 và khí hiđro.

    c) Tính khối lượng axit HCl phản ứng. Biết tổng khối lượng 4 chất trong phản ứng bằng 19,4 gam.

    (Cl = 35,5; C = 12; Ca = 40; N = 14; H = 1; O = 16; S = 32; Fe = 56; Mg = 24; Cu = 64; K = 39)

    --- HẾT ---

    Lời giải chi tiết

    Câu 1

    Phương pháp:

    - Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học.

    - Hợp chất là những chất được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên.

    Hướng dẫn giải:

    - Đơn chất: Al và Cl2.

    - Hợp chất: KNO3 và CH4.

    Câu 2

    Phương pháp:

    Hợp chất \(\overset{a}{\mathop{{{A}_{x}}}}\,\overset{b}{\mathop{{{B}_{y}}}}\,\)

    (x, y lần lượt là số nguyên tử của nguyên tố Avà B; a, b lần lượt là hóa trị của A và B)

    Áp dụng quy tắc hóa trị ⟹ a.x = b.y

    Hướng dẫn giải:

    a) Hợp chất NO2 có O hóa trị II ⟹ Hóa trị của N là (II.2)/1 = IV (quy tắc hóa trị).

    b) Hợp chất tạo bởi Fe (III) và (SO4) (II) có dạng là \(\overset{III}{\mathop{F{{e}_{x}}}}\,\overset{II}{\mathop{{{(S{{O}_{4}})}_{y}}}}\,\)

    Áp dụng quy tắc hóa trị ⟹ III.x = II.y ⟹ \(\frac{x}{y}=\frac{II}{III}=\frac{2}{3}\)

    Vậy CTHH là Fe2(SO4)3

    PTK = 56.2 + 32.3 + 16.4.3 = 400.

    Câu 3 

    Phương pháp:

    C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O

    Hướng dẫn giải:

    b1: C2H4 + O2 ---> CO2 + H2O

    b2: C2H4 + 3O2 ---> 2CO2 + 2H2O

    b3: C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O

    ⟹ Tỉ lệ số phân tử etilen với khí oxi là 1 : 3

    ⟹ Tỉ lệ số phân tử etilen với khí cacbon đioxit là 1 : 2

    Câu 4 

    Phương pháp:

    Ba bước lập phương trình hóa học:

    - Viết sơ đồ của phản ứng, gồm công thức hóa học của các chất phản ứng và sản phẩm.

    - Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố: tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức.

    - Viết phương trình hóa học.

    Hướng dẫn giải:

    a)

    b1: Mg + O2 ---> MgO

    b2: 2Mg + O2 ---> 2MgO

    b3: 2Mg + O2 → 2MgO

    b)

    b1: CaO + HNO3 ---> Ca(NO3)2 + H2O

    b2: CaO + 2HNO3 ---> Ca(NO3)2 + H2O

    b3: CaO + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O

    c)

    b1: Al + CuO ---> Al2O3 + Cu

    b2: 2Al + 3CuO ---> Al2O3 + 3Cu

    b3: 2Al + 3CuO → Al2O3 + 3Cu

    d)

    b1: KClO3 ---> KCl + O2

    b2: 2KClO3 ---> 2KCl + 3O2

    b3: 2KClO3 → 2KCl + 3O2

    Câu 5

    Phương pháp:

    m = n.M (gam)

    V = n.22,4 (lít)

    \(%X=\frac{{{m}_{X}}}{{{m}_{hc}}}.100%\)

    Hướng dẫn giải:

    a) mCaO = n.M = 0,5.(40 + 16) = 28 g.

    b) \({{n}_{C{{O}_{2}}}}=V/22,4=6,72/22,4=0,3\) mol.

    c) \({{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=m/M=24,5/(1.2+32+16.4)=0,25\) mol.

    d) Vhh = nhh.22,4 = (0,2 + 0,3).22,4 = 11,2 lít.

    e) \(%Cu=\frac{{{m}_{Cu}}}{{{m}_{CuS{{O}_{4}}}}}.100%=\frac{64}{64+32+16.4}.100%=40%\)

    Câu 6

    Phương pháp:

    Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

    Hướng dẫn giải:

    a) Dấu hiệu nhận biết phản ứng xảy ra: kim loại tan dần, sủi bọt khí.

    b) PTHH: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

    c) nMg = m/M = 2,4/24 = 0,1 mol.

    Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

    0,1 →  0,2          0,1       0,1    (mol)

    ⟹ mHCl = n.M = 0,2.(35,5 + 1) = 7,3 g.

    Xemloigiai.com

    SGK Hóa lớp 8

    Giải bài tập hóa học lớp 8 đầy đủ công thức, lý thuyết, phương trình hóa học, chuyên đề hóa học SGK 8 giúp để học tốt hóa học 8

    MỞ ĐẦU

    CHƯƠNG 1: CHẤT - NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ

    Đề kiểm tra giữa học kì - Hóa học 8

    CHƯƠNG 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

    CHƯƠNG 3: MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC

    Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải

    CHƯƠNG 4: OXI - KHÔNG KHÍ

    CHƯƠNG 5: HIĐRO - NƯỚC

    CHƯƠNG 6: DUNG DỊCH

    ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - HÓA HỌC 8

    Xem Thêm

    Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật