Theo bạn: Làm thế nào để vẽ nên những gì mình thấy?

Thế còn bạn thì sao? Hãy xem xét tình huống sau: Sếp gọi bạn vào họp bất ngờ. Khi bước vào phòng, bạn quan sát thấy có hai chuyên viên đang ở đó. Ngay lập tức, họ ngừng trao đổi và vội vàng gom mớ giấy tờ của mình. Họ tránh nhìn vào mắt bạn khi ra khỏi phòng. Sếp nhìn xuống đống tài liệu trên bàn rồi mới nhìn đến bạn. Bà thậm chí không mời bạn ngồi. Phản ứng của bạn ngay sau đó là gì – cảm giác chân thật nhất?
Theo bạn: Làm thế nào để vẽ nên những gì mình thấy?

Khi đưa trường hợp này ra cho một nhóm phụ nữ, chúng tôi chú ý có hai người chia sẻ về phản ứng nhiều khả năng xảy ra nhất của họ khi chuyện đó xảy ra. “Ôi, chắc tôi đã phạm lỗi gì ghê gớm lắm,” người phụ nữ thứ nhất kêu lên. “Chắc tôi sắp mất việc đến nơi. Tôi phát ốm mất!” Chúng tôi quay sang người phụ nữ thứ hai, cô đang mỉm cười. “Có lẽ họ mới bàn xong một chuyện khác,” cô nói. “Ai biết được chứ? Tôi sẽ hỏi sếp xem chuyện gì đang xảy ra.”

 

Nếu bạn đọc đến đây và cười phá lên, thì chúng tôi cũng vậy. Sự khác biệt quá lớn giữa nhóm người lạc quan và bi quan thật sự buồn cười. Người bi quan ngay lập tức chĩa mũi dùi về phía mình – cô trông đợi điều tồi tệ nhất và cho rằng mọi người đang chỉ trích mình. Nó khiến cô căng thẳng và lo lắng. Và trong khi người bi quan đang băn khoăn trong lòng thì người lạc quan lại tưởng tượng về một cuộc trò chuyện khả quan hơn và sẵn sàng đón nhận cơ hội để phát triển bản thân. Trên thực tế, cả hai người đều không biết vị sếp đang nghĩ gì, nhưng người lạc quan luôn tìm cách tránh không để cảm xúc tiêu cực nhấn chìm mình như cách người bi quan mắc vào.

Theo bạn: Làm thế nào để vẽ nên những gì mình thấy?

Tại sao hai người phụ nữ ấy lại phản ứng khác nhau đến vậy? Martin Seligman đã dành nhiều năm đi tìm câu trả lời và kết luận rằng, tính lạc quan (hoặc bi quan) của chúng ta phụ thuộc vào cách ta nhìn thực tế cuộc sống qua ba lăng kính: tính lâu dài, sự lan tỏa và tầm kiểm soát cá nhân.

Hãy nghĩ về những thất bại trong sự nghiệp của bạn (ví dụ, một quản lý cấp cao chỉ trích bạn, kết quả đánh giá công việc của bạn không tốt, suy thoái kinh tế nghiêm trọng khiến bạn mất việc).

  • Bạn nhìn nhận trải nghiệm ấy theo cách nào?
  • Bạn nghĩ đó chỉ là khó khăn tạm thời, hay bạn thấy nó sẽ tồn tại mãi?
  • Bạn cho rằng kết quả đó xảy ra do một tình huống cụ thể, hay bạn tin rằng nó còn biểu hiện cho vấn đề khác nữa?
  • Bạn quan niệm những nguyên nhân gây ra nó hoàn toàn do tác động bên ngoài hay trong tầm kiểm soát của bạn – lỗi của bạn?

Đối với người bi quan, lời chỉ trích của sếp giống như tấn công vào cá nhân họ; kết quả đánh giá công việc tồi tệ sẽ ảnh hưởng xấu đến mọi khía cạnh khác trong cuộc sống của họ trong tương lai. Tệ hơn, họ còn tin rằng mọi thứ xảy ra hoàn toàn do lỗi của mình – ngay cả việc kinh tế suy thoái khiến họ mất việc. Bỗng dưng, họ thấy tương lai sao mà ảm đạm. Rất nhiều người bi quan mà Seligman đã quan sát là ví dụ tiêu biểu của hiện tượng “tuyệt vọng được huấn luyện”. Họ tin rằng không cách gì cải thiện được kết quả, họ không buồn cố gắng nữa, và việc đó càng khiến mọi chuyện tồi tệ hơn.

 

Trong khi người lạc quan lại phản ứng hoàn toàn khác. Người lạc quan sẽ xem lời chỉ trích của sếp là một thử thách đầy hữu ích; họ sẽ không để cho bản đánh giá công việc tiêu cực kia ám ảnh mình suốt đời, và họ nhanh chóng đứng dậy sau một thất bại không thể tránh khỏi. Họ sẵn sàng đón nhận những lời khuyên giúp mình tiến bộ, họ tìm hiểu xem có điểm nào chưa đúng và bắt tay vào thực hiện. Vì thế nếu bị mất việc vì kinh tế khủng hoảng, họ vẫn thất vọng nhưng có thể xốc lại tinh thần và suy nghĩ xem mình nên làm gì tiếp theo.

Theo bạn: Làm thế nào để vẽ nên những gì mình thấy?

Người lạc quan và bi quan cũng phản ứng khác nhau khi đối mặt với điều tích cực. Hãy nghĩ về một trường hợp tốt đẹp mà bạn từng trải nghiệm (ví dụ như một quản lý cấp cao khen ngợi bạn, bạn được thăng chức, đơn vị của bạn đạt mục tiêu đề ra). Bạn cảm thấy thế nào? Sau đây là những gì người bi quan sẽ nói: “Tôi chỉ may mắn thôi. Phúc bất trùng lai. Cuối cùng thì mọi thứ cũng chẳng khác trước là mấy. Tôi vẫn vậy mà!” Đương nhiên là khi người bi quan luôn nhận nhiều lỗi về mình khi gặp thất bại thì họ cũng ít dám đón nhận công sức về phần mình khi đạt được thành công. “Chắc là có gì nhầm lẫn rồi,” họ trầm tư, “và khi họ biết ra thì tôi vẫn bị sa thải thôi”.

 

Ngược lại, người lạc quan chào đón tin tốt lành bằng kiểu suy nghĩ: “Mình giỏi quá! Mình đã làm việc cật lực để đưa công ty đến thành công và mình được đền đáp xứng đáng. Giờ thì không gì có thể cản trở được chúng ta!” Khi điều tốt đẹp xảy ra, người lạc quan cho phép mình tận hưởng nó. Thành công buộc họ tiến về phía trước và tìm kiếm những cơ hội học hỏi to lớn hơn, để gặt hái được những thành công rực rỡ hơn. Đối với người lạc quan, tin tốt lành sẽ mang đến một ngày đẹp trời và hơn thế nữa.

 

Dĩ nhiên đây chỉ là bức biếm họa về mức độ cực đoan của lạc quan và bi quan. Đa số chúng ta nằm ở khoảng trung bình của hai thái độ trên và sẽ có ích nếu bạn xác định được xuất phát điểm của mình.

 

Khi hiểu việc định hướng thực tế mang dấu ấn cá nhân như thế nào, bạn sẽ dễ dàng lựa chọn xem có nên tiếp tục là chính bản thân mình hay nên tiếp thu lối suy nghĩ mới. Các nhà nghiên cứu cho biết khoảng 50% thái độ sống của chúng ta là do gen di truyền quyết định. Người bi quan không thể – hoặc không mong muốn – thay đổi toàn bộ thiên hướng của mình. Nhưng bạn vẫn có thể “học” tính lạc quan bằng cách làm theo một số chiêu nho nhỏ. Và người lạc quan sẽ nhận ra rằng mình có thể ứng dụng thái độ sống tích cực thường xuyên hơn để giúp người khác nhìn thấy cơ hội.

 

Định hướng khởi nguồn bằng việc phá bỏ những thói quen vô thức gây hủy hoại bản thân – vòng xoáy tiêu cực đó thường để lại hậu quả về lâu về dài. Trong chương tiếp theo, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách nhìn nhận hoàn cảnh một cách thực tế hơn, biết cách chuyển hóa ý nghĩa sự việc và biến thất bại thành cơ hội phát triển bản thân. Chúng tôi sẽ dẫn dắt bạn trong suốt quá trình chống lại cái nhìn méo mó về thực tế mà nỗi sợ hãi, bất an mang lại rồi bắt tay vào hành động. Nghe kỳ bí quá chăng? Thưa không.

-Sưu tầm-

Chân lý cuộc sống

Stt tâm trạng viết cho những năm tháng tuổi trẻ chênh vênh

Stt tâm trạng viết cho những năm tháng tuổi trẻ chênh vênh

Những năm tháng tuổi trẻ là khoảng thời gian đầy...
27/04/2018
STT hãy như hoa hướng dương hướng niềm tin tươi đẹp về phía mặt trời

STT hãy như hoa hướng dương hướng niềm tin tươi đẹp về phía mặt trời

Mỗi loài vật tồn tại trên mặt đất này đều có...
20/02/2019
Stt tâm trạng viết cho quãng thời gian khó khăn của tuổi trưởng thành

Stt tâm trạng viết cho quãng thời gian khó khăn của tuổi trưởng thành

Sẽ đến một thời điểm bạn thấy mọi thứ trong cuộc...
28/10/2018
STT tuổi 20 ta dần học cách giúp mình trưởng thành và mạnh mẽ

STT tuổi 20 ta dần học cách giúp mình trưởng thành và mạnh mẽ

Tuổi 20 chưa già, nhưng nói còn trẻ thì không hẳn...
01/11/2020
STT đừng bao giờ bắt em buông tay anh, em không thể làm được

STT đừng bao giờ bắt em buông tay anh, em không thể làm được

Tình yêu đâu phải lúc nào cũng màu hồng. Bởi vậy...
23/02/2019
12 cách thiết thực giúp bạn kiểm soát tốt đồng tiền mồ hôi xương máu

12 cách thiết thực giúp bạn kiểm soát tốt đồng tiền mồ hôi xương máu

Xã hội bây giờ ai cũng mải chạy theo đồng tiền,...
31/07/2020
STT chẳng biết mai sau như thế nào nên đừng vội cười người khác

STT chẳng biết mai sau như thế nào nên đừng vội cười người khác

Trong cuộc đời mỗi con người khó tránh khỏi những...
06/08/2019
Tổng hợp những Stt ý nghĩa giúp ta sống có trách nhiệm hơn

Tổng hợp những Stt ý nghĩa giúp ta sống có trách nhiệm hơn

Từ xưa đến nay, con người vẫn được xem là tế bào...
14/08/2016
Những stt hay xứng đáng trở thành châm ngôn sống của phụ nữ

Những stt hay xứng đáng trở thành châm ngôn sống của phụ nữ

Là phụ nữ, đừng cố sống chạy theo một ai mà hãy...
25/04/2018
Học cách chấp nhận bản thân, học cách hài lòng với bản thân

Học cách chấp nhận bản thân, học cách hài lòng với bản thân

Sự hài lòng chủ yếu được xác định bởi mức độ hài...
09/09/2020