Giải Bài 4 trang 84 SGK Toán 7 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC). Trên cạnh BC lấy điểm N sao cho BA = BN

    Đề bài

    Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC). Trên cạnh BC lấy điểm N sao cho BA = BN. Kẻ \(BE \bot AN\)(E ∈ AN).

    a) Chứng minh rằng BE là tia phân giác của giác ABN.

    b) Kẻ đường cao AH của tam giác ABC. Gọi K là giao điểm của BH với CE. Chứng minh rằng NK // CA.

    c) Đường thẳng BK cắt AC tại F. Gọi G là giao điểm của đường thẳng AB với NF. Chứng minh rằng tam giác GBC cân. 

    Phương pháp giải - Xem chi tiết

    a) Ta chứng minh \(\widehat {ABE} = \widehat {NBE}\) bằng cách chứng minh 2 tam giác BAF và BNF bằng nhau .

    b) Ta chứng minh NK song song với CA do có 2 góc so le trong bằng nhau

    c) Ta chứng minh góc BGC bằng góc BCG

    Lời giải chi tiết

    a)      Xét \(\Delta BAE\)và\(\Delta BNE\) có :

    BA = BN (giả thiết)

    BF cạnh chung

    \(\widehat {BEA} = \widehat {BEN}\)

    \( \Rightarrow \Delta BAE = \Delta BNE\)(cạnh huyền-cạnh góc vuông)

    \( \Rightarrow \widehat {ABF} = \widehat {NBF}\)(góc tương ứng)

    \( \Rightarrow \) BE là phân giác của góc ABN

    b)      Vì K là giao của 2 đường cao \( \Rightarrow \)K là trực tâm tam giác ABN

    \( \Rightarrow \) KN vuông góc với AB(1)

    Vì CA vuông góc với AB ( tam giác ABC vuông tại A)(2)

    Từ (1) và (2) \( \Rightarrow \) KN song song với CA (quan hệ cùng vuông góc với 1 đường)

    c)      Ta có \(\Delta BAF = \Delta BNF(c - g - c)\)do có :

    \(\widehat {BEA} = \widehat {BEN}\)

    BF cạnh chung

    BN = BA

    \( \Rightarrow \widehat {BNF} = \widehat {BAF}\)(2 góc tương ứng).

    Mà \(\widehat {BAF} = 90^\circ \)

    \( \Rightarrow \widehat {BNF} = \widehat {BAF} = {90^o}\)

    \( \Rightarrow GN \bot BC\)

    Ta có CA và GN là 2 đường cao của tam giác GBC

    \( \Rightarrow \)F là trực tâm của tam giác GBC

    \( \Rightarrow \)BF vuông góc với GC tại P

    Xét \(\Delta BGP\)và\(\Delta BCP\)ta có :

    BP cạnh chung

    \(\widehat {BPC} = \widehat {BPG} = {90^o}\)

    \(\widehat {PBC} = \widehat {PBG}\)

    \( \Rightarrow \Delta BGP = \Delta BCP(c - g - c)\)

    \( \Rightarrow BC = BG\)(2 cạnh tương ứng)

    \( \Rightarrow \)Tam giác GBC cân tại B 

    SGK Toán 7 - Chân trời sáng tạo

    Để học tốt SGK Toán 7 - Chân trời sáng tạo, loạt bài giải bài tập SGK Toán 7 - Chân trời sáng tạo đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

    Giải Toán 7 tập 1 - Chân trời sáng tạo

    Giải Toán 7 tập 2 - Chân trời sáng tạo

    Chương 1. Số hữu tỉ

    Chương 2. Số thực

    Chương 3. Các hình khối trong thực tiễn

    Chương 4. Góc và đường thẳng song song

    Chương 5. Một số yếu tố thống kê

    Chương 6. Các đại lượng tỉ lệ

    Chương 7. Biểu thức đại số

    Chương 8. Tam giác

    Chương 9. Một số yếu tố xác suất

    Lớp 7 | Các môn học Lớp 7 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 7 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 7 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2025 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Ngữ Văn

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Khoa Học Tự Nhiên

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật

    Hoạt động trải nghiệm & Hướng nghiệp