Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 3 lịch sử 8 - Đề số 7 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 3 lịch sử 8 - Đề số 7 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

    Đề bài

    I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

    Câu 1. Đâu là phong trào kháng chiến của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền Trung trong những năm cuối thế kỉ XIX?

    A. Cuộc đấu tranh của người Thượng, người Khơme cùng người Kinh.

    B. Cuộc đấu tranh do Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước cầm đầu.

    C. Cuộc đấu tranh của các tù trưởng Nơ-trang Gư, Ama Con cầm đầu. 

    D. Cuộc đấu tranh của Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Giáp cầm đầu.

    Câu 2. Phong trào nông dân Yên Thế trong giai đoạn 1884-1892 có điểm gì nổi bật?

    A. Các toán quân hoạt động riêng rẽ, thủ lĩnh có uy tín nhất là Đề Nắm.

    B. Vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở.

    C. Liên tiếp phải chống lại các cuộc càn quét lớn của thực dân Pháp.

    D. Giảng hòa để chuẩn bị lực lượng đấu tranh.

    Câu 3. Tình hình kinh tế - xã hội Bắc Kì ở giữa thế kỉ XIX có điểm gì nổi bật?

    A. Hình thành các đô thị tập trung đông dân cư.

    B. Nông nghiệp sa sút, thủ công nghiệp phát triển mạnh.

    C. Nông nghiệp sa sút, nông dân phải đi phiêu tán.

    D. Kinh tế công thương nghiệp phát triển mạnh.

    Câu 4. Đâu là lí do khiến thực dân Pháp tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế trong giai đoạn 1909-1913?

    A. Quân của Đề Thám dính líu đến vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội.

    B. Quân của Đề Thám dính líu đến phong trào kháng thuế ở Trung Kì.

    C. Do Đề Thám có liên lạc với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.

    D. Do Đề Thám tổ chức ám sát viên toàn quyền Pháp ở Hà Nội.

    II. TỰ LUẬN (6 điểm)

    Câu 1: (2 điểm) Em hãy trình bày nội dung một số đề nghị cải cách tiêu biểu ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX?

    Câu 2: (4 điểm) Em hãy hoàn thành bảng so sánh khởi nghĩa nông dân Yên Thế và phong trào Cần vương theo mẫu sau:

    Tiêu chí so sánh

    Phong trào Cần vương

    Khởi nghĩa nông dân Yên Thế

    Thời gian

     

     

    Mục đích đấu tranh

     

     

    Thành phần lãnh đạo

     

     

    Lực lượng tham gia

     

     

    Địa bàn hoạt động

     

     

     

    Lời giải chi tiết

    ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

    I. TRẮC NGHIỆM

    1

    2

    3

    4

    B

    A

    C

    A

    Câu 1.

    Phương pháp: sgk trang 133.

    Cách giải: 

    - Đáp án A: phong trào kháng chiến ở Nam Kì.

    - Đáp án B: phong trào kháng chiến ở miền Trung.

    - Đáp án C: phong trào kháng chiến ở Tây Nguyên.

    - Đáp án D: phong trào kháng chiến ở Tây Bắc.

    Chọn: B

    Câu 2.

    Phương pháp: sgk trang 132.

    Cách giải:

    - Từ năm 1884 đến 1892: nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ ở Yên Thế, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Thủ lĩnh có uy tín nhất lúc đó là Đề Nắm. Sau khi Đề Nắm mất, Đề Thám trở thành chỉ huy tối cao của phong trào (đáp án A).

    - Từ năm 1893 đến 1908: thời kì nghĩa quân vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở (Đáp án B, D).

    - Từ năm 1909 đến 1913: Pháp tập trung lực lượng tổ chức tấn công lên Yên Thế. Trải qua nhiều trận càn liên tiếp, lực lượng nghĩa quân ngày càng hao mòn. Đầu năm 1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã (Đáp án C).

    Chọn: A

    Câu 3.

    Phương pháp: sgk trang 131.

    Cách giải:

    Giữa thế kỉ XIX, sự sa sút về nông nghiệp đã khiến nhiều nông dân vùng đồng bằng Bắc Kì buộc phải rời quê hương đi tìm nơi khác sinh sống. Trong đó một bộ phận kéo lên Yên Thế, lập làng, tổ chức sản xuất.

    Chọn: C

    Câu 4.

    Phương pháp: sgk trang 131, suy luận.

    Cách giải:

    Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội, phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế. Tuy nhiên đây chỉ là cái cớ vì thực chất thời kì này thực dân Pháp đã đàn áp xong các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương, cần phải ổn định tình hình ở khu vực trung du miền núi phía Bắc để tập trung vào khai thác nên muốn nhanh chóng dẹp yên cuộc đấu tranh của nông dân Yên Thế.

    Chọn: A

    II. TỰ LUẬN

    Câu 1.

    Phương pháp: sgk trang 135.

    Cách giải:

    Nội dung cải cách của những sĩ phu tiêu biểu ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX bao gồm:

    - Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế (1868): xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định). Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.

    - Nguyễn Trường Tộ (1863 - 1871): đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại. phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục, …

    - Nguyễn Lộ Trạch (1877 - 1882): đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

    Câu 2.

    Phương pháp: So sánh.

    Cách giải:

    Tiêu chí so sánh

    Phong trào Cần vương

    Khởi nghĩa nông dân Yên Thế

    Thời gian

     

    Diễn ra trong 10 năm (1885 - 1896), trong thời kì Pháp bình định Việt Nam.

     

    Diễn ra trong 30 năm (1884 - 1913), trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

    Mục đích đấu tranh

     

    Đánh Pháp giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến.

    Đánh Pháp để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất, giữ làng.

    Thành phần lãnh đạo

    Văn thân, sĩ phu.

     

    Nông dân.

    Lực lượng tham gia

    Văn thân, sĩ phu, nông dân

    Nông dân

    Địa bàn

    hoạt động

    Các tỉnh Trung và Bắc Kì.

     

    Chủ yếu ở Yên Thế (Bắc Giang) và một số tỉnh Bắc Kì.

    Xemloigiai.com

    SGK Lịch sử lớp 8

    Giải bài tập lịch sử lớp 8 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập lịch sử 8 giúp để học tốt môn lịch sử 8

    LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)

    LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)

    Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải

    LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918

    Đề thi học kì 2 mới nhất có lời giải

    Chương I. THỜI XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN (Từ giữa thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX)

    Chương II. CÁC NƯỚC ÂU - MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX

    Chương III. CHÂU Á THẾ KỈ XVIII - ĐẦU THẾ KỈ XX

    Chương IV. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918)

    Chương I. CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ

    Chương II. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)

    Chương III. CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)

    Chương IV. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945)

    Chương V. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC - KĨ THUẬT VÀ VĂN HÓA THẾ GIỚI NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX

    Chương I. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XĨ

    Chương II. XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918

    Xem Thêm

    Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật