Câu 80 trang 129 Sách bài tập Hình học 11 Nâng cao

Giải bài tập Câu 80 trang 129 Sách bài tập Hình học 11 Nâng cao

    Đề bài

    Cho hình chóp đều S.ABCD cạnh đáy bằng a.

    a) Tính góc tạo bởi mặt phẳng chứa mặt bên và mặt đáy. Tính góc tạo bởi hai mặt phẳng chứa hai mặt bên liên tiếp nếu chiều cao hình chóp bằng a.

    b) Xét mặt phẳng (P) đi qua điểm A, song song với CD và vuông góc với mp(SCD), chia tam giác SCD thành hai phần với tỉ số diện tích bằng \({1 \over 8}\) (phần thứ nhất chứa đỉnh). Tính diện tích thiết diện của hình chóp khi cắt bời mặt phẳng (P).

    Lời giải chi tiết

    a) ● Gọi E là trung điểm của AB và H là tâm của hình vuông ABCD. Khi ấy SHE là tam giác vuông tại H và \(AB \bot \left( {SHE} \right)\). Vậy góc giữa mặt phẳng (SAB) và mặt phẳng đáy (ABCD) là \(\widehat {SEH}\).

    Đặt \(\widehat {SEH} = \alpha \) thì \(\tan \alpha  = {{2h} \over a}\left( {SH = h} \right)\).

    Tương tự như trên ta có góc giữa các mặt phẳng chứa mỗi mặt bên còn lại của hình chóp với mặt phẳng đáy (ABCD) cũng bằng α và \(\tan \alpha  = {{2h} \over a}\).

    ● Khi h = a thì góc tạo bởi mỗi mặt phẳng chứa mặt bên và mặt phẳng đáy bằng α và tanα = 2.

    Kẻ \(H{C_2} \bot SC\) thì ta có \(mp\left( {B{C_2}D} \right) \bot SC\).

    Vậy góc giữa mp(SBC) và mp(SDC) bằng \(\widehat {B{C_2}D}\) hoặc \({180^0} - \widehat {B{C_2}D}\).

    Ta tính \(\widehat {B{C_2}D}\)

    Dễ thấy

     \(\eqalign{  & H{C_2} = {{HC.H{\rm{S}}} \over {SC}}  \cr  &  = {{{{a\sqrt 2 } \over 2}.{\rm{a}}} \over {\sqrt {{{2{{\rm{a}}^2}} \over 4} + {a^2}} }} = {{a\sqrt 2 } \over {\sqrt 6 }} = {a \over {\sqrt 3 }} \cr} \)

    Từ đó

    \(\eqalign{  & BC_2^2 = H{B^2} + HC_2^2  \cr  &  = {{{a^2}} \over 2} + {{{a^2}} \over 3} = {{5{{\rm{a}}^2}} \over 6} \cr} \)

    Đặt \(\beta  = \widehat {B{C_2}D}\) thì

    \(\eqalign{  & B{{\rm{D}}^2} = BC_2^2 + DC_2^2 - 2B{C_2}.D{C_2}\cos \beta   \cr  &  \Leftrightarrow 2{a^2} = {{5{a^2}} \over 6} + {{5{a^2}} \over 6} - 2.{{5{a^2}} \over 6}\cos \beta  \cr  &  = 2.{{5{a^2}} \over 6}\left( {1 - \cos \beta } \right)  \cr  &  \Leftrightarrow 1 = {5 \over 6}\left( {1 - \cos \beta } \right) \Rightarrow \cos \beta  = 1 - {6 \over 5} =  - {1 \over 5} \cr} \)

    Vậy góc giữa mp(SBC) và mp(SCD) là \({180^0} - \beta \)  mà \(\cos \beta  =  - {1 \over 5}\).

    Tương tự như trên, ta có góc giữa hai mặt chứa hai bên mặt bên liên tiếp cũng được xác định bởi β mà \(\cos \beta  =  - {1 \over 5}\) .

    b) Vì (P) đi qua A và song song với CD nên (P) chứa cạnh AB. Do (P) vuông góc với (SCD) nên (P) chứa EF1 vuông góc với mặt phẳng (SCD). Dễ thấy F1 thuộc SF, trong đó F là trung điểm của CD.

    Mặt khác (P) chia tam giác SCD thành hai phần mà tỉ số diện tích hai phần bằng \({1 \over 8}\) nên \({{S{F_1}} \over {SF}} = {1 \over 3}\).

    Khi ấy thiết diện của hình chóp S.ABCD cắt bới (P) là hình thang cân ABC1D1 mà \({C_1}{D_1} = {1 \over 3}C{\rm{D}} = {a \over 3}\)  với đường cao EF1.

    Ta có

    \(\eqalign{  & {S_{AB{C_1}{D_1}}} = {1 \over 2}\left( {AB + {C_1}{D_1}} \right).E{F_1}  \cr  &  = {1 \over 2}\left( {a + {a \over 3}} \right)E{F_1} = {{2a} \over 3}.E{F_1} \cr} \)

    Ta tính EF1

     

    Vì \(S{H_1}.SH = S{F_1}.SF = {1 \over 3}S{F^2}\)

    nên \({{S{H_1}} \over {SH}} = {1 \over 3}.{{S{F^2}} \over {S{H^2}}}\)

    Mặt khác \(HE = HF,S{F_1} = {1 \over 2}{F_1}F\)

    nên dễ thấy \({{S{H_1}} \over {SH}} = {1 \over 2}\),

    từ đó \({{S{H^2}} \over {S{F^2}}} = {2 \over 3} \Rightarrow {{SH} \over {SF}} = {{\sqrt 6 } \over 3}\).

    Ta lại có \({{SH} \over {SF}} = \sin \widehat {SFH} = {{E{F_1}} \over {EF}} = {{E{F_1}} \over a}\).

    Vậy \(E{F_1} = {{a\sqrt 6 } \over 3}\).

    Từ đó \({S_{AB{C_1}{D_1}}} = {{2{\rm{a}}} \over 3}.{{a\sqrt 6 } \over 3} = {{2{{\rm{a}}^2}\sqrt 6 } \over 9}\).

    Xemloigiai.com

    SBT Toán lớp 11 Nâng cao

    Giải sách bài tập toán hình học và đại số lớp 11. Giải chi tiết tất cả câu hỏi trong các chương và bài chi tiết trong SBT hình học và đại số toán 11 nâng cao với cách giải nhanh và ngắn gọn nhất

    ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH SBT 11 NÂNG CAO

    HÌNH HỌC SBT 11 NÂNG CAO

    CHƯƠNG 1: HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC VÀ PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC

    CHƯƠNG 2: TỔ HỢP VÀ XÁC SUẤT

    CHƯƠNG 3: DÃY SỐ, CẤP SỐ CỘNG VÀ CẤP SỐ NHÂN

    CHƯƠNG 4: GIỚI HẠN

    CHƯƠNG 5: ĐẠO HÀM

    CHƯƠNG 1: PHÉP DỜI HÌNH VÀ PHÉP ĐỒNG DẠNG

    CHƯƠNG 2: ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG

    CHƯƠNG 3. VECTƠ KHÔNG GIAN. QUAN HỆ VUÔNG GÓC

    Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Tác giả & Tác phẩm