Các dạng toán về thứ tự thực hiện phép tính

Các dạng toán về thứ tự thực hiện phép tính

    I. Thực hiện phép tính

    Phương pháp:

    1. Đối với biểu thức không có dấu ngoặc :

    + Nếu phép tính chỉ có cộng, trừ hoặc chỉ có nhân, chia, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

    + Nếu phép tính có cả cộng , trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân chia, cuối cùng đến cộng trừ.

    Lũy thừa \( \to \)  nhân và chia \( \to \)  cộng và trừ.

    2. Đối với biểu thức có dấu ngoặc.

    Nếu biểu thức có các dấu ngoặc : ngoặc tròn ( ), ngoặc vuông [ ], ngoặc nhọn { }, ta thực hiện phép tính theo thứ tự : \(\left( {} \right) \to \left[ {} \right] \to \left\{ {} \right\}\)

    Ví dụ: Thực hiện phép tính

    a) $12+5+36$

    $=17+36$

    $=43$

    b) $20 – [ 30 – (5 – 1)^2]$

    $=20-[30-4^2]$

    $=20-[30-16]$

    $=20-14$

    $=6$

    II. Tìm số hạng chưa biết trong một đẳng thức

    Phương pháp:

    Để tìm số hạng chưa biết, ta cần xác định rõ xem số hạng đó nằm ở vị trí nào (số trừ, số bị trừ, hiệu, số chia,…). Từ đó xác định được cách biến đổi và tính toán.

    Ví dụ:

    Tìm số tự nhiên $x$, biết:

    a) $70 – 5.(x – 3) = 45$

    Ta coi $5(x-3)$ làm một ẩn số cần tìm.

    => $5(x-3)$ là số trừ trong phép trừ trên.

    $70 – 5.(x – 3) = 45$

    $5.(x-3)=70-45$

    $5.(x-3)=25$

    $x-3=25:5$

    $x-3=5$

    $x=5+3$

    $x=8$

    b) $10 + 2x = 4^5: 4^3$

    $10+2x=4^{5-3}$

    $10+2x=4^2$

    $10+2x=16$

    $2x=16-10$

    $2x=6$

    $x=3$

    III. So sánh giá trị các biểu thức

    Phương pháp:

    Tính riêng giá trị từng biểu thức rồi so sánh.

    Ví dụ:

    So sánh A và B biết:

    $A=125 - 2.[56 - 48 : (15 - 7)]$ và $B=75 - 25.10 + 25.13 + 180$

    Giải:

    Ta có:

    +) $A=125 - 2.[56 - 48 : (15 - 7)]$

    $A=125-2.[56-48:8]$

    $A=125-2.[56-6]$

    $A=125-2.50$

    $A=125-100=25$

    +) $B=75 - 25.10 + 25.13 + 180$

    $B=75+25.13-25.10+180$

    $B=75+25.(13-10)+180$

    $B=75+25.3+180$

    $B=75+75+180$

    $B=150+180=330$

    Vậy $A<B$

    Toán lớp 6 - Kết nối tri thức

    Giải bài tập Toán lớp 6 Tập 1, Tập 2 Kết nối tri thức và cuộc sống, giúp soạn toán 6 hay nhất đầy đủ lý thuyết, bài tập, công thức phần số học và hình học sách giáo khoa Toán lớp 6

    GIẢI TOÁN 6 TẬP 1 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

    GIẢI TOÁN 6 TẬP 2 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

    CHƯƠNG I. TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN

    CHƯƠNG II. TÍNH CHIA HẾT TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN

    CHƯƠNG III. SỐ NGUYÊN

    CHƯƠNG IV. MỘT SỐ HÌNH PHẲNG TRONG THỰC TIỄN

    CHƯƠNG V.TÍNH ĐỐI XỨNG CỦA HÌNH PHẲNG TRONG TỰ NHIÊN

    HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM KÌ 1

    CHƯƠNG VI. PHÂN SỐ

    CHƯƠNG VII.SỐ THẬP PHÂN

    CHƯƠNG VIII. NHỮNG HÌNH HÌNH HỌC CƠ BẢN

    CHƯƠNG IX. DỮ LIỆU VÀ XÁC SUẤT THỰC NGHIỆM

    HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM KÌ 2

    ÔN TẬP ÔN TẬP CUỐI NĂM

    Lớp 6 | Các môn học Lớp 6 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 6 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 6 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Ngữ Văn

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Khoa Học Tự Nhiên

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật

    Hoạt động trải nghiệm & Hướng nghiệp