Nếu không muốn các triệu chứng của ngày “đèn đỏ” thêm trầm trọng hãy tránh 7 điều này
1. Trong thời gian có kinh vẫn có thể học tập bình thường, nhưng tránh hoạt động thể lực và tinh thần quá sức, cố gắng đảm bảo thời gian ngủ nghỉ.
2. Máu kinh là nơi cực kì thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển, mà cổ tử cung trong thời gian có kinh lại ở trạng thái mở, những thứ dơ bẩn có thể dễ dàng lọt vào cổ tử cung, gây ra nhiễm khuẩn. Vì vậy, trong thời gian có kinh càng cần giữ gìn vệ sinh cơ thể.
3. Bị lạnh có thể khiến các mạch máu trong tử cung và khung chậu co lại quá mức, gây đau bụng kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt, vì vậy, cần chú ý sức khỏe, đặc biệt cần giữ ấm cho vùng bụng và hai chân.
4. Trà và cà phê là những loại đồ uống có nhiều caffeine – một chất kích thích trí não tỉnh táo, giảm buồn ngủ. Thế nhưng, nếu sử dụng nhiều những loại đồ uống này khi đang “rớt dâu” có thể làm tăng thêm sự căng thẳng, bồn chồn hay khó chịu cho bạn gái.
5. Vào những ngày có kinh nguyệt, bạn gái thường bị đau mỏi lưng. Tưởng chừng việc đấm lưng để giảm đau là điều hết sức bình thường và nên làm. Nhưng thực thế lại hoàn toàn trái ngược. Các chuyên gia sản khoa khuyên rằng nữ giới không nên tác động mạnh vào vùng lưng trong những ngày này, vì nó có thể khiến cho tình trạng tụ máu khoang chậu nghiêm trọng hơn, làm tăng cảm giác đau.
6. Vùng kín đặc biệt nhạy cảm khi có kinh nguyệt. Vì thế nếu như chị em mặc quần quá bó sát sẽ khiến cho khu vực này bị sưng nề. Đồng thời, quần lót bí chật thì mồ hôi sẽ khó thấm hút. “Tam giác giới tính” dễ bị viêm nhiễm hơn, gây ngứa ngáy và nguy cơ về viêm âm đạo.
7. Vào khoảng thời gian “đèn đỏ”, âm đạo sẽ giãn rộng hơn, máu kinh đẩy ra ngoài liên tục. Nên nếu ngâm tắm trong bồn, vi khuẩn sẽ dễ dàng trú ngụ và gây bệnh phụ khoa. Các bạn gái nên tắm đứng, dưới vòi hoa sen, xối rửa nhẹ nhàng và không dùng vòi xịt để xịt trực tiếp vào vùng kín.
Lời kết: Trên đây là những nguyên tắc cơ bản bảo vệ sức khỏe trong thời gian có kinh. Chị em phụ nữ cần lưu ý để bảo vệ cho cơ thể luôn khỏe mạnh nhé!