Thuyết minh về một nét đẹp văn hóa ở Việt Nam ( lễ Giáng Sinh )

Ngoài những ngày lễ quan trọng trong năm, thì có một lễ mà mọi người rất trông mong đó là lễ Gíang Sinh.

    Dàn ý

    1. Mở bài

    - Giới thiệu đối tượng thuyết minh: lễ Giáng Sinh.

    2. Thân bài

    a. Nguồn gốc xuất xứ

    - Du nhập vào Việt Nam từ thời Pháp thuộc, trẻ em Việt Nam đã rất quen thuộc với lễ hội này.

    - Đây là lễ mừng Chúa giáng sinh xuống trần gian để cứu rỗi cho loài người của Thiên Chúa.

    b. Đặc điểm, ý nghĩa

    - Đường phố và các khu thương mại đã rất rực rỡ vì những đồ trang hoàng cho lễ giáng sinh.

    - Những hình ảnh làm trẻ em say mê: xe tuần lộc chở ông già Noel đi phát quà, các phong cảnh Giáng Sinh với tuyết rơi được xây dựng với rất nhiều ông già Noel rực rỡ đèn chăng với đông đảo các tín đồ đi dự lễ.

    - Cảnh ngôi sao lạ dẫn đường ba vua đến trước hang đá có Đức me, Thánh Giá và Chúa hài đồng nằm trong máng cỏ, nằm xung quanh có các mục đồng và các chiên lừa thở hơi sưởi ấm.

    - Những cây Noel trang hoàng thật lộng lẫy cùng các gói quà và các giấy kim tuyến tượng trưng tơ nhện trong mỗi cửa hàng , mỗi nhà.

    - Vào ngày này thì đường phố kẹt cứng vì mọi người đều túa ra đường, người thì đi biếu quà Giáng Sinh, người thì đi lễ, người thì chỉ đi để mà có được cái không khí háo hức của ngày lễ hội.

    - Đối với các em thiếu nhi thích nhất vẫn là được mặc bộ đồ ông già Noel và viết thư xin quà ông già Noel.

    - Để xin quà các em phải hứa sẽ ngoan ngoãn, biết vâng lời người lớn và học hành chăm chỉ.

    3. Kết bài

    Lễ Giáng sinh thật là một dịp vui vẻ và bận rộn đối với tất cả mọi người.


    Bài mẫu

         Văn hóa Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú bởi những lễ hội và phong tục truyền thống. Một trong những lễ hội lớn được Việt Nam du nhập từ phương Tây là lễ Giáng sinh.

         Ngày lễ Giáng sinh (còn được gọi là lễ Noel hay lễ Thiên chúa Giáng sinh, X-mas, Christmas) là một ngày lễ quốc tế để kỷ niệm chúa Jesus ra đời. Khởi đầu, nguồn gốc ngày lễ Giáng sinh bắt đầu từ những người theo đạo Kitô. Tuy nhiên, qua thời gian, lễ Giáng sinh đã trở thành một ngày lễ quốc tế và được biết đến nhiều hơn với cây thông và ông già Noel.

         Theo lịch Do Thái thì thời điểm bắt đầu ngày mới là hoàng hôn chứ không phải lúc nửa đêm. Bởi vậy, dù lễ Giáng sinh được cử hành chính thức vào ngày 25/12 nhưng người ta thường chúc mừng từ tối 24/12. "Lễ vọng" vào đêm 24/12 thu hút lượng người tham dự đông đảo hơn "lễ chính ngày" vào 25/12. 

         Có lẽ, hầu hết mọi người đều biết về ý nghĩa của ngày lễ Giáng sinh theo đạo Thiên Chúa. Tuy nhiên, Noel còn là ngày lễ của gia đình, là dịp đặc biệt để mọi thế hệ trong gia đình cùng quây quần bên nhau. Trong dịp này, những thành viên sẽ tạo dựng kỉ niệm, biểu lộ và duy trì tình cảm với nhau. Noel cũng có thể được coi là một buổi lễ của trẻ em. Đêm Giáng sinh là một đêm kỳ diệu mà mọi ước nguyện của những đứa trẻ sẽ trở thành sự thật. Ngoài ra, ngày lễ Giáng sinh còn mang theo thông điệp của hòa bình, mọi người cùng sẻ chia với những người cô đơn, già yếu, bệnh hoạn hay những ai bị bỏ rơi. 

         Trong dịp lễ Giáng sinh, người ta thường treo một ngôi sao ở vị trí trang trọng nhất tại các cơ sở tôn giáo. Bởi theo truyền thuyết về nguồn gốc ngày lễ giáng sinh, vào thời khắc chào đời của Chúa, trên bầu trời đã xuất hiện một ngôi sao tỏa ánh sáng rực rỡ dẫn đường cho 3 vị vua tìm đến nơi Chúa ra đời.

     

         Đối với các em thiếu nhi thích nhất vẫn là được mặc bộ đồ ông già Noel và viết thư xin quà ông già Noel. Đổ xin quà các em phải hứa sẽ ngoan ngoãn, biết vâng người lớn và học hành chăm chỉ. Đó cũng là một cách giúp các em tăng tiến về tính  hạnh và trước khi đi ngủ tối 24/12, các em sẽ treo đôi tất ở đầu giường để ông già Noel đi qua sẽ bỏ quà vô đó: đây thật là những niềm vui thần tiên của tuổi ấu thơ.

         Vì mùa Giáng sinh trước đây cùng là mùa nghỉ đông, nên thường các trường nhất là trường dòng đều được nghỉ một tuần, vì thế các em tráng nhi lại có dịp chơi xa với gia đình hay đi trại với các hội đoàn. Cả tháng trước Noel ở trường em tập văn nghệ, tập đọc lời chúc mừng và cám ơn Ban Giám hiệu và thầy cô để chuẩn bị cho buổi trình diễn ở trường trước khi nghỉ lễ cũng như bận rộn, thích và hãnh diện làm báo tường (bích báo) với các bài liên hệ tới mùa Giáng Sinh và Tết Tây (tết Dương Lịch). Các em lại còn thích xem bao nhiêu là thiệp (card) đẹp hoặc bận rộn trổ tài làm lấy thiệp để chức mừng, cám ơn bố mẹ, thầy cô tặng bạn bè, cũng như phụ với bố mẹ chọn mua các đồ gắn cây thông Noel và mua quà tặng bố mẹ, thầy cô, bạn bè.

         Lễ Giáng sinh thật là một dịp vui vẻ và bận rộn mà thích ơi là thích đối với các em, và cũng là dịp để các em (tráng và ấu nhi) sửa đối và làm tính hạnh mình tốt hơn, hoàn hảo hơn theo các lời giảng của các vị linh mục tại các buổi lễ chuẩn bị đón chúa Giáng sinh: làm việc lành, kính Chúa, yêu người.

    Xemloigiai.com

    Văn mẫu lớp 8

    Những bài văn phân tích, cảm nhận, dàn ý, bình giảng, bình luận hay nhất trong Văn mẫu lớp 8 gồm các bài văn thuộc dạng nghị luận xã hội, nghị luận văn học, biểu cảm, thuyết minh, tự sự hay nhất trong tác phẩm văn học cùng các các vấn đề xã hội nhanh nhất, chính xác nhất

    Các dạng đề về tác phẩm văn học

    Văn tự sự

    Nghị luận xã hội

    Văn thuyết minh

    Các bài tập làm văn

    Tôi đi học - Thanh Tịnh

    Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng

    Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố

    Lão Hạc - Nam Cao

    Cô bé bán diêm - An-đéc-xen

    Đánh nhau với cối xay gió - Xéc-van-téc

    Chiếc lá cuối cùng - O Hen-ri

    Hai cây phong - Ai-ma-tốp

    Thông tin về ngày trái đất năm 2000

    Ôn dịch, thuốc lá

    Bài toán dân số

    Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác - Phan Bội Châu

    Đập đá ở Côn Lôn - Phan Châu Trinh

    Muốn làm thằng cuội - Tản Đà

    Hai chữ nước nhà - Trần Tuấn Khải

    Nhớ rừng – Thế Lữ

    Ông đồ – Vũ Đình Liên

    Quê hương – Tế Hanh

    Khi con tu hú – Tố Hữu

    Tức cảnh Pác Bó – Hồ Chí Minh

    Ngắm trăng – Hồ Chí Minh

    Đi đường – Hồ Chí Minh

    Chiếu dời đô – Lý Công Uẩn

    Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn

    Bàn luận về phép học – Nguyễn Thiếp

    Thuế máu – Nguyễn Ái Quốc

    Đi bộ ngao du – Ru-xô

    Ông Giuôc-đanh mặc lễ phục – Mô-li-e

    Nước Đại Việt ta - Nguyễn Trãi

    Nghị luận về một hiện tượng đời sống

    Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

    Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật