Thuyết minh về một nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam ( Lễ hóa vàng )

Có một lễ rất quan trọng đối với đa số người Việt Nam theo đạo Phật và theo cúng tổ tiên là lỗ cúng hóa vàng để tiễn đưa ông bà vào ngày mùng 3 Tết hoặc sáng ngày mùng 4 Tết

    Câu 1

    1. Mở bài

    - Giới thiệu đối tượng thuyết minh: lễ hóa vàng của người Việt.

    2. Thân bài

    a. Thời gian, địa điểm

    -     Thường diễn ra vào mùng 3 đến mùng 10 Tết.

    -     Tại các nghĩa trang địa phương.

    b. Lễ vật

    - Nhang, hoa, ngũ quả,

    - Trầu cau, rượu, đèn nến, bánh kẹo

    - Mâm lễ mặn hoặc chay cùng các món ăn ngày Tết đầy đủ, tinh khiết.

    c. Diễn biến buổi lễ

    -     Từ sáng mùng 4 Tết, tại các nghĩa trang đã đông đầy người của các gia đình đi tảo mộ, đem theo cuốc, xẻng để đắp lại các ngôi mộ và rẫy cỏ trên mộ trước khi cúng lễ.

    -     Lễ xong, sau khi hóa vàng, người lớn đốt pháo và trẻ em cũng đua theo.

    -     Khung cảnh náo nhiệt, ồn ào.

    -     Sau buổi lễ, trẻ em phụ gia đình mang một phần lễ vật về nhà, phần còn để cho trẻ chăn trâu.

    -     Các con đã có gia đình và ở riêng cùng đều dự lễ tiễn ông bà.

    -     Có khi bố mẹ và các con còn mời thêm bạn bè của gia đình đến dự.

    -     Không khí buổi lễ rất vui.

    -     Sau khi đợt nhang thứ nhất tàn, đốt đợt hai, nhang cháy được phân nửa thì  gia chủ thường là bố lẽ tạ, hạ vàng mã xuống hóa, hạ cơm xuống bày ra bàn, phản hoặc sập v.v... tùy nhà, chờ hóa vàng xong thì mọi người cùng ăn.

    -     Trong khi hóa vàng các em tráng nhi phụ bố mang hai cây mía dựng hai bên bàn thờ ra hơ lửa hóa vàng để các cụ, ông bà “có đòn gánh, gánh đồ lễ về và dùng để đánh đuổi lũ ma quỷ đói muốn cướp lễ vật”.

    -     Trong lúc dùng cơm, mọi người vừa ăn vừa nói chuyện vui vẻ, sôi nổi. Sau đó thường là mọi người cùng vui xuân với các bàn bài: rút bất, tam cúc...

    3. Kết bài

    -     Lễ hóa vàng là một trong những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

    -     Chúng ta cần phải biết trân trọng, giữ gìn và phát huy những ý nghĩa cao đẹp của nó.


    Bài mẫu

         Trong ba ngày Tết, từ mùng 1 đến hết mùng 3, ngoài thì giờ để đi lễ chùa, đình, đền, miếu, mạo, nhà thờ v.v... dâng cỗ trên bàn thờ để cúng lỗ gia tiên và đi lễ tết để chúc Tết họ hàng, bà con thân tộc, bạn bè, đồng nghiệp, các thầy cô giáo v.v... là thì giờ để mọi người nhất là các em nhỏ vui chơi. Nhưng có một lễ rất quan trọng đối với đa số người Việt Nam theo đạo Phật và thờ cúng tố tiên là lễ cúng hỏa vàng để tiễn đưa ông bà vào ngày mùng 3 Tết hoặc có gia đình thì tổ chức vào ngày mùng 4 Tết như ở Thị cầu (Bắc Ninh) sau khi đã đi viếng mộ vào sáng ngày mùng 4 Tết, theo như tục lệ vùng này.

         Từ sáng mùng 4 Tết, tại các nghĩa trang ở Thị cầu (Bẳc Ninh) đã đông đầy người của các gia đình đi tảo mộ, đem theo cuốc, xẻng để đắp lại các ngôi mộ và rẫy cỏ trên mộ trước khi cúng lễ, các em tráng nhi đi theo cũng tham gia công việc này rất tích cực và vui vẻ; mọi người cũng đem theo lễ vật thường là xôi gà, hoa quả, vàng hương, trầu cau và rượu v.v... và có cả pháo để cúng cáo thổ  thần và cúng mời người thân về dự lễ hóa vàng tiễn đưa họ về âm phú sau ba ngày Tết, và đốt pháo khi hương (nhang) tàn... Lễ tất (lễ xong), sau khi hóa vàng (có trẻ em phụ cùng người lớn đốt và vẩy rượu xung quanh chỗ hóa vàng), người lớn đốt pháo và trẻ em cũng đua theo. Khung cảnh lúc đó thật là náo nhiệt, ồn ào. Sau buổi lễ, trẻ em phụ gia đình mang một phần lễ vật về nhà, phần còn lại để cho trẻ chăn trâu.

         Vào ngày hóa vàng, mẹ nấu một mâm cơm cúng “ông bà” thật ngon và thịnh soạn, nấu xôi chè và chuẩn bị trái cây đế cúng tại các bàn thờ khác. Các con đã có gia đình và ở riêng cùng đều dự lễ tiễn ông bà. Có khi bố mẹ và các con còn mời thêm bạn bè của gia đình đến dự. Không khí buổi lễ rất vui. Sau khi đợt nhang thử nhất tàn, đốt đợt hai, nhang cháy được phân nửa thì gia chủ thường là bố lỗ tạ, hạ vàng mã xuống hóa, hạ cơm xuống bày ra bàn, phản hoặc sập v.v... tùy nhà, chờ hóa vàng xong thì mọi người cùng ăn. Trong khi hoá vàng các em tráng nhi phụ bố mang hai cây mía dựng hai bên bàn thờ ra hơ lửa hoá vàng để các cụ, ông bà "có đòn gánh, gánh đồ lễ về và dùng để đánh đuổi lũ ma quỷ đói muốn cướp lễ vật" Trong lúc dùng cơm, mọi người vừa ăn vừa nói chuyện vui vẻ, sôi nổi. Sau đó thường là mọi người cùng vui xuân với các bàn bài: rút bất, tam cúc v.v... không khí lúc này rất náo nhiệt, nhất là với những tiếng cười giòn giã và tiếng reo hò rất phấn khởi, từ đám trẻ em, của các em thắng bài...

    (Theo Toan Ảnh, Nếp cũ, 2010)

    Nguồn: Sưu tầm

    Xemloigiai.com

    Văn mẫu lớp 8

    Những bài văn phân tích, cảm nhận, dàn ý, bình giảng, bình luận hay nhất trong Văn mẫu lớp 8 gồm các bài văn thuộc dạng nghị luận xã hội, nghị luận văn học, biểu cảm, thuyết minh, tự sự hay nhất trong tác phẩm văn học cùng các các vấn đề xã hội nhanh nhất, chính xác nhất

    Các dạng đề về tác phẩm văn học

    Văn tự sự

    Nghị luận xã hội

    Văn thuyết minh

    Các bài tập làm văn

    Tôi đi học - Thanh Tịnh

    Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng

    Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố

    Lão Hạc - Nam Cao

    Cô bé bán diêm - An-đéc-xen

    Đánh nhau với cối xay gió - Xéc-van-téc

    Chiếc lá cuối cùng - O Hen-ri

    Hai cây phong - Ai-ma-tốp

    Thông tin về ngày trái đất năm 2000

    Ôn dịch, thuốc lá

    Bài toán dân số

    Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác - Phan Bội Châu

    Đập đá ở Côn Lôn - Phan Châu Trinh

    Muốn làm thằng cuội - Tản Đà

    Hai chữ nước nhà - Trần Tuấn Khải

    Nhớ rừng – Thế Lữ

    Ông đồ – Vũ Đình Liên

    Quê hương – Tế Hanh

    Khi con tu hú – Tố Hữu

    Tức cảnh Pác Bó – Hồ Chí Minh

    Ngắm trăng – Hồ Chí Minh

    Đi đường – Hồ Chí Minh

    Chiếu dời đô – Lý Công Uẩn

    Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn

    Bàn luận về phép học – Nguyễn Thiếp

    Thuế máu – Nguyễn Ái Quốc

    Đi bộ ngao du – Ru-xô

    Ông Giuôc-đanh mặc lễ phục – Mô-li-e

    Nước Đại Việt ta - Nguyễn Trãi

    Nghị luận về một hiện tượng đời sống

    Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

    Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật