Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (chi tiết)
ND chính
Đoạn thơ trích thể hiện khát vọng hành động hành đạo giúp đời của tác giả và khắc hoạ những phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật chính: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài; Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ân tình thủy chung. |
Bố cục
Bố cục: 2 phần
- Phần 1 (14 câu đầu): Lục Vân Tiên đánh cướp.
- Phần 2 (còn lại): Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga trò chuyện.
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 115 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Kiểu kết cấu truyền thống nào đã được sử dụng trong truyện Lục Vân Tiên? Đối với văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức thì kiểu văn chương ấy có ý nghĩa gì?
Lời giải chi tiết:
Truyện Lục Vân Tiên cũng như các truyện truyền thống trong văn học Việt Nam thường có kiểu kết cấu ước lệ, gần như đã thành khuôn mẫu. Người tốt thường gặp nhiều gian truân, trắc trở trên đường đời, bị kẻ xấu hãm hại, lừa lọc, nhưng họ vẫn được phù trợ, cưu mang, giúp đỡ, cuối cùng đều nạn khỏi tai qua, được đền trả xứng đáng, kẻ xấu phải bi trừng trị. Đối với loại văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức, kiểu kết cấu đó vừa phản ảnh chân thực cuộc đời vốn đầy rẫy những sự bất công, vô lí, vừa nói lên khát vọng ngàn đời của nhân dân ta: ở hiền thì gặp lành, thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 115 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Đọc đoạn trích em cảm nhận Lục Vân Tiên là con người thế nào? Hãy phân tích những phẩm chất của nhân vật qua hành động đánh cướp và qua cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga?
Lời giải chi tiết:
Hành động nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên trong đoạn truyện gợi nhớ tới hoạt động của một nhân vật trong truyện cổ là chàng Thạch Sanh đánh đại bàng, cứu công chúa Quỳnh Nga.
- Lục Vân Tiên là một nhân vật lý tưởng của tác phẩm. Đây là chàng trai vừa rời trường học bước vào đời, lòng đầy hăm hở, muốn lập công danh (“Danh tôi đặng rạng, tiếng thầy bay xa”), cũng mong thi thố tài năng cứu người, giúp đời. Gặp tình huống “bất bằng” này là một thử thách đầu tiên, cũng là một cơ hội hành động.
- Hành động đánh cướp bộc lộ trước hết tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị nghĩa của Vân Tiên. Chàng chỉ có một mình, hai tay không trong khi bọn cướp đông người, gươm giáo đầy đủ, thanh thế lầy lừng “Người đều sợ nó có tài khôn dương”. Vậy mà Vân Tiên vẫn bẻ cây làm gậy xông vô đánh cướp. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả thật đẹp - vẻ đẹp của người dũng tướng cũng theo phong cách văn chương thời xưa nghĩa là so sánh với những mẫu hình lí tưởng như dũng tướng Triệu Tử Long mà người Việt Nam, đặc biệt là người Nam Bộ - vốn mê truyện Tam Quốc - không mấy ai không thán phục!
- Hành động của Vân Tiên chứng tỏ cái đức của con người “vị nghĩa vong thân” (vì việc nghĩa quên thân mình), cái tài của bậc anh hùng và sức mạnh bênh vực kẻ yếu, chiến thắng những thế lực bạo tàn.
- Thái độ cư xử của Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp lại bộc lộ tư cách con người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, cũng rất từ tâm, nhân hậu. Thấy hai cô gái còn chưa hết hãi hùng, Vân Tiên “động lòng” tìm cách an ủi họ “Ta đã trừ dòng lâu la" và ân cần hỏi han. Khi nghe họ nói muốn được lạy tạ ơn. Vân Tiên vội gạt đi ngay "Khoan khoan ngồi đó chớ ra.” Ở đây có phần câu nệ của lễ giáo nhưng chủ yếu là do đức tính khiêm nhường của Vân Tiên “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”. Chàng không muốn nhận cái lạy tạ ơn của hai cô gái, từ chối lời mời về thăm nhà của Nguyệt Nga, để cha nàng đền đáp, và ờ đoạn từ chối nhận chiếc trâm vàng của nàng, chỉ cùng nhau xướng họa một bài thơ rồi thanh thản ra đi, không hề vấn vương. Dường như đối vơi Vân Tiên, làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự nhiên, con người trọng nghĩa khinh tài ấy không coi đó là công trạng. Đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán.
=> Với những nét tính cách đó, hình ảnh Lục Vân Tiên là một hình ảnh đẹp, hình ảnh mà Nguyễn Đình Chiêu gửi gắm niềm tin và ước vọng của mình.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 115 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Với tư cách là người chịu ơn, Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích này đã bộc lộ những nét đẹp tâm hồn như thế nào? Hãy phân tích qua ngôn ngữ, cử chỉ của nàng?
Lời giải chi tiết:
Những nét đẹp tâm hồn của Kiều Nguyệt Nga:
- Trước hết, đó là lời lẽ của một cô gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức: cách xưng hô “quân tử”, “tiện thiếp" khiêm nhường; cách nói năng văn vẻ, dịu dàng, mực thước (“Làm con đâu dám cãi cha”, “Chút tôi liễu yếu đào tơ, Giừa đường gặp phải bụi dơ đã phần”), cách trình bày vấn đề rõ ràng, khúc chiết, vừa đáp ứng đầy đủ những điều thăm hỏi ân cần của Lục Vân Tiên, vừa thể hiện chân thành niềm cảm kích, xúc động của mình:
Trước xe quân tử tạm ngồi,
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.
- Nguyệt Nga là người chịu ơn, lại là một cái ơn trọng, không chỉ là ơn cứu mạng, mà còn cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng (đối với người con gái, điều đó còn quý hơn tính mạng)
Lâm nguy chằng gặp giải nguy,
Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi.
Nàng thấy rất áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn chàng, đủ hiểu rằng có đền đáp đến mấy cũng là chưa đủ:
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi.
Bởi thế, cuối cùng nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời với chàng trai khảng khái, hào hiệp đó, và đã dám liều mình để giữ trọn ân tình, thủy chung với chàng.
Nét đẹp tâm hồn đó đã làm cho hình ảnh Kiều Nguyệt Nga chinh phục được tình cảm yêu mến của nhân dân, những con người bao giờ cũng rất xem trọng ơn nghĩa “ơn ai một chút chẳng quên".
=> Nhân vật trong đoạn truyện được miêu tả qua hoạt động, cử chỉ, lời nói. Nhân vật ở đây thường được đặt trong những mối quan hệ xã hội, trong những tình huống, những xung đột của đời sống rồi bằng hoạt động cử chỉ, lời nói của mình, nhân vật tự bộc lộ tính cách và chiếm lĩnh tình cảm yêu hay ghét của người đọc, người nghe. Thêm vào đó nhiệt tình ngợi ca hay phê phán của tác giả cũng làm cho nhân vật trở nên sống động, để lại những ấn tượng khó quên.
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 115 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Theo em, nhân vật trong đoạn trích này được miêu tả chủ yếu qua ngoại hình , nội tâm hay hành động cử chỉ? Điều đó cho thấy truyện Lục Vân Tiên gần với loại truyện nào đã học?
Lời giải chi tiết:
- Nhân vật trong đoạn trích được miêu tả chủ yếu qua hành động, ngôn ngữ, cử chỉ. Một phần vì Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ mù, cảm nhận mọi việc xung quanh chủ yếu là hành động lời nói tốt hơn.
- Truyện Lục Vân Tiên gần với truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích, truyện thơ Nôm bình dân…), kể theo trình tự thời gian, nhân vật nhất quán tốt và xấu.
Câu 5
Trả lời câu 5 (trang 115 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn trích?
Lời giải chi tiết:
Nhận xét về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn thơ
- Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường và mang màu sắc địa phương Nam Bộ. Nó có phần thiếu trau chuốt, uyển chuyển nhưng lại phù hợp với ngôn ngữ người kể chuyện, rất tự nhiên, dễ đi vào quần chúng.
- Ngôn ngữ thơ đa dạng, phù hợp với diễn biến tình tiết: Lời lẽ mộc mạc nhất là ở đoạn đầu. Giữa không khí cuộc chiến đang sôi sục, một bên là lời Vân Tiên đầy phẫn nộ, một bên là lời tên tướng cướp hống hách, kiêu căng. Đến đoạn đối thoại cuối giữa Vân Tiên và Nguyệt Nga thì lời lẽ mềm mỏng, xúc động, chân thành.
Luyện tập
Sắc thái riêng từng lời thoại của mỗi nhân vật trong đọan trích (Phong Lai, Vân Tiên, Nguyệt Nga).
Lời giải chi tiết:
Sắc thái riêng từng lời thoại của mỗi nhân vật trong đoạn trích :
- Vân Tiên : mạnh mẽ, dứt khoát, hùng hồn (với Phong Lai), nhẹ nhàng với Nguyệt Nga.
- Phong Lai : hung dữ, ngạo mạn, gian ác và vô học.
- Nguyệt Nga : dịu dàng khuê các, đoan trang.
Soạn văn 9 chi tiết
Soạn văn lớp 9 đầy đủ tất cả bài, ngắn gọn nhất như là cuốn để học tốt Ngữ văn 9. Giúp học sinh soạn bài, tóm tắt, phân tích, nghị luận,... đầy đủ các bài văn mẫu lớp 9 hay nhất, giúp luyện thi vào 10
SOẠN VĂN 9 TẬP 1
SOẠN VĂN 9 TẬP 2
- Bài 18
- Bài 19
- Bài 20
- Bài 21
- Bài 22
- Bài 23
- Bài 24
- Bài 25
- Bài 26
- Bài 27
- Bài 28
- Bài 29
- Bài 30
- Bài 31
- Bài 32
- Bài 33
- Bài 34
Các thể loại văn tham khảo lớp 9
Bài 1
- Phong cách Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà
- Các phương châm hội thoại
- Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
- Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
Bài 2
- Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - Mác-két
- Các phương châm hội thoại (Tiếp theo)
- Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
- Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
Bài 3
- Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
- Các phương châm hội thoại (Tiếp theo) - Bài 3
- Xưng hô trong hội thoại
- Viết bài tập làm văn số 1 - Văn thuyết minh
Bài 4
- Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ
- Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- Sự phát triển của từ vựng
- Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự - Ngữ văn 9
Bài 5
- Hoàng lê nhất thống chí - Ngô gia văn phái
- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Phạm Đình Hổ
- Vũ trung tùy bút - Phạm Đình Hổ
- Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)
Bài 6
- Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
- Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
- Truyện Kiều - Nguyễn Du
- Thuật ngữ
- Miêu tả trong văn bản tự sự
Bài 7
- Mã giám sinh mua kiều (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
- Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
- Trau dồi vốn từ
- Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự
Bài 8
- Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Nguyễn Đình Chiểu
- Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
- Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
Bài 9
Bài 10
- Bài thơ về Tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật
- Đồng chí - Chính Hữu
- Kiểm tra về truyện trung đại
- Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) (Bài 10)
- Nghị luận trong văn bản tự sự
Bài 11
- Tập làm thơ tám chữ
- Bếp lửa - Bằng Việt
- Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận
- Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) Bài 11
Bài 12
- Ánh trăng - Nguyễn Duy
- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm
- Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) Bài 12
- Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
Bài 13
- Làng - Kim Lân
- Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) - Ngữ văn 9 tập 1
- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
Bài 14
- Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long
- Ôn tập phần Tiếng Việt - Ngữ văn 9 tập 1
- Viết bài tập làm văn số 3 - Văn tự sự
- Người kể chuyện trong văn bản tự sự
Bài 15
- Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng
- Kiểm tra phần Tiếng Việt
- Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại
- Ôn tập phần Tập làm văn - Ngữ văn 9 tập 1
Bài 16
Bài 17
Bài 18
Bài 19
- Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi
- Các thành phần biệt lập
- Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống
- Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống
- Chương trình địa phương (phần Tập làm văn) lớp 9 tập 2
Bài 20
- Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Vũ Khoan
- Các thành phần biệt lập (tiếp theo)
- Viết bài tập làm văn số 5 - Nghị luận xã hội
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Bài 21
Bài 22
- Con cò - Chế Lan Viên
- Liên kết câu và đoạn văn (luyện tập)
- Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Bài 23
- Viếng Lăng Bác - Viễn Phương
- Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải
- Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Viết bài tập làm văn số 6 - Nghị luận văn học
Bài 24
- Nói với con - Y Phương
- Sang thu - Hữu Thỉnh
- Nghĩa tường minh và hàm ý
- Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
- Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, một bài thơ
Bài 25
Bài 26
- Kiểm tra về thơ
- Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) - Ngữ văn 9 tập 2
- Viết bài tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học
Bài 27
- Bến quê - Nguyễn Minh Châu
- Ôn tập phần Tiếng Việt - Ngữ văn 9 tập 2
- Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Bài 28
Bài 29
- Văn bản biên bản, hợp đồng, thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
- Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang - Đi-phô
- Tổng kết về ngữ pháp
- Luyện tập viết biên bản
- Hợp đồng
Bài 30
Bài 31
Bài 32
Bài 33
Bài 34
Xem Thêm
- Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải
- Tải 20 đề kiểm tra 15 phút học kì 1 Văn 9
- Tải 20 đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 Văn 9
- Tải 10 đề thi giữa kì 1 Văn 9
- Tải 30 đề ôn tập học kì 1 Văn 9
- Tải 40 đề thi học kì 1 Văn 9
- Tải 20 đề kiểm tra 15 phút học kì 2 Văn 9
- Tải 20 đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 Văn 9
- Tải 10 đề thi giữa kì 2 Văn 9
- Tải 10 đề ôn tập học kì 2 Văn 9
- Tải 10 đề thi học kì 2 Văn 9
Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2025 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
Vật Lý
Hóa Học
Ngữ Văn
- SBT Ngữ văn lớp 9
- Đề thi vào 10 môn Văn
- Tác giả - Tác phẩm văn 9
- Văn mẫu lớp 9
- Vở bài tập Ngữ văn lớp 9
- Soạn văn 9 chi tiết
- Soạn văn 9 ngắn gọn
- Soạn văn 9 siêu ngắn
Sinh Học
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- SBT Tiếng Anh lớp 9
- Đề thi vào 10 môn Anh
- SGK Tiếng Anh lớp 9
- SBT Tiếng Anh lớp 9 mới
- Vở bài tập Tiếng Anh 9
- SGK Tiếng Anh lớp 9 Mới
Công Nghệ
Lịch Sử & Địa Lý
- Tập bản đồ Địa lí lớp 9
- SBT Địa lí lớp 9
- VBT Địa lí lớp 9
- SGK Địa lí lớp 9
- Tập bản đồ Lịch sử lớp 9
- SBT Lịch sử lớp 9
- VBT Lịch sử lớp 9
- SGK Lịch sử lớp 9