Soạn bài Con cò (chi tiết)
ND chính
Khai thác hình tượng con cò trong những câu hát, lời ru, bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru trong cuộc đời mỗi người. |
Bố cục
Bố cục: 3 phần
- Khổ 1: Hình ảnh con cò theo lời ru đến với tuổi thơ con, đó là biểu tượng cho cuộc đời lam lũ của mẹ.
- Khổ 2: Hình ảnh con cò trong tiềm thức của con và theo con suốt cuộc đời dài rộng.
- Khổ 3: Ý nghĩa lời ru qua hình ảnh con cò, con cò là biểu tượng cho tấm lòng người mẹ.
Câu 1
Câu 1 (trang 48 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
Bài thơ phát triển từ một hình tượng bao trùm là hình tượng con cò quen thuộc trong những câu hát ru. Qua hình tượng con cò, tác giả nhằm nói về điều gì?
Trả lời:
Bài thơ phát triển từ một hình tượng bao trùm là hình tượng con cò quen thuộc trong những câu hát ru truyền thống:
- Con cò tượng trưng cho hình ảnh người nông dân, người phụ nữ trong một cuộc sống đầy vất vả, lo toan, nhọc nhằn và gian khó nhưng vẫn luôn thể hiện được những đức tính tốt đẹp và niềm vui sống lạc quan.
- Riêng trong bài thơ này, hình tượng con cò biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru quen thuộc.
Câu 2
Câu 2 (trang 48 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
Bài thơ được tác giả chia làm ba đoạn. Nội dung chính của mỗi đoạn là gì? Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò được bổ sung, biến đổi như thế nào qua các đoạn thơ?
Trả lời:
Bài thơ chia làm ba đoạn:
- Bố cục:
+ Đoạn 1: Con cò từ trong lời mẹ hát đã đến với tuổi ấu thơ.
+ Đoạn 2: Con cò vào tiềm thức tuổi nhỏ và sẽ theo con người đi suốt cuộc đời.
+ Đoạn 3: Ý nghĩa của lời ru và tình mẹ đôi với cuộc đời mỗi con người.
- Ý nghĩa biểu trưng của con cò có sự phát triển:
+ Con cò trong lời ru (đoạn 1) biến thành con cò mang tình cảm của mẹ mãi dõi theo bước chân con (đoạn 2) và trở thành biểu tượng cho lời ru, cho lòng mẹ theo con suốt đời.
+ Con cò trong lời hát trở thành con cò nâng đỡ, dìu dắt con; thành con cò đồng hành với con suốt đời trong một tình yêu thiêng liêng, cao cả.
Câu 3
Câu 3 (trang 48 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
Trong đoạn đầu bài thơ, những câu ca dao nào đã được vận dụng? Nhận xét về cách vận dụng ca dao của tác giả.
Trả lời:
Trong đoạn đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng ít nhất ba bài ca dao. Ông chỉ lấy lại một vài chữ trong mỗi bài nhằm gợi nhớ các bài ấy:
Con cò bay lả bay la
Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng
Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng
Con cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Trong hai bài ca dao đầu, hình ảnh con cò gợi tả một không gian, một khung cảnh quen thuộc xa xưa với nhịp điệu nhẹ nhàng, thong thả của cuộc sống thời ấy.
Trong bài ca dao còn lại (Con cò mày đi ăn đêm) con cò tượng trưng cho những con người, đặc biệt là người phụ nữ, người mẹ nhọc nhằn lặn lội, vất vả, lo toan để kiếm sống vì con.
Câu 4 => 5
Câu 4 (trang 48 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
Ở bài thơ này có những câu thơ mang tính khái quát. Ví dụ:
- Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
- Một con cò thôi,
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi
Em hiểu như thế nào về những câu thơ trên?
Trả lời:
- Con cò là biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng, trìu mến của người mẹ. Thấu hiểu điều này, nhà thơ đã khái quát một quy luật của tình mẹ con có ý nghĩa vững bền, rộng lớn và sâu sắc:
Con dù Lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
- Bốn câu thơ còn lại vừa mang âm hưởng lời ru vừa đúc kết ý nghĩa thiên vị và sâu sắc của hình tượng con cò:
“Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi”
- Hình ảnh đẹp một cách thơ mộng và có ý nghĩa sâu xa. Cánh cò vỗ qua nôi chẳng khác chi dáng mẹ nghiêng xuống nôi con chở che thì thầm những lời tha thiết của tình mẹ muôn đời dịu ngọt.
Câu 5 (trang 48 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
Nhận xét về thể thơ, nhịp điệu, giọng điệu của bài thơ. Các yếu tố ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng, cảm xúc của nhà thơ?
Trả lời:
- Thể thơ tự do nhưng các đoạn thường bắt đầu bằng những câu thơ ngắn có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp lại gợi được âm hưởng lời ru.
- Giọng điệu suy ngẫm triết lí.
- Hình ảnh: Nhà thơ đã khéo vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao. Đó chính là điểm tựa cho những liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo mớ rộng của nhà thơ.
=> Thể hiện cảm xúc đa dạng, nhất quán, sáng tạo.
Luyện tập
Trả lời câu hỏi (trang 48 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2)
1. Đọc lại bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm (Ngữ Văn 9, tập một, bài 12). Đối chiếu với bài Con cò và chỉ ra cách vận dụng lời ru ở mỗi bài thơ.
Trả lời:
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ | Con cò |
-Lời ru xuất hiện đan xen với những đoạn thơ khác trong tác phẩm. -Lời ru thể hiện tình yêu thương của người mẹ dành cho con. Tình yêu này được chuyển hóa, đồng nhất với những tình cảm lớn lao, như tình đồng bào (mẹ thương bộ đội, mẹ thương làng đói), tình yêu quê hương đất nước (mẹ thương đất nước). -Lời ru thể hiện ước mơ của người mẹ về cuộc sống ấm no, hạnh phúc, tự do song song với nó là niềm tin vào kháng chiến của dân tộc sẽ toàn thắng. | -Lời ru xuất hiện ở Đoạn I của bài thơ. -Lời ru là dáng nhìn của cội nguồn văn hóa dân gian (những lời ru truyền thống). Lời ru ấy còn nhằm khác họa hình ảnh người mẹ tảo tần, vất vả để chăm lo cho con thơ. Những nỗi vất vả ấy mẹ âm thầm chịu đựng để con có được những giấc ngủ an lành, không phân vân. -Lời ru mang tinh thần nhân văn, nâng đỡ những tâm hồn trẻ thơ. |
2. Viết một đoạn văn bình những câu thơ sau:
Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
Trả lời:
Đoạn thơ trên kết tinh những suy ngẫm, triết lý sâu sắc của nhà thơ Chế Lan Viên về tình mẫu tử thiêng liêng. Tình mẹ được nhà thơ đặt trong tương quan so sánh với hình ảnh cò, cánh cò. "Cò sẽ tìm con", "cò mãi yêu con" cũng như tấm lòng bao la của mẹ dù con ở đâu, dù là lúc nào, dù con làm gì mẹ vẫn luôn ở cạnh bên và trao cho con tình cảm yêu thương không gì có thể thay thế được. Tình yêu của mẹ như cánh cò chở che cho con trước những khó khăn, giông bão của cuộc đời. Hai câu thơ cuối cùng là lời khái quát vừa sâu sắc, lại vừa chân thành của nhà thơ về triết lý của tình mẫu tử. Đối với mẹ, con lúc nào cũng bé nhỏ và cần được nâng đỡ, chở che. Cuộc sống dù có biến chuyển, đối thay như thế nào thì tình yêu thương của mẹ vẫn nồng ấm, đong đầy, chữa lành những vết thương lòng cho con, nâng bước con trên những chặng đường dài. Đoạn thơ với những phép lặp cấu trúc "dù ở", hình ảnh "cò" mang tính biểu tượng cao được lặp lại hai lần, cùng với những câu văn có dung lượng ngắn, nhịp thơ nhanh, đã góp phần thể hiện thành công, cảm động triết lý về tình mẫu tử của nhà thơ.
Soạn văn 9 chi tiết
Soạn văn lớp 9 đầy đủ tất cả bài, ngắn gọn nhất như là cuốn để học tốt Ngữ văn 9. Giúp học sinh soạn bài, tóm tắt, phân tích, nghị luận,... đầy đủ các bài văn mẫu lớp 9 hay nhất, giúp luyện thi vào 10
SOẠN VĂN 9 TẬP 1
SOẠN VĂN 9 TẬP 2
- Bài 18
- Bài 19
- Bài 20
- Bài 21
- Bài 22
- Bài 23
- Bài 24
- Bài 25
- Bài 26
- Bài 27
- Bài 28
- Bài 29
- Bài 30
- Bài 31
- Bài 32
- Bài 33
- Bài 34
Các thể loại văn tham khảo lớp 9
Bài 1
- Phong cách Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà
- Các phương châm hội thoại
- Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
- Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
Bài 2
- Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - Mác-két
- Các phương châm hội thoại (Tiếp theo)
- Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
- Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
Bài 3
- Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
- Các phương châm hội thoại (Tiếp theo) - Bài 3
- Xưng hô trong hội thoại
- Viết bài tập làm văn số 1 - Văn thuyết minh
Bài 4
- Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ
- Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- Sự phát triển của từ vựng
- Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự - Ngữ văn 9
Bài 5
- Hoàng lê nhất thống chí - Ngô gia văn phái
- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Phạm Đình Hổ
- Vũ trung tùy bút - Phạm Đình Hổ
- Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)
Bài 6
- Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
- Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
- Truyện Kiều - Nguyễn Du
- Thuật ngữ
- Miêu tả trong văn bản tự sự
Bài 7
- Mã giám sinh mua kiều (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
- Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
- Trau dồi vốn từ
- Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự
Bài 8
- Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Nguyễn Đình Chiểu
- Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
- Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
Bài 9
Bài 10
- Bài thơ về Tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật
- Đồng chí - Chính Hữu
- Kiểm tra về truyện trung đại
- Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) (Bài 10)
- Nghị luận trong văn bản tự sự
Bài 11
- Tập làm thơ tám chữ
- Bếp lửa - Bằng Việt
- Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận
- Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) Bài 11
Bài 12
- Ánh trăng - Nguyễn Duy
- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm
- Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) Bài 12
- Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
Bài 13
- Làng - Kim Lân
- Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) - Ngữ văn 9 tập 1
- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
Bài 14
- Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long
- Ôn tập phần Tiếng Việt - Ngữ văn 9 tập 1
- Viết bài tập làm văn số 3 - Văn tự sự
- Người kể chuyện trong văn bản tự sự
Bài 15
- Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng
- Kiểm tra phần Tiếng Việt
- Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại
- Ôn tập phần Tập làm văn - Ngữ văn 9 tập 1
Bài 16
Bài 17
Bài 18
Bài 19
- Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi
- Các thành phần biệt lập
- Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống
- Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống
- Chương trình địa phương (phần Tập làm văn) lớp 9 tập 2
Bài 20
- Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Vũ Khoan
- Các thành phần biệt lập (tiếp theo)
- Viết bài tập làm văn số 5 - Nghị luận xã hội
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Bài 21
Bài 22
- Con cò - Chế Lan Viên
- Liên kết câu và đoạn văn (luyện tập)
- Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Bài 23
- Viếng Lăng Bác - Viễn Phương
- Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải
- Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Viết bài tập làm văn số 6 - Nghị luận văn học
Bài 24
- Nói với con - Y Phương
- Sang thu - Hữu Thỉnh
- Nghĩa tường minh và hàm ý
- Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
- Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, một bài thơ
Bài 25
Bài 26
- Kiểm tra về thơ
- Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) - Ngữ văn 9 tập 2
- Viết bài tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học
Bài 27
- Bến quê - Nguyễn Minh Châu
- Ôn tập phần Tiếng Việt - Ngữ văn 9 tập 2
- Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Bài 28
Bài 29
- Văn bản biên bản, hợp đồng, thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
- Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang - Đi-phô
- Tổng kết về ngữ pháp
- Luyện tập viết biên bản
- Hợp đồng
Bài 30
Bài 31
Bài 32
Bài 33
Bài 34
Xem Thêm
- Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải
- Tải 20 đề kiểm tra 15 phút học kì 1 Văn 9
- Tải 20 đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 Văn 9
- Tải 10 đề thi giữa kì 1 Văn 9
- Tải 30 đề ôn tập học kì 1 Văn 9
- Tải 40 đề thi học kì 1 Văn 9
- Tải 20 đề kiểm tra 15 phút học kì 2 Văn 9
- Tải 20 đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 Văn 9
- Tải 10 đề thi giữa kì 2 Văn 9
- Tải 10 đề ôn tập học kì 2 Văn 9
- Tải 10 đề thi học kì 2 Văn 9
Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2025 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
Vật Lý
Hóa Học
Ngữ Văn
- SBT Ngữ văn lớp 9
- Đề thi vào 10 môn Văn
- Tác giả - Tác phẩm văn 9
- Văn mẫu lớp 9
- Vở bài tập Ngữ văn lớp 9
- Soạn văn 9 chi tiết
- Soạn văn 9 ngắn gọn
- Soạn văn 9 siêu ngắn
Sinh Học
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- SBT Tiếng Anh lớp 9
- Đề thi vào 10 môn Anh
- SGK Tiếng Anh lớp 9
- SBT Tiếng Anh lớp 9 mới
- Vở bài tập Tiếng Anh 9
- SGK Tiếng Anh lớp 9 Mới
Công Nghệ
Lịch Sử & Địa Lý
- Tập bản đồ Địa lí lớp 9
- SBT Địa lí lớp 9
- VBT Địa lí lớp 9
- SGK Địa lí lớp 9
- Tập bản đồ Lịch sử lớp 9
- SBT Lịch sử lớp 9
- VBT Lịch sử lớp 9
- SGK Lịch sử lớp 9