Phần câu hỏi bài 3 trang 52, 53 Vở bài tập toán 8 tập 1

Giải phần câu hỏi bài 3 trang 52, 53 VBT toán 8 tập 1. Khoanh tròn vào chữ cái trước kết quả đúng...

    Câu 9.

    Khoanh tròn vào chữ cái trước kết quả đúng.

    Ta có:

    \(\begin{array}{l}(A)\,\,\dfrac{{x + 1}}{{{x^2} + x + 1}} = \dfrac{1}{{{x^2}}}\\(B)\,\,\dfrac{{x + 1}}{{{x^2} + x + 1}} = \dfrac{0}{{{x^2}}}\\(C)\,\,\dfrac{{x + 1}}{{{x^2} + x}} = \dfrac{1}{{{x^2}}}\\(D)\,\dfrac{{x + 1}}{{{x^2} + x}} = \dfrac{1}{x}\end{array}\) 

    Phương pháp giải:

    - Nếu nhân cả tử và mẫu của một phân thức với cùng một đa thức khác đa thức không thì được một phân thức bằng phân thức đã cho.

    \( \dfrac{A}{B}= \dfrac{A.M}{B.M}\) ( \(M\) là một đa thức khác đa thức \(0\))

    - Nếu chia cả tử và mẫu của một đa thức cho một nhân tử chung của chúng thì được một phân thức bằng phân thức đã cho.

    \( \dfrac{A}{B}= \dfrac{A : N}{B : N}\) ( \(N\) là một nhân tử chung).

    Giải chi tiết:

    +) \(\dfrac{1}{{{x^2}}} = \dfrac{{1.\left( {x + 1} \right)}}{{{x^2}.\left( {x + 1} \right)}} \)\(= \dfrac{{x + 1}}{{{x^3} + {x^2}}} \ne \dfrac{{x + 1}}{{{x^2} + x + 1}}\)

    +) \(\dfrac{{x + 1}}{{{x^2} + x + 1}} = 0\) nếu \(x =  - 1\)

       \(\dfrac{0}{{{x^2}}} = 0\)  với mọi x

    \( \Rightarrow \dfrac{{x + 1}}{{{x^2} + x + 1}} \ne \dfrac{0}{{{x^2}}}\)

    +) \(\dfrac{1}{{{x^2}}} = \dfrac{{1.\left( {x + 1} \right)}}{{{x^2}.\left( {x + 1} \right)}} \)\(= \dfrac{{x + 1}}{{{x^3} + {x^2}}} \ne \dfrac{{x + 1}}{{{x^2} + x}}\)

    +) \(\dfrac{{x + 1}}{{{x^2} + x}} = \dfrac{{x + 1}}{{x\left( {x + 1} \right)}} = \dfrac{1}{x}\)

    Chọn D. 


    Câu 10.

    Dùng cách rút gọn phân thức suy ra rằng phải điền đa thức nào sau đây vào chỗ trống trong đẳng thức \(\dfrac{{3{x^2} + x}}{{2{x^2}}} = \dfrac{{...}}{{2x}}\)

    \(\begin{array}{l}(A)\,\,1 + x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(B)\,\,3x\\(C)\,\,3x + 1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(D)\,\,3{x^2}\end{array}\) 

    Phương pháp giải:

    Nếu chia cả tử và mẫu của một đa thức cho một nhân tử chung của chúng thì được một phân thức bằng phân thức đã cho.

    \( \dfrac{A}{B}= \dfrac{A : N}{B : N}\) ( \(N\) là một nhân tử chung). 

    Giải chi tiết:

    \(\dfrac{{3{x^2} + x}}{{2{x^2}}} = \dfrac{{x\left( {3x + 1} \right)}}{{x.2x}} = \dfrac{{3x + 1}}{{2x}}\)

    Chọn C. 


    Câu 11.

    Khoanh tròn vào chữ cái trước kết quả đúng. Rút gọn phân thức \(\dfrac{{3\left( {x - 1} \right)}}{{{x^2} - 1}}\)  ta được phân thức nào sau đây:

    \(\begin{array}{l}(A)\,\,\dfrac{3}{x}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(B)\,\,\dfrac{{ - 3}}{{x - 1}}\\(C)\,\,\,\dfrac{3}{{x + 1}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(D)\,\,\dfrac{1}{x}\end{array}\) 

    Phương pháp giải:

    - Nếu chia cả tử và mẫu của một đa thức cho một nhân tử chung của chúng thì được một phân thức bằng phân thức đã cho.

    \( \dfrac{A}{B}= \dfrac{A : N}{B : N}\) ( \(N\) là một nhân tử chung). 

    - Áp dụng hằng đẳng thức: \({A^2} - {B^2} = \left( {A - B} \right)\left( {A + B} \right)\)

    Giải chi tiết:

    \(\dfrac{{3\left( {x - 1} \right)}}{{{x^2} - 1}} = \dfrac{{3\left( {x - 1} \right)}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}} = \dfrac{3}{{x + 1}}\)

    Chọn C. 


    Câu 12.

    Khoanh tròn vào chữ cái trước cách rút gọn đúng.

    \(\begin{array}{l}(A)\,\,\dfrac{{2 - x}}{{x\left( {x - 2} \right)}} = \dfrac{2}{{x - 2}}\\(B)\,\,\dfrac{{2 - x}}{{x\left( {x - 2} \right)}} = \dfrac{{ - 1}}{x}\\(C)\,\,\dfrac{{2 - x}}{{x\left( {x - 2} \right)}} = \dfrac{1}{x}\\(D)\,\,\dfrac{{2 - x}}{{x\left( {x - 2} \right)}} = \dfrac{2}{{2 - x}}\end{array}\) 

    Phương pháp giải:

    - Nếu nhân cả tử và mẫu của một phân thức với cùng một đa thức khác đa thức không thì được một phân thức bằng phân thức đã cho. 

    \( \dfrac{A}{B}= \dfrac{A.M}{B.M}\) ( \(M\) là một đa thức khác đa thức \(0\))

    - Nếu chia cả tử và mẫu của một đa thức cho một nhân tử chung của chúng thì được một phân thức bằng phân thức đã cho.

    \( \dfrac{A}{B}= \dfrac{A : N}{B : N}\) ( \(N\) là một nhân tử chung). 

    Giải chi tiết:

    \(\begin{array}{l}+)\,\dfrac{2}{{x - 2}} = \,\,\dfrac{{2.x}}{{\left( {x - 2} \right).x}} \\= \dfrac{{2x}}{{x\left( {x - 2} \right)}} \ne \dfrac{{2 - x}}{{x\left( {x - 2} \right)}}\\+)\,\dfrac{{2 - x}}{{x\left( {x - 2} \right)}} = \dfrac{{ - \left( {x - 2} \right)}}{{x\left( {x - 2} \right)}} = \dfrac{{ - 1}}{x}\\+)\,\dfrac{{2 - x}}{{x\left( {x - 2} \right)}} = \dfrac{{ - \left( {x - 2} \right)}}{{x\left( {x - 2} \right)}} \\= \dfrac{{ - 1}}{x} \ne \dfrac{1}{x}\\+)\,\dfrac{2}{{2 - x}} = \dfrac{{ - 2}}{{ - \left( {2 - x} \right)}} \\= \dfrac{{ - 2}}{{x - 2}} = \dfrac{{ - 2x}}{{x\left( {x - 2} \right)}} \ne \dfrac{{2 - x}}{{x\left( {x - 2} \right)}}\end{array}\)

    Chọn B.

    Xemloigiai.com

    Vở bài tập Toán 8

    Giải VBT toán 8 với lời giải chi tiết kèm phương pháp cho tất cả các chương và các trang

    PHẦN ĐẠI SỐ - VỞ BÀI TẬP TOÁN 8 TẬP 1

    PHẦN HÌNH HỌC - VỞ BÀI TẬP TOÁN 8 TẬP 1

    PHẦN ĐẠI SỐ - VỞ BÀI TẬP TOÁN 8 TẬP 2

    PHẦN HÌNH HỌC - VỞ BÀI TẬP TOÁN 8 TẬP 2

    CHƯƠNG 1: PHÉP NHÂN VÀ CHIA CÁC ĐA THỨC

    CHƯƠNG 2: PHÂN THỨC ĐẠI SỐ

    CHƯƠNG 1: TỨ GIÁC

    CHƯƠNG 2: ĐA GIÁC - DIỆN TÍCH ĐA GIÁC

    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN

    CHƯƠNG 4: BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN

    CHƯƠNG 3: TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG

    CHƯƠNG 4: HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG. HÌNH CHÓP ĐỀU

    BÀI TẬP ÔN TẬP CUỐI NĂM

    Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật