Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại?

Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại?

    Đề bài

    - Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại?

    - Đặc điểm cấu tạo nào của phổi làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí?

    - Nêu nhận xét về chức năng của đường dẫn khí và của 2 lá phổi.

    Phương pháp giải - Xem chi tiết

    Lời giải chi tiết

    *

    - Đặc điểm cấu tạo của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí đi vào phổi:

    + Lớp niêm mạc tiết chất nhầy lót bên trong đường dẫn khí.

    + Lớp mao mạch dày đặc, căng máu và ấm nóng dưới lớp niêm mạc, đặc biệt ở mũi, phế quản.

    - Đặc điểm tham gia bảo vệ phổi:

    + Lông mũi giữ lại các hạt bụi lớn, chất nhầy do niêm mạc tiết ra giữ lại các hạt bụi nhỏ, lớp lông rung quét chúng ra khỏi khí quản.

    + Nắp thanh quản (sụn thanh thiệt) đậy kín đường hô hấp cho thức ăn khỏi lọt vào khi nuốt.

    + Các tế bào limphô ở các hạch amidan, V.A tiết ra các kháng thể để vô hiệu hoá các tác nhân gây nhiễm.

    *

    Đặc điểm cấu tạo của phổi giúp tăng bề mặt trao đổi khí:

    - Bao bọc phổi có 2 lớp màng là lá thành dính chặt vào thành ngực và lá tạng dính chặt vào phổi, giữa chúng là lớp dịch rất mỏng làm cho áp suất trong đó là âm hoặc không (0), làm cho phổi nở rộng và xốp.

    - Có tới 700 - 800 triệu phế nang (túi phổi) cấu tạo nên phổi làm cho diện tích bề mặt trao đổi khí lên tới 70 - 80m2.

    - Chức năng của đường dẫn khí là dẫn không khí vào và ra khỏi phổi: làm sạch, làm ấm và làm ẩm không khí vào phổi; bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại.

    + Toàn bộ đường dẫn khí đều được lót nhẹ bởi niêm mạc và phần lớn có khả năng tiết chất nhày (làm ẩm và làm sạch không khí nhờ kết dính các hạt bụi nhỏ), có nhiều mao mạch (làm ấm không khí).

    + Phần ngoài khoang mũi có nhiều lông, có tác dụng cản các hạt bụi lớn (làm sạch không khí và bảo vệ phổi).

    + Lớp niêm mạc khí quản có các lông rung chuyển động liên tục để quét các bụi bặm dính vào ra phía ngoài.

    - Chức năng của phổi: trao đổi khí giữa môi trường ngoài với máu trong mao mạch phổi.

    Xemloigiai.com

    SGK Sinh lớp 8

    Giải bài tập sinh lớp 8 đầy đủ công thức, lý thuyết, phương pháp, khái niệm, chuyên đề sinh học SGK lớp 8 giúp để học tốt sinh học 8

    MỞ ĐẦU

    CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI

    CHƯƠNG II: VẬN ĐỘNG

    CHƯƠNG III: TUẦN HOÀN

    CHƯƠNG IV: HÔ HẤP

    CHƯƠNG V: TIÊU HÓA

    CHƯƠNG VI: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

    CHƯƠNG VII: BÀI TIẾT

    CHƯƠNG VIII: DA

    CHƯƠNG IX: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN

    CHƯƠNG X: NỘI TIẾT

    CHƯƠNG XI: SINH SẢN

    Xem Thêm

    Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật