Lý thuyết rút gọn phân thức

1. Qui tắc

    1. Rút gọn phân thức đại số

    - Cách biến đổi phân thức thành phân thức đơn giản hơn và bằng phân thức đã cho gọi là rút gọn phân thức.

    - Muốn rút gọn một phân thức ta có thể làm như sau:

    + Phân tích tử và mẫu thành nhân tử (nếu cần) để tìm nhân tử chung.

    + Chia cả tử và mẫu cho nhân tử chung (nếu có).

    Chú ý:

    Nhiều khi ta cần đổi dấu ở tử hoặc mẫu để nhận ra nhân tử chung của tử và mẫu bằng việc sử dụng tính chất: \(A =  - \left( { - A} \right).\)

    Ví dụ: \(\dfrac{{20{x^2} - 45}}{{{{\left( {2x - 3} \right)}^2}}} = \dfrac{{5\left( {4{x^2} - 9} \right)}}{{{{\left( {2x - 3} \right)}^2}}} = \dfrac{{5\left( {2x - 3} \right)\left( {2x + 3} \right)}}{{{{\left( {2x - 3} \right)}^2}}} = \dfrac{{5\left( {2x + 3} \right)}}{{2x - 3}}.\)

    2. Các dạng toán thường gặp

    Dạng 1: Rút gọn phân thức

    Phương pháp:

    Để rút dọn phân thức ta tiến hành các bước sau:

    Bước 1:  Phân tích tử và mẫu thành nhân tử (nếu cần) để tìm nhân tử chung.

    Bước 2:  Chia cả tử và mẫu cho nhân tử chung (nếu có).

    Dạng 2: Tính giá trị của phân thức tại giá trị cho trước của biến.

    Phương pháp:

    Bước 1: Rút gọn phân thức (nếu cần)

    Bước 2: Thay giá trị của biến vào phân thức rồi thực hiện phép tính.

    Dạng 3: Tìm giá trị nguyên của biến để phân thức đạt giá trị nguyên.

    Phương pháp:

    Bước 1: Tìm điều kiện xác định

    Bước 2: Ta biến đổi để đưa phân thức về dạng \(m + \dfrac{n}{B}\)  (nếu có thể).

    Bước 3: Phân thức \(\dfrac{A}{B}\) đạt giá trị nguyên khi \(A \vdots B\) , từ đó tìm được \(x.\)

    Bước 4: So sánh với điều kiện để kết luận các giá trị thỏa mãn.

    Dạng 4: Tìm giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của phân thức.

    Phương pháp:

    Ta biến đổi phân thức để sử dụng được các kiến thức sau:

    \({\left( {A + B} \right)^2} + m \ge m\,\,;\) \(m - {\left( {A + B} \right)^2} \le m\) với mọi \(A,B\) . Dấu “=” xảy ra khi \(A =  - B.\)

    \({\left( {A - B} \right)^2} + m \ge m\,\,;\) \(m - {\left( {A - B} \right)^2} \le m\) với mọi \(A,B\) . Dấu “=” xảy ra khi \(A = B.\)

    SGK Toán lớp 8

    Giải bài tập toán lớp 8 như là cuốn để học tốt Toán lớp 8. Tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập đại số và hình học SGK Toán lớp 8. Giai toan 8 xem mục lục giai toan lop 8 sach giao khoa duoi day

    PHẦN ĐẠI SỐ - TOÁN 8 TẬP 1

    PHẦN HÌNH HỌC - TOÁN 8 TẬP 1

    PHẦN ĐẠI SỐ - TOÁN 8 TẬP 2

    PHẦN HÌNH HỌC - TOÁN 8 TẬP 2

    CHƯƠNG I. PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA ĐA THỨC

    CHƯƠNG II. PHÂN THỨC ĐẠI SỐ

    CHƯƠNG I. TỨ GIÁC

    CHƯƠNG II. ĐA GIÁC, DIỆN TÍCH ĐA GIÁC

    CHƯƠNG III. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN

    CHƯƠNG IV. BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN

    CHƯƠNG III. TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG

    CHƯƠNG IV. HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG. HÌNH CHÓP ĐỀU

    ÔN TẬP CUỐI NĂM - TOÁN 8

    Xem Thêm

    Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2025 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật