Lý thuyết Đoạn thẳng Toán 6 Cánh diều

Lý thuyết Đoạn thẳng Toán 6 Cánh diều ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

    I. Đoạn thẳng

    Đoạn thẳng AB là hình gồm hai điểm A, B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.

    Đoạn thẳng AB còn gọi là đoạn thẳng BA.

    Hai điểm A, B gọi là hai đầu mút (hoặc hai đầu) của đoạn thẳng AB.

    Chú ý:

    Dấu hiệu nhận biết một điểm nằm giữa hai điểm.

    “Nếu điểm \(M\) thuộc đoạn thẳng \(AB\) thì điểm \(M\) nằm giữa hai điểm \(A\) và \(B\)”.

    II. Độ dài đoạn thẳng

    - Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số dương.

    - Độ dài đoạn thẳng AB là khoảng cách giữa hai điểm A và B.

    - Nếu hai điểm trùng nhau thì khoảng cách giữa chúng bằng O.

    Ví dụ: Đoạn thẳng CD dài 4 cm

    III. So sánh hai đoạn thẳng

    Ta có thể so sánh hai đoạn thẳng bằng cách so sánh độ dài của chúng.

    Ta nói rằng:

    - Đoạn thẳng AB bằng đoạn thẳng CD và viết là \(AB = CD\).

    - Đoạn thẳng EF dài hơn đoạn thẳng AB và viết là \(EF > AB.\)

    - Đoạn thẳng CD ngắn hơn đoạn thẳng EF và viết là \(CD < EF\).

    Chú ý:

    + Ta có thể dùng mệnh đề: “Nếu \(AM + MB \ne AB\) thì điểm \(M\) không nằm giữa \(A\) và \(B.\)”

    + Nếu điểm \(M\) nằm giữa \(A\) và \(B;\) điểm \(N\) nằm giữa \(M\) và \(B\) thì \(AM + MN + NB = AB.\)

    IV. Trung điểm của đoạn thẳng

    Trung điểm của đoạn thẳng là điểm nằm giữa và cách đều hai đầu đoạn thẳng. Trung điểm của đoạn thẳng còn gọi là điểm chính giữa của đoạn thẳng.

    Tóm tắt:

    \(I\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AB\)$ \Leftrightarrow $${\rm{IA  =  IB}}$ và \(I\) nằm giữa hai điểm \(A;B.\)

    hoặc \(I\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AB\)$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}AI + IB = AB\\{\rm{IA  =  IB}}\end{array} \right.$

    hoặc \(I\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AB\)  $ \Leftrightarrow {\rm{AI  =  BI  = }}\dfrac{1}{2}AB$

    V. Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng

    Giả sử ta cần vẽ trung điểm M của đoạn thẳng AB có độ dài 5 cm.

    Cách 1:

    - Đặt mép thước trung với đoạn thẳng AB sao cho vạch 0 trùng với điểm A, khi đó điểm B trùng với vạch chỉ số 5 trên thước.

    - Ta lấy điểm M trùng với vạch chỉ số 2,5 cm trên thước, Khi đó ta có M là trung điểm của đoạn thẳng AB.

    Cách 2:

    Vẽ đoạn thẳng AB trên giấy can. Gấp giấy sao cho điểm B trùng với điểm A. Giao của nếp gấp và đoạn thẳng AB chính là trung điểm M cần xác định

    Toán lớp 6 - Cánh diều

    Giải bài tập Toán lớp 6 Tập 1, Tập 2 Cánh diều, giúp soạn toán 6 hay nhất đầy đủ lý thuyết, bài tập, công thức phần số học và hình học sách giáo khoa Toán lớp 6.

    GIẢI TOÁN 6 TẬP 1 CÁNH DIỀU

    GIẢI TOÁN 6 TẬP 2 CÁNH DIỀU

    CHƯƠNG 1.SỐ TỰ NHIÊN

    CHƯƠNG 2.SỐ NGUYÊN

    CHƯƠNG 3. HÌNH HỌC TRỰC QUAN

    CHƯƠNG 4. MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

    CHƯƠNG 5. PHÂN SỐ VÀ SỐ THẬP PHÂN

    CHƯƠNG 6. HÌNH HỌC PHẲNG

    Lớp 6 | Các môn học Lớp 6 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 6 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 6 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Ngữ Văn

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Khoa Học Tự Nhiên

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật

    Hoạt động trải nghiệm & Hướng nghiệp