Lý thuyết bất phương trình mũ và bất phương trình lôgarit

1. Khái quát

    1. Bất phương trình mũ cơ bản

    \(a^x> b\) (hoặc \({a^x} < b;\;{a^x} \le b;\;{\kern 1pt} {a^x} \ge b)\), trong đó \(a,b\) là hai số đã cho, \(a> 0, a\ne 1.\)

    Ta thường giải bất phương trình mũ cơ bản bằng cách lôgarit hóa trên cơ sở sử dụng tính chất đơn điệu của hàm số lôgarit. Lôgarit hóa bất phương trình (mà cả hai vế đều dương) theo cơ số lớn hơn 1( nhỏ hơn 1 và đổi chiều bất phương trình) ta được bất phương trình tương đương (trường hợp một vế âm, một vế dương ta có thể kết luận ngay về tập nghiêm):

    - Nếu \(b > 0\) và \(a > 1\) thì

    \(\begin{array}{l}
    {a^x} > b \Leftrightarrow {\log _a}{a^x} > {\log _a}b \Leftrightarrow x > {\log _a}b;\\
    {a^x} \ge b \Leftrightarrow x \ge {\log _a}b\\
    {a^x} < b \Leftrightarrow x < {\log _a}b;\\
    {a^x} \le b \Leftrightarrow x \le {\log _a}b
    \end{array}\)

    - Nếu \(b>0\)  và \(0 < a <1\) 

    \(\begin{array}{l}
    {a^x} > b \Leftrightarrow {\log _a}{a^x} < {\log _a}b \Leftrightarrow x < {\log _a}b;\\
    {a^x} \ge b \Leftrightarrow x \le {\log _a}b\\
    {a^x} < b \Leftrightarrow x > {\log _a}b;\\
    {a^x} \le b \Leftrightarrow x \ge {\log _a}b
    \end{array}\)

     

    - Nếu \(b ≤ 0\) thì các bất phương trình \({a^x} > b,\;\;{a^x} \ge  b\)  đều đúng với mọi \(x\) (tập nghiện là \(\mathbb R)\)

    - Nếu \(b ≤ 0\) thì các bất phương trình \({a^x} < b,\;\;{a^x} \le b\) đều vô nghiệm

    2. Bất phương trình lôgarit cơ bản dạng \({\log _a}x > b\)  (hoặc \({\log _a}x < b;\;{\log _a}x \ge b;\;{\log _a}x \le b\))

    trong đó \(a,b\)  là hai số đã cho,\( a>0, a \ne 1\)

    Ta giải bất phương trình loogarit cơ bản bằng cách mũ hóa sử dụng tính chất đơn điệu của hàm số mũ. Mũ hóa bất phương trình theo cơ số lớn hơn 1 (nhỏ hơn 1 và đổi chiều bất phương trình) ta được bất phương trình tương đương.

    - Nếu \(a > 1\) thì

    \(\log_{a}x > b ⇔ a^{\log_{a}x} > a^b⇔ x > a^b;\)

    \(\log_{a}x ≥  b ⇔ x ≥ a^b\)

    \(\log_{a}x <  b ⇔ 0 < x < a^b\)

    \(\log_{a}x ≤  b ⇔ 0 < x ≤ a^b\)

    - Nếu \(0 < a < 1\) thì 

    \(\log_{a}x > b ⇔ a^{\log_{a}x} < a^b ⇔ 0 < x < a^b;\)

    \(\log_{a}x ≥  b ⇔ 0 < x ≤ a^b\)

    \(\log_{a}x < b ⇔ x >  a^b\)

    \( \log_{a}x ≤  b ⇔ x ≥  a^b\)

    3. Chú ý: Các bất phương trình mũ, lôgarit cơ bản nêu trên trong trường hợp \(b =a^α\) ( đối với bất phương trình mũ cơ bản) và \(b =\log_{a}α\) ( trường hợp bất phương trình lôgarit  cơ bản) thì có thể sử dụng tính chất đơn điệu của hàm số mũ và hàm số lôgarit để giải, không cần lôgarit hóa hay mũ hóa. Chẳng hạn:  

    Nếu \(a > 1\) thì \({a^x} > {a^\alpha} \Leftrightarrow x > \alpha;\)

    Nếu \(0 < a < 1\) thì \({\log _a}x > {\log _a}\alpha  \Leftrightarrow 0 < x < \alpha ;...\)

    Xemloigiai.com

    SGK Toán lớp 12

    Giải bài tập toán lớp 12 như là cuốn để học tốt Toán lớp 12. Tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập giải tích và hình học SGK Toán lớp 12, giúp ôn luyện thi THPT Quốc gia. Giai toan 12 xem mục lục giai toan lop 12 sach giao khoa duoi day

    GIẢI TÍCH 12

    HÌNH HỌC 12

    CHƯƠNG I. ỨNG DỤNG ĐẠO HÀM ĐỂ KHẢO SÁT VÀ VẼ ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ

    CHƯƠNG II. HÀM SỐ LŨY THỪA HÀM SỐ MŨ VÀ HÀM SỐ LÔGARIT

    CHƯƠNG III. NGUYÊN HÀM - TÍCH PHÂN VÀ ỨNG DỤNG

    CHƯƠNG IV. SỐ PHỨC

    CHƯƠNG I. KHỐI ĐA DIỆN

    CHƯƠNG II. MẶT NÓN, MẶT TRỤ, MẶT CẦU

    CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN

    Xem Thêm