Hãy phân tích mối quan hệ giữa ngoại cảnh và chọn lọc tự nhiên.

Hãy phân tích mối quan hệ giữa ngoại cảnh và chọn lọc tự nhiên. Nêu điểm đặc trưng của mỗi hình thức chọn lọc.

    Đề bài

    - Hãy phân tích mối quan hệ giữa ngoại cảnh và chọn lọc tự nhiên.

    - Nêu điểm đặc trưng của mỗi hình thức chọn lọc.

    Lời giải chi tiết

    - Mối quan hệ giữa ngoại cảnh và chọn lọc tự nhiên: Các điều kiện bất lợi trong ngoại cảnh là các nhân tố chọn lọc. Tùy thuộc vào điều kiện ngoại cảnh mà có hình thức chọn lọc cụ thể, nghĩa là ngoại cảnh quy định hướng chọn lọc.

    - Điểm đặc trưng của mỗi hình thức chọn lọc:

       + Chọn lọc ổn định (kiên định): là hình thức chọn lọc bảo tồn những cá thể mang tính trạng trung bình, đào thải những cá thể mang tính trạng chệch xa mức trung bình. Kiểu chọn lọc này diễn ra khi điều kiện sống không thay đổi qua nhiều thế hệ, do đó hướng chọn lọc trong quần thể ổn định, kết quả là chọn lọc tiếp tục kiên định kiểu gen đã đạt được.

       + Chọn lọc vận động: là chọn lọc chỉ giữ lại kiểu hình cao nhất hoặc thấp nhất của quần thể, khi điều kiện sống thay đổi theo một hướng xác định. Kết quả là đặc điểm thích nghi cũ dần được thay thế bởi một đặc điểm thích nghi mới, giá trị trung bình về kiểu hình của quần thể sẽ dịch chuyển theo một hướng xác định ở thế hệ sau. Tần số kiểu gen biến đổi theo hướng thích nghi với tác động của nhân tố chọn lọc định hướng.

       + Chọn lọc phân hóa (Chọn lọc gián đoạn): là hình thức chọn lọc chỉ giữ lại cá thể có giá trị biên, đào thải cá thể có giá trị trung bình, khi điều kiện sống thay đổi nhiều và không đồng nhất. Chọn lọc diễn ra theo một số hướng, trong mỗi hướng hình thành nhóm cá thể thích nghi với hướng chọn lọc. Mỗi nhóm chịu tác động của kiểu chọn lọc ổn định. Kết quả là quần thể ban đầu bị phân hóa thành nhiều kiểu hình.

    Xemloigiai.com

    SGK Sinh lớp 12 Nâng cao

    Giải bài tập sinh lớp 12 Nâng cao đầy đủ công thức, lý thuyết, phương pháp, khái niệm, chuyên đề sinh học SGK lớp 12 giúp để học tốt sinh học 12 Nâng cao, luyện thi THPT Quốc gia

    PHẦN 5: DI TRUYỀN HỌC

    PHẦN 6: TIẾN HÓA

    PHẦN 7: SINH THÁI HỌC

    CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

    CHƯƠNG II: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

    CHƯƠNG III. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ

    CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

    CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

    CHƯƠNG I. BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA

    CHƯƠNG II: NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA

    CHƯƠNG III. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT

    CHƯƠNG I: CƠ THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG

    CHƯƠNG II: QUẦN THỂ SINH VẬT

    CHƯƠNG III. QUẦN XÃ SINH VẬT

    CHƯƠNG IV: HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ SINH THÁI HỌC VỚI QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN