Hãy chứng minh rằng Hạnh phúc của một tang gia là một màn kịch.Hãy chứng minh rằng Hạnh phúc của một tang gia là một màn kịch.

Tác giả đã thành công khi xây dựng nhân vật đám đông và cảnh đưa tang qua từng chi tiết nghệ thuật thể hiện tính cách hợm hĩnh, lố bịch của từng nhân vật

    Dàn ý

    Hạnh phúc của một tang gia là một màn kịch:

    - Vũ Trọng Phụng đã cho xuất hiện trên sân khấu cuộc đời một loạt chân dung về các kiểu người lố bịch, nham nhở từ ngòi bút biếm họa tuyệt vời. (Từ những thành viên trong nhà cụ cố Hồng đến Xuân Tóc Đỏ và cả những gã cảnh sát đều nham nhở lố bịch và vô văn hóa...).

    - Đám tang mà “hạnh phúc” chứ không buồn. Bởi lẽ, cái gia tài để lại của cụ Tổ mà cả đám con cháu, rể, dâu sẵn sàng chờ đợi và hạnh phúc khi nghĩ đến tờ di chúc...

    - Đám tang được miêu tả như đám hội. Mỗi thành viên đều có một sự chờ đợi và niềm vui riêng, mỗi người một vẻ vui.

    + Cụ cố Hồng (con trai cụ Tổ) “mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy...” để thiên hạ bình phẩm ngợi khen.

    + Văn Minh (cháu nội cụ Tổ) hạnh phúc vì “cái chúc thư kia đã vào thời kì thực hành chứ không còn là lý thuyết viễn vông nữa”.

    + Vợ Văn Minh (cháu dâu cụ Tổ) hạnh phúc vì sẽ được mặc bộ sô gai quảng cáo cho một mốt thời trang tân thời.

    + Tuyết (cháu gái cụ Tổ) có dịp mặc “bộ y phục ngây thơ” với nét cố tạo vẻ buồn lãng mạn rất đúng mốt một nhà có tang.

    + Cậu tú Tân hào hứng vì sẵn máy ảnh mà mãi không dịp dùng đến. Đây quả là cơ hội cho cậu ta.

       Tác giả đã thành công khi xây dựng “nhân vật đám đông” và cảnh đưa tang qua từng chi tiết nghệ thuật thể hiện tính cách hợm hĩnh, lố bịch của từng nhân vật, mỗi người một vẻ...


    Bài mẫu

            Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939) được mệnh danh là ông vua phóng sự Bắc Kì và là nhà tiểu thuyết lớn của trào lưu văn học hiện thực phê phán trước năm 1945. Số Đỏ (1936) là cuốn tiểu thuyết trào phúng có một không hai “có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học” (Nguyễn Khải). Ở tác phẩm này, Vũ Trọng Phụng đã dựng lên bức tranh toàn cảnh về xã hội thực dân tư sản với rất nhiều loại người, hạng người mà nét tính cách chủ yếu là dốt nát, bịp bợm, đạo đức giả, dâm đãng và hãnh tiến. Trong đó có nhiều tính cách điển hình phản diện sắc sảo như Xuân Tóc Đỏ, cụ cố Hồng, bà phố Đoan... Để làm nổi bật nội dung đả kích, tác giả đã sử dụng bút pháp trào phúng điêu luyện: bằng cách tạo tình huống, thư pháp cường điệu phóng đại, xây dựng mâu thuẫn - thủ pháp tương phản, cách xây dựng nhân vật... Nên mỗi chương của tác phẩm trở thành một màn hài kịch đặc sắc. Hạnh phúc của một tang gia là một màn hài kịch thể hiện tiếng cười châm biếm, đả kích đối với những con người, xã hội đương thời.

            Vũ Trọng Phụng đã sử dụng biện pháp tương phản trào phúng xuyên suốt cả chương và thể hiện ngay trong nhan đề: Hạnh phúc của một tang gia. “Tang gia” mà lại “hạnh phúc”, hai cụm từ đối chọi gay gắt nhưng đi liền thật tự nhiên đầy mai mỉa. Điều ngược đời, sự tương phản vô lí này lại có lí vì đó là sự thật ở gia đình cụ cố Hồng. Lấy cái chết của cha, ông làm sung sướng, thật là bọn người bất nhân, bất nghĩa, đại bất hiếu. Tiếng cười châm biếm đả kích bắt đầu toát ra từ đó.

            Đi vào cảnh đầu chương truyện - cảnh gia đình cụ cố Hồng lo tang, tương phản trào phúng được thể hiện rất rõ. Thường tình, gia đình ai có tang đều nhuốm màu tang tóc, sầu thương, mất mát, bi lụy; nhưng ở gia đình tư sản giàu có này thì ngược lại hoàn toàn “cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm”. Mọi người “tưng bừng vui vẻ đi đưa giấy cáo phó, gọi phường kèn, thuê “xe đám ma...”. Cụ cố Hồng nhắm mắt mơ màng đến lúc cụ mặc áo xô gai, lụ khụ chống gậy vừa ho khạc vừa khóc mếu, để cho phố phường được chiêm ngưỡng một cái gậy như thế, một đám ma như thế. Cái được sung sướng của ông ta thật quái gở. Ông Văn Minh vui mừng vì cái chúc thư đã đến lúc thực thi. Bà Văn Minh có dịp lăng-xê mốt áo tang của tiệm may u hóa. Còn ông Phán mọc sừng thì vô cùng mừng rỡ vì được chia thêm gia tài. Mọi người đều được hưởng lợi từ cái chết. Chẳng có được một người thực tâm thương tiếc người khuất núi.

            Nhờ thủ pháp tương phản này, đoạn trích đã làm nổi bật đám con cháu trong gia đình tư sản đại bất hiếu, vô đạo.

            Tuy vậy trong cảnh tang gia cũng có vài khuôn mặt buồn. Đó là vẻ mặt “đăm đăm chiêu chiêu”, có vẻ lo lắng của ông Văn Minh nhưng ông ta lo chuyện khác, không phải lo tang cho ông nội. Cô Tuyết có nét mặt phảng phất buồn rất lãng mạn, nhưng cô ta buồn vì người yêu không đến viếng chứ không phải buồn vì cái chết của ông. Những chi tiết này càng làm tăng thêm vẻ hài hước, mỉa mai của vở kịch. Nếu họ vui thì chỉ mang tội bất hiếu, còn buồn thì mang thêm tội giả dối.

            Tương phản trào phúng còn bộc lộ trong cảnh đưa tang. Thông thường cảnh đưa tang đều có không khí trang nghiêm, thành kính, u buồn nhưng đám ma cụ cố tổ thật ầm ĩ, huyên náo, tưng bừng phố xá với đủ thứ bát nháo, có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, câu đối, vòng hoa... đủ loại kèn Ta, kèn Tàu, kèn Tây thay nhau rộn lên. Quần áo tang đủ thứ mốt hở hang. Đúng là cảnh một đám rước vui vẻ, "danh giá” và gia đình cụ cố Hồng thật hãnh diện, mọi người đều vui sướng. Người sung sướng nhất là cụ bà, khi nhìn thấy đoàn xe do Xuân chỉ huy nhập vào giữa đường, làm cho đoàn xe tang thêm dài ra, thêm vui vẻ. Xuân xuất hiện thật đúng lúc và hắn là kẻ nổi bật nhất vì đã góp phần đẩy niềm vui của người đang vui lên tột đỉnh. Niềm vui còn lây sang cả người chết, “người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng nếu không gật gù cái đầu”. Đây là chi tiết đắc nhất của màn hài kịch thể hiện trí tưởng tượng phong phú và tài mỉa mai châm biếm của nhà văn. Niềm sung sướng lớn lao của người sống có khả năng đánh thức cả người chết. Nếu cụ cố tổ vô tình sống lại để được nhìn đám con cháu lấy cái chết của mình để diễn trò vui như thế thì có thể đau đớn mà chết ngất thêm lần nữa. Tác giả cho rằng người chết phải mỉm cười là cách nói ngược đầy mai mỉa, chua chát, là cái tát vào mặt bọn người vô lương. Họ cả gan xúc phạm đến anh linh của người đã khuất.

            Cảnh đưa tang thật lố lăng, nhấn nháo nhưng phố phường ai cũng khen đám ma to, như được thể nên “đám cứ đi”... cái điệp khúc này như một trớ trêu ngươi. Dư luận phố phường khen ngợi, đồng tình đám ma, thì không chỉ có gia đình cố Hồng vô đạo mà còn có cả cái xã hội tư sản kia cũng thế.

            Nhờ thủ pháp tương phản trào phúng mà màn hài kịch đã phơi bày cái xã hội tư sản thích phô trương danh giá bằng trò chơi lố lăng, vô văn hóa, giả dối, vô đạo, vô hiếu, và đem đến cho người đọc tiếng cười khinh bỉ.

            Để đem lại tiếng cười châm biếm, trong chương truyện này tác giả còn dựng được những bức chân dung hí họa với thủ pháp tương phản, phóng đại và bằng nét về sống động, đặc sắc.

            Đám quan khách danh giá của cụ cố Hồng đến viếng tang mà ngực đeo đầy những thứ huân chương, mép và cằm đủ thứ râu ria. Với nét vẻ biếm họa, nhà văn đã làm nổi rõ những chân dung lố bịch, hài hước. Các vị xúc động không phải vì tiếng kèn xuân nữ ai oán não nùng mà là vì làn da trắng của Tuyết. Sự tương phản giữa vẻ mặt với nội tâm đã đem lại tiếng cười châm biếm bản chất dâm đăng của hạng người này.

            Đám người đi đưa tang cũng được khắc họa theo thủ pháp tương phản, bên ngoài họ luôn giữ khuôn mặt buồn rầu nhưng kì thực bên trong họ toàn thầm thì chuyện vui vẻ, rồi họ chim nhau, cười tình với nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau... Cảnh đưa tang hóa ra là cảnh đưa tình, bị biến thành chợ tình của lũ người rỗng tuếch và dâm ô. Đến lúc hạ huyệt chân dung đám người này được cậu tú Tân chăm sóc bỏ theo từng kiểu mẫu, hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, cong lưng, lau mắt... để chụp hình cho nó giống... cảnh tang. Nhờ chi tiết phục bút này mà hóa ra từ nãy giờ người đọc không phải chứng kiến cảnh đưa tang. Đây cũng là một pha hài, tính chất đóng kịch, giả dối bộc lộ rõ nhất của đám tang.

            Hình ảnh cuối cùng sinh động nhất về bức chân dung hí họa là ông Phán mọc sừng với cái oặt người để rặn ra tiếng khóc “Hứt!... Hứt!... Hứt!...” tiếng khóc giả dối ấy được vắt ra từ sự tính toán, mưu mô lọc lừa mà không hề có chút cảm xúc nhưng đánh lừa được tất cả mọi người kể cả tên vua lừa là Xuân Tóc Đỏ. Ông ta đúng là một diễn viên kịch xuất sắc. Chi tiết này là đỉnh cao của sự trào phúng trong màn hài kịch và sự giả dối, bịp bợm đã đạt tới một nghệ thuật tinh vi, quỷ quyệt. Sự giả dối đã trở thành một thứ nghề nghiệp để kiếm sống. Cả đám tang không có lấy một tiếng khóc, đến giờ phút vĩnh biệt thiêng liêng nhất thì có một tiếng khóc như ôi thôi, nó mỉa mai chua chát làm sao!

            Bằng thủ pháp tương phản là chính, nhà văn đã dựng được những bức chân dung hài hước làm bật ra những tiếng cười đả kích. Đả kích bọn tư sản giàu có mà lố lăng, suy đồi, giả dối, bịp bợm.

            Chương truyện là một màn hài kịch sống động, một bức tranh hí họa khổ lớn. Bằng bút pháp trào phúng, Vũ Trọng Phụng đã phơi bày cảnh một gia đình tư sản tiêu biểu cho cả xã hội tư sản ở thành thị vô đạo, vô hiếu, lố lăng, bịp bợm, rỗng tuếch, chỉ sống hình thức, thích phô trương hình thức và chạy đua theo hình thức. Do đó tác giả đã đem đến tiếng cười vừa mỉa mai khinh bỉ, vừa ngán ngẩm. Nhờ tài nghệ trào phúng bậc thầy mà tác phẩm Số đỏ có tính chiến đấu sắc bén hơn.

    Nguồn: Sưu tầm

    Xemloigiai.com

    Văn mẫu 11

    Những bài văn phân tích, cảm nhận, dàn ý, bình giảng, bình luận hay nhất trong Văn mẫu lớp 11 gồm các bài văn thuộc dạng nghị luận xã hội và nghị luận văn học hay nhất trong tác phẩm văn học cùng các các vấn đề xã hội nhanh nhất, chính xác nhất

    Nghị luận xã hội lớp 11

    Tập làm văn lớp 11

    Nghị luận văn học lớp 11

    Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

    Nghị luận về một hiện tượng đời sống

    Vào phủ chúa Trịnh - Lê Hữu Trác

    Tự tình - Hồ Xuân Hương

    Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến

    Thương vợ - Trần Tế Xương

    Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến

    Vịnh khoa thi Hương

    Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ

    Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Cao Bá Quát

    Lẽ ghét thương - Nguyễn Đình Chiểu

    Chạy giặc - Nguyễn Đình Chiểu

    Bài ca phong cảnh Hương Sơn - Chu Mạnh Trinh

    Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu

    Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu) - Ngô Thì Nhậm

    Xin lập khoa luật - Nguyễn Trường Tộ

    Hai đứa trẻ - Thạch Lam

    Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

    Hạnh phúc của một tang gia - Vũ Trọng Phụng

    Chí Phèo - Nam Cao

    Cha con nghĩa nặng - Hồ Biểu Chánh

    Vi hành - Nguyễn Ái Quốc

    Vĩnh biệt cửu trùng đài - Vũ Như Tô

    Lưu biệt khi xuất dương - Phan Bội Châu

    Hầu Trời - Tản Đà

    Vội vàng - Xuân Diệu

    Tràng Giang - Huy Cận

    Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử

    Chiều tối - Hồ Chí Minh

    Từ ấy - Tố Hữu

    Lai Tân - Hồ Chí Minh

    Nhớ đồng - Tố Hữu

    Tương tư - Nguyễn Bính

    Tôi yêu em - A.X. Pu-skin

    Bài thơ số 28 - R. Ta-go

    Người trong bao - A.P. Sê-khốp

    Người cầm quyền khôi phục uy quyền - V.Huy-gô

    Về luân lí xã hội ở nước ta - Phan Châu Trinh

    Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác - Ăng-ghen

    Một thời đại trong thi ca - Hoài Thanh

    Đọc thêm: Trần Tế Xương (Tú Xương)

    Đọc thêm Số đỏ - Vũ Trọng Phụng

    Đời thừa - Nam Cao

    Rô-mê-ô và Giu-li-ét - Sếch - xpia

    Đọc thêm: Phan Bội Châu

    Thề non nước - Tản Đà

    Đây mùa thu tới - Xuân Diệu

    Thơ duyên - Xuân Diệu

    Tiếng hát đi đày - Tố Hữu

    Tâm tư trong tù - Tố Hữu

    Đám tang lão Gô - ri - ô - Ban-dắc

    Xem Thêm

    Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Tác giả & Tác phẩm