Đề kiểm tra học kì 2 lịch sử 9 - Đề số 4 có lời giải chi tiết

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Lịch sử 9

    Đề bài

    ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

    MÔN LỊCH SỬ-LỚP 9

    Câu 1: Sự kiện nào đánh dấu việc Mĩ bắt đầu dính líu, can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương?

    A. Kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương

    B. Giúp Pháp thực hiện kế hoạch Rơve

    C. Kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt- Mĩ

    D. Giúp Pháp thực hiện kế hoạch Đờlát đơTátxinhi

    Câu 2: Vị trí nào được Trung ương Đảng và Chính phủ Việt Nam chọn làm điểm mở đầu của chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950?

    A. Cao Bằng

    B. Thất Khê

    C. Đông Khê

    D. Na Sầm

    Câu 3: Hành lang Đông- Tây do Pháp- Mĩ xây dựng đã bị quân dân Việt Nam chọc thủng ở vị trí nào?

    A. Sơn La

    B. Hòa Bình

    C. Hà Nội

    D. Hải Phòng

    Câu 4: Gấp rút xây dựng lực lượng, bình định vùng tạm chiếm, kết hợp với phản công và tiến công lực lượng cách mạng là nội dung kế hoạch quân sự nào của Pháp - Mĩ?

    A. Kế hoạch Valuy

    B. Kế hoạch Rơve

    C. Kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi

    D. Kế hoạch Nava

    Câu 5: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2 – 1951) đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên mới là

    A. Đảng Cộng sản Đông Dương

    B. Đảng Lao động Việt Nam

    C. Đảng Lao động Đông Dương

    D. Đảng Cộng sản Việt Nam

    Câu 6: Sự kiện nào đánh dấu việc Mĩ bắt đầu dính líu, can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương?

    A. Kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương

    B. Giúp Pháp thực hiện kế hoạch Rơve

    C. Kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt- Mĩ

    D. Giúp Pháp thực hiện kế hoạch Đờlát đơTátxinhi

    Câu 7: Vị trí nào được Trung ương Đảng và Chính phủ Việt Nam chọn làm điểm mở đầu của chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950?

    A. Cao Bằng

    B. Thất Khê

    C. Đông Khê

    D. Na Sầm

    Câu 8: Hành lang Đông- Tây do Pháp- Mĩ xây dựng đã bị quân dân Việt Nam chọc thủng ở vị trí nào?

    A. Sơn La

    B. Hòa Bình

    C. Hà Nội

    D. Hải Phòng

    Câu 9: Gấp rút xây dựng lực lượng, bình định vùng tạm chiếm, kết hợp với phản công và tiến công lực lượng cách mạng là nội dung kế hoạch quân sự nào của Pháp - Mĩ?

    A. Kế hoạch Valuy

    B. Kế hoạch Rơve

    C. Kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi

    D. Kế hoạch Nava

    Câu 10: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2 – 1951) đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên mới là

    A. Đảng Cộng sản Đông Dương

    B. Đảng Lao động Việt Nam

    C. Đảng Lao động Đông Dương

    D. Đảng Cộng sản Việt Nam

    Câu 1. Nêu ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930)?

    Câu 2. Phong trào "Đồng khởi" nổ ra trong hoàn cảnh lịch sử nào? Diễn biến, kết quả và ý nghĩa của phong trào?

    Lời giải chi tiết

    1B

    2C

    3B

    4C

    5B

    6B

    7C

    8B

    9C

    10B

    Câu 1

    Phương pháp: Dựa vào phần hoàn cảnh lịch sử của chiến dịch Biên giới thu đông 1950 để trả lời

    Cách giải:

    Ngày 13-5-1949, với sự đồng ý của Mĩ, chính phủ Pháp đề ra và thực hiện kế hoạch Rơve. Với kế hoạch này, Mĩ từng bước can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.

    Chọn đáp án: B

    Câu 2

    Phương pháp: Dựa vào diễn biến chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 để trả lời.

    Cách giải:

    Sáng sớm ngày 16-9-1950, các đơn vị quân đội ta nổ súng mở đầu chiến dịch bằng trận đánh vào cụm cứ điểm Đông Khê nằm trên đường số 4. Đây là điểm mở đầu của chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950.

    Chọn đáp án: C

    Câu 3

    Phương pháp: Dựa vào kết quả của chiến dịch Biên giới năm 1950 để trả lời

    Cách giải:

    Hành lang Đông- Tây (Hải Phòng- Hà Nội- Hòa Bình- Sơn La) do Pháp- Mĩ xây dựng nhằm cô lập Việt Bắc với vùng hậu phương liên khu III, IV đã bị quân dân Việt Nam chọc thủng ở Hòa Bình

    Chọn đáp án: B

    Câu 4

    Phương pháp: Dựa vào phần âm mưu đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp để trả lời

    Cách giải:

    Nội dung cơ bản của kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi là gấp rút xây dựng lực lượng, bình định vùng tạm chiếm, kết hợp với phản công và tiến công lực lượng cách mạng

    Chọn đáp án: C

    Câu 5

    Phương pháp: Dựa vào nội dung Đại hội đại biểu lần thứ II (1951) để trả lời.

    Cách giải:

    Tại Đại hội đại biểu lần thứ II (1951) đã quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở một nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng Mác - Lênin riêng. Ở Việt Nam, Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.

    Chọn đáp án: B

    Câu 6

    Phương pháp: Dựa vào phần hoàn cảnh lịch sử của chiến dịch Biên giới thu đông 1950 để trả lời

    Cách giải:

    Ngày 13-5-1949, với sự đồng ý của Mĩ, chính phủ Pháp đề ra và thực hiện kế hoạch Rơve. Với kế hoạch này, Mĩ từng bước can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.

    Chọn đáp án: B

    Câu 7

    Phương pháp: Dựa vào diễn biến chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 để trả lời.

    Cách giải:

    Sáng sớm ngày 16-9-1950, các đơn vị quân đội ta nổ súng mở đầu chiến dịch bằng trận đánh vào cụm cứ điểm Đông Khê nằm trên đường số 4. Đây là điểm mở đầu của chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950.

    Chọn đáp án: C

    Câu 8

    Phương pháp: Dựa vào kết quả của chiến dịch Biên giới năm 1950 để trả lời

    Cách giải:

    Hành lang Đông- Tây (Hải Phòng- Hà Nội- Hòa Bình- Sơn La) do Pháp- Mĩ xây dựng nhằm cô lập Việt Bắc với vùng hậu phương liên khu III, IV đã bị quân dân Việt Nam chọc thủng ở Hòa Bình

    Chọn đáp án: B

    Câu 9

    Phương pháp: Dựa vào phần âm mưu đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp để trả lời

    Cách giải:

    Nội dung cơ bản của kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi là gấp rút xây dựng lực lượng, bình định vùng tạm chiếm, kết hợp với phản công và tiến công lực lượng cách mạng

    Chọn đáp án: C

    Câu 10

    Phương pháp: Dựa vào nội dung Đại hội đại biểu lần thứ II (1951) để trả lời.

    Cách giải:

    Tại Đại hội đại biểu lần thứ II (1951) đã quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở một nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng Mác - Lênin riêng. Ở Việt Nam, Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.

    Chọn đáp án: B

     Câu 11

    Phương pháp: sgk Lịch sử 9, trang 71.

    Cách giải:

    Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập có ý nghĩa quan trọng:

    - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác -Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

    - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam:

    + Chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam từ đây đã nắm quyền tuyệt đối lãnh đạo cách mạng với đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam.

    + Từ đây, cách mạng Việt Nam đã có một đường lối lãnh đạo đúng đắn được nêu ra trong Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng.

    - Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã gắn cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới.

    - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.

    Câu 12.

    Phương pháp: sgk Lịch sử 9, trang 133 – 135.

    Cách giải:

     * Hoàn cảnh:

     - Trong những năm 1957 - 1959:

     + Mĩ - Diệm mở rộng chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”.

    + Tăng cường khủng bố, đàn áp.

    + Ra sắc lệnh “đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật”, thực hiện đạo luật 10/59 (5-1959) lê máy chém khắp miền Nam, giết hại những người vô tội.

     - Tháng 01-1959, Hội nghị Trung ương Đảng 15 xác định:

     + Cách mạng miền Nam không có con đường nào khác là sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm.

     + Phương hướng cơ bản là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang.

    * Diễn biến:

     - Lúc đầu phong trào nổ ra lẻ tẻ ở Vĩnh Thạnh, Bác Ái (2-1959), Trà Bồng (8-1959),… sau lan ra khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre.

     - Ngày 17-1-1960, “Đồng khởi” nổ ra ở 3 xã Định Thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khánh (huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre), từ đó lan khắp huyện Mỏ Cày và tỉnh Bến Tre.

    - Quần chúng giải tán chính quyền địch, lập Ủy ban nhân dân tự quản, lập lực lượng vũ trang, tịch thu ruộng đất của địa chủ, cường hào chia cho dân cày nghèo.

     - Phong trào lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Trung Trung bộ.

     * Kết quả: Cuối năm 1960, ta làm chủ được nhiều thôn, xã ở Nam Bộ, Tây Nguyên và cả Trung Trung Bộ.

     * Ý nghĩa:

     - Phong trào “Đồng khởi” đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

     - Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

     - Ngày 20-12-1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Mặt trận đoàn kết toàn dân chống Mỹ - Diệm, lập chính quyền cách mạng dưới hình thức Ủy ban nhân dân tự quản.

    Xemloigiai.com

    SGK Lịch sử lớp 9

    Giải bài tập lịch sử lớp 9 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập lịch sử 9 giúp để học tốt môn lịch sử 9

    PHẦN MỘT. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

    PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY

    Đề thi học kì 2 mới nhất có lời giải

    CHƯƠNG I. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

    CHƯƠNG II. CÁC NƯỚC Á, PHI, MĨ - LATINH TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

    CHƯƠNG III. MĨ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

    CHƯƠNG IV. QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

    CHƯƠNG V. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KĨ THUẬT TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

    CHƯƠNG I. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1919 - 1930

    Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải

    CHƯƠNG II. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1930 - 1939

    CHƯƠNG III. CUỘC VẬN ĐỘNG TIẾN TỚI CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

    CHƯƠNG IV. VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN

    CHƯƠNG V. VIỆT NAM TỪ CUỐI NĂM 1946 ĐẾN NĂM 1954

    CHƯƠNG VI. VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975

    CHƯƠNG VII. VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000

    Xem Thêm

    Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2025 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật