Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 sử 11 - Đề số 10 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 lịch sử 11 - Đề số 10 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

    Đề bài

    Câu 1. Khủng hoảng ở Nhật Bản diễn ra nghiêm trọng nhất trong lĩnh vực nào?

    A. Tài chính, ngân hàng

    B. Công nghiệp

    C. Nông nghiệp

    D. Thương mại, dịch vụ

    Câu 2. Giới cầm quyền Nhật Bản đã thực hiện biện pháp gì để giải quyết cuộc khủng hoảng đầu thập niên 30 của thế kỉ XX

    A. Thực hiện chính sách cải cách quy mô lớn trên toàn nước Nhật

    B. Khôi phục các ngành công nghiệp quan trọng và giải quyết nạn thấ nghiệp cho người dân

    C. Thực hiện chính sách quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài

    D. Tham khảo và vận dụng chính sách mới của Mĩ

    Câu 3. Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản kéo dài trong bao lâu

    A. Nửa đầu thập niên 30 của thế kỉ XX

    C. Giữa thập niên 30 của thế kỉ XX

    B. Nửa sau thập niên 30 của thế kỉ XX

    D. Suốt thập niên 30 của thế kỉ XX

    Câu 4. Cùng với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh chiến tranh xâm lược

    A. Hàn Quốc            B. Trung Quốc

    C. Triều Tiên            D. Đài Loan.

    Câu 5. Năm 1933, ở Nhật Bản diễn ra sự kiện gì quan trọng?

    A. Nhật Bản dựng lên chính phủ bù nhìn, “Mãn Châu quốc”.

    B. Nhật Bản đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc.

    C. Nhật Bản bắt đầu quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.

    D. Nhật Bản đánh chiếm Mãn Châu.

    Câu 6. Từ cuộc biểu tình phản đối chính sách xâm lược của giới cầm quyền đã dẫn đến

    A. Chế độ quân phiệt Nhật Bản suy yếu.

    B. Chế độ phân phiệt Nhật Bản sụp đổ.

    C. Phong trào thành lập Mặt trận Nhân dân.

    D. Phong trào càng lan rộng thu hút đông đảo binh lính và sĩ quan tham gía.

    Câu 7. Yếu tố nào tác động làm sụt giảm trầm trọng nền kinh tế Nhật Bản trong những năm đầu thập niên 30 của thế kỉ XX?

    A. Các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi Nhật Bản

    B. Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mĩ dẫn đến cuộc đại suy thoái của chủ nghĩa tư bản

    C. Chính sách quản lí lỏng lẻo của Nhà nước

    D. Sự đầu tư không hiệu quả của Nhà nước vào các ngành kinh tế

    Câu 8. Ý nào không phản ánh đúng hậu quả xã hội mà khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản gây ra?

    A. Nông dân bị phá sản, mất mùa, đói kém

    B. Công nhân thất nghiệp lên tới hàng triệu người

    C. Đời sống của các tầng lớp lao động khốn đốn

    D. Mâu thuẫn xã hội vẫn được kiểm soát bằng những chính sách quân phiệt của Nhà nước

    Câu 9. Đầu những năm 30 của thế kỉ XX. Nhật Bản phải đối mặt với nhiều vấn đề, ngoại trừ

    A. Khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế

    B. Giải quyết khó khăn về nguồn nguyên liệu

    C. Giải quyết tình trạng nhập cư

    D. Giải quyết khó khăn về tình trạng tiêu thụ hàng hóa

    Câu 10. Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản tập trung nhất vấn đề nào

    A. Quân phiệt hoá lực lượng quốc phòng

    C. Quân phiệt hoá lực lượng phòng vệ

    B. Quân phiệt hoá lực lượng an ninh quốc gia

    D. Quân phiệt hoá bộ máy nhà nước

    Lời giải chi tiết

    ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

     C

     C

     B

     A

     C

     D

    Câu 1.

    Phương pháp: sgk trang 76.

    Cách giải:

    Khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) diễn ra nghiêm trọng nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, do sự lệ thuộc vào thị trường bên ngoài của ngành này.

    Chọn đáp án: C

    Câu 2.

    Phương pháp: sgk trang 76.

    Cách giải:

    Để giải quyết khó khăn, giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bánh trướng ra bên ngoài.

    Chọn đáp án: C

    Câu 3.

    Phương pháp: sgk trang 76.

    Cách giải:

    Quá trình quân phiệt hóa của Nhật Bản kéo dài trong suốt thập niên 30 của thế kỉ XX.

    Chọn đáp án: D

    Câu 4.

    Phương pháp: sgk trang 77.

    Cách giải:

    Cùng với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, tăng cường chạy đua vũ trang, giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc.

    Chọn đáp án: B

    Câu 5.

    Phương pháp: sgk trang 77.

    Cách giải:

    Năm 1933, Nhật Bản dựng lên chính phủ bù nhìn, đưa Phổ Nghị - Vị hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc – lên đứng đầu cái gọi là “Mãn Châu Quốc”. Miền Đông Bắc Trung Quốc trở thành bà đạp của những cuộc phiêu lưu quân sự mới của quân đội Nhật Bản.

    Chọn đáp án: A

    Câu 6.

    Phương pháp: sgk trang 78.

    Cách giải:

    Từ cuộc biểu tình phản đối chính sách xâm lược của giới cầm quyền đã dẫn đến phong trào thành lập Mặt trận Nhân dân, tập hợp đông đảo các tầng lớp xã hội.

    Chọn đáp án: C

    Câu 7.

    Phương pháp: sgk trang 76, suy luận.

    Cách giải:

    Năm 1929, sự sụp đổ cảu thị trường chứng khoản Mĩ dẫn đến cuộc đại suy thoái của chủ nghĩa tư bản nói chung, đã làm cho nền kinh tế Nhật Bản giảm sút trầm trọng.

    Chọn đáp án: B

    Câu 8.

    Phương pháp: sgk trang 76, loại trừ.

    Cách giải:

    Hâu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với xã họi Nhật Bản được thể hiện qua các nội dung sau:

    - Nông dân bị phá sản, mất mùa, đói kém.

    - Số công nhân thất nghiệp lên đến 3 triệu người.

    - Mâu thuẫn xã hội và cuộc đấu tranh của những người lao động diễn ra quyết liệt.

    Chọn đáp án: D

    Câu 9.

    Phương pháp: suy luận.

    Cách giải:

    Từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX, Nhật Bản phải đối mặt với nhiều vấn đề, trong đó có:

    - Khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.

    - Giải quyết khó khăn về nguồn nguyên liệu, đặc biệt là tình trạng nông nghiệp giảm sút trầm trọng do sự lệ thuộc vào thị trường bên ngoài của ngành này.

    - Giải quyết khó khăn về tình trạng tiêu thụ hàng hóa do đang trong cuộc khủng hoảng thừa.

    Tình trạng dân nhập cư không phải khó khăn lớn đối với Nhật Bản.

    Chọn đáp án: C

    Câu 10.

    Phương pháp: sgk trang 76, suy luận.

    Cách giải:

    Ở Nhật Bản do đã có sẵn chế độ chuyên chế Thiên hoàng, quá trình quân phiệt hóa diễn ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa.

    => Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản tập trung nhất vào vẫn đề quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.

    Chọn đáp án: D

    Xemloigiai.com

    SGK Lịch sử lớp 11

    Giải bài tập lịch sử lớp 11 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập lịch sử SGK 11 giúp để học tốt môn lịch sử 11, luyện thi THPT Quốc gia

    PHẦN MỘT. LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (Tiếp theo)

    PHẦN HAI. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

    PHẦN BA. LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 - 1918)

    Đề thi học kì 2 mới nhất có lời giải

    Chương I. Các nước Châu Á, Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

    Chương II. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

    Chương III. Những thành tựu văn hóa thời cận đại

    Chương I. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 - 1941)

    Chương II. Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

    Chương III. Các nước Châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

    Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải

    Chương IV. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

    Chương I. Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX

    Chương II. Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918)

    Xem Thêm

    Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Tác giả & Tác phẩm