Câu 6, 7, 8, 9 bài tự kiểm tra cuối phần nhiệt - Trang 139 Vở bài tập Vật lý lớp 8

Giải câu 6, 7, 8, 9 bài tự kiểm tra cuối phần nhiệt - Trang 139 Vở bài tập Vật lý lớp 8 có đáp án, lời giải chi tiết kèm phương pháp giải đầy đủ tất cả các bài

    6.

    Đối lưu là hình thức truyền nhiệt

    A. chỉ của chất khí.

    B. chỉ của chất lỏng.

    C. chỉ của chất chất khí và chất lỏng.

    D. của cả chất khí, chất lỏng, chất rắn.

    Phương pháp giải:

    Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.

    Lời giải chi tiết:

    Chọn C. chỉ của chất chất khí và chất lỏng.

    Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.


    7.

    Có ba bình giống nhau A, B, C, đựng cùng một loại chất lỏng ở cùng một nhiệt độ. Sau khi dùng các đèn cồn tỏa nhiệt giống nhau để đun các bình này trong những khoảng thời gian như nhau thì

    A. nhiệt độ của bình A cao nhất, rồi đến nhiệt độ ở bình B, bình C.

    B. nhiệt độ của bình B cao nhất, rồi đến nhiệt độ ở bình C, bình A.

    C. nhiệt độ của bình C cao nhất, rồi đến nhiệt độ ở bình B, bình A.

    D. nhiệt độ ở ba bình như nhau.

    Phương pháp giải:

    Công thức tính nhiệt lượng thu vào/ tỏa ra: Q = m . c . ∆t trong đó: Q là nhiệt lượng (J), m là khối lượng của vật (kg), ∆t là độ tăng/ giảm nhiệt của vật (0C hoặc K), c là nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K).

    Lời giải chi tiết:

    Chọn D. nhiệt độ ở ba bình như nhau.

    Vì 3 bình A, B, C giống nhau, đựng cùng một loại chất lỏng ở cùng một nhiệt độ và dùng các đèn cồn tỏa nhiệt giống nhau để đun các bình này trong những khoảng thời gian như nhau, nhiệt lượng nhận được từ đèn cồn cũng giống nhau nên độ tăng nhiệt độ 3 bình như nhau. Vậy nhiệt độ ở 3 bình như nhau.


    8.

    Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là đúng?

    A. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

    B. Nhiệt lượng là một dạng năng lượng có đơn vị là jun.

    C. Bất cứ vật nào cũng có nhiệt lượng.

    D. Sự truyền nhiệt giữa hai vật chỉ dừng lại khi hai vật có nhiệt lượng bằng nhau.

    Phương pháp giải:

    Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

    Lời giải chi tiết:

    Chọn A.

    Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

    B sai. Nhiệt năng là một dạng năng lượng có đơn vị là jun.

    C sai. Bất cứ vật nào cũng có nhiệt năng.

    D sai. Sự truyền nhiệt giữa hai vật chỉ dừng lại khi hai vật có nhiệt độ bằng nhau.


    9.

    Công thức nào sau đây là công thức tính nhiệt lượng do một vật có khối lượng m thu vào?

    A. Q = m.c.Δt, với Δt là độ giảm nhiệt độ.

    B. Q = m.c.Δt, với Δt là độ tăng nhiệt độ.

    C. Q = m.c.(t1 – t2 ), với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối.

    D. Q = m.q, với q là năng suất tỏa nhiệt.

    Phương pháp giải:

    Công thức tính nhiệt lượng thu vào Q = m . c . ∆t trong đó: Q là nhiệt lượng (J), m là khối lượng của vật (kg), ∆t là độ tăng nhiệt độ của vật (0C hoặc K), c là nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K).

    Lời giải chi tiết:

    Lời giải chi tiết:

    Chọn B.

    Công thức tính nhiệt lượng vật thu vào: Q = m.c.Δt, trong đó: Q là nhiệt lượng (J), m là khối lượng của vật (kg), Δt là độ tăng nhiệt độ của vật (oC hoặc K), c là nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K).

    Xemloigiai.com

    Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật