Câu 3 trang 79 SGK Sinh học 11 Nâng cao
Đề bài
Giải thích sự thay đổi huyết áp và vận tốc máu trong hệ mạch (dựa vào hình 19.3 trong bài).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Lời giải chi tiết
Sự thay đổi huyết áp và vận tốc máu trong hệ mạch: Hệ mạch bao gồm các động mạch, tĩnh mạch, nối với nhau qua các mao mạch.
Máu được vận chuyển trong hệ mạch đi nuôi cơ thể tuân theo các quy luật vật lí, liên quan chặt chẽ đến áp suất đẩy máu, lưu lượng máu chảy và vận tốc, sức cản của mạch...
* Huyết áp
Máu vận chuyển trong hệ mạch nhờ năng lượng co tim. Tim co tạo ra một áp lực để tống máu vào các động mạch, đồng thời cũng tạo ra huyết áp động mạch. Người ta phân biệt huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim giãn.
Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp; tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ.
Càng xa tim, huyết áp càng giảm. Ở người bình thường huyết áp ở động mạch chủ là 120 - 140mmHg, ở động mạch lớn: 110 - 125mmHg, ở động mạch bé: 40 - 60mmHg, ở mao mạch: 20 - 40mmHg, ở tĩnh mạch lớn 10 - 15mmHg. Sự giảm dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phần tử máu với nhau khi vận chuyển.
Nếu huyết áp cực đại lớn quá 150mmHg và kéo dài, đó là chứng huyết áp cao. Ở người già, mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch gây xuất huyết não. Nếu huyết áp cực đại thường xuống dưới 80 mmHg thuộc chứng huyết áp thấp, sự cung cấp máu cho não kém, dễ bị ngất, cũng nguy hiểm.
* Vận tốc máu
Máu chảy nhanh hay chậm lệ thuộc vào tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch. Nếu tiết diện nhỏ, chênh lệch huyết áp lớn, máu sẽ chảy nhanh và ngược lại, máu sẽ chảy chậm.
Máu chảy nhanh nhất trong động mạch và chậm nhất trong các mao mạch, đảm bảo cho sự trao đổi chất giữa máu với các tế bào của cơ thể, vì động mạch có tiết diện nhỏ hơn nhiều so với tổng tiết diện rất lớn của các mao mạch. Chẳng hạn ở người, tiết diện của động mạch chủ là 5 - 6 cm2, tốc độ máu ở đây là 500 - 600mm/giây, trong khi tổng tiết diện của mao mạch lên tới 6200cm2 nên tốc độ máu giảm chỉ còn 0,5 mm/giây.
Xemloigiai.com
- Hoạt động của cơ tim có gì khác hoạt động của cơ vân?
- Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi?
- Hãy so sánh hoạt động của hệ tim mạch khi lao động và lúc nghỉ ngơi. Sự sai khác giữa hai trường hợp trên do đâu?
- Câu 1 trang 79 SGK Sinh học 11 Nâng cao
- Câu 2 trang 79 SGK Sinh học 11 Nâng cao
- Câu 4 trang 79 SGK Sinh học 11 Nâng cao
- Câu 5 trang 79 SGK Sinh học 11 Nâng cao
SGK Sinh lớp 11 Nâng cao
Giải bài tập sinh lớp 11 Nâng cao đầy đủ công thức, lý thuyết, phương pháp, khái niệm, chuyên đề sinh học SGK lớp 11 giúp để học tốt sinh học 11 Nâng cao, luyện thi THPT Quốc gia
CHƯƠNG I. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
- A. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
- B. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT
- Bài 22. Ôn tập chương I
CHƯƠNG II. CẢM ỨNG
CHƯƠNG III. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CHƯƠNG IV. SINH SẢN - SINH HỌC 11 NÂNG CAO
- A. SINH SẢN Ở THỰC VẬT
- B. SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT
- Bài 48. Ôn tập chương II, III, IV - Sinh học 11 Nâng cao
A. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
- Bài 1. Trao đổi nước ở thực vật
- Bài 2. Trao đổi nước ở thực vật (tiếp theo)
- Bài 3. Trao đổi khoáng và Nitơ ở thực vật
- Bài 4. Trao đổi khoáng và Nitơ ở thực vật (tiếp theo)
- Bài 5. Trao đổi khoáng và Nitơ ở thực vật (tiếp theo)
- Bài 7. Quang hợp
- Bài 8. Quang hợp ở các nhóm thực vật
- Bài 9. Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
- Bài 10. Quang hợp và năng suất cây trồng
- Bài 11. Hô hấp ở thực vật
- Bài 12: Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hô hấp
B. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT
- Bài 15. Tiêu hóa
- Bài 16. Tiêu hóa (tiếp theo)
- Bài 17. Hô hấp
- Bài 18. Tuần hoàn
- Bài 19. Hoạt động của các cơ quan tuần hoàn
- Bài 20. Cân bằng nội môi
A. CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT
B. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
- Bài 26. Cảm ứng ở động vật
- Bài 27. Cảm ứng ở động vật (tiếp theo) (NC)
- Bài 28. Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động
- Bài 29. Dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ
- Bài 30. Tập tính
- Bài 31. Tập tính (tiếp theo)
- Bài 32. Tập tính (tiếp theo)
A. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT
- Bài 34. Sinh trưởng ở thực vật (NC)
- Bài 35. Hoocmôn thực vật (NC)
- Bài 36. Phát triển ở thực vật có hoa - Sinh học 11 Nâng cao
B. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
- Bài 37. Sinh trưởng và phát triển ở động vật - Sinh học 11 Nâng cao
- Bài 38. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
- Bài 39. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo)
A. SINH SẢN Ở THỰC VẬT
- Bài 41. Sinh sản vô tính ở thực vật - Sinh học 11 Nâng cao
- Bài 42. Sinh sản hữu tính ở thực vật - Sinh học 11 Nâng cao
B. SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT
Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2025 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
Vật Lý
Hóa Học
Ngữ Văn
- Soạn văn 11
- SBT Ngữ văn lớp 11
- Văn mẫu 11
- Soạn văn 11 chi tiết
- Soạn văn ngắn gọn lớp 11
- Soạn văn 11 siêu ngắn
Sinh Học
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
Công Nghệ
Lịch Sử & Địa Lý
- Tập bản đồ Địa lí lớp 11
- SBT Địa lí lớp 11
- SGK Địa lí lớp 11
- Tập bản đồ Lịch sử lớp 11
- SBT Lịch sử lớp 11
- SGK Lịch sử lớp 11