Câu 1 trang 161 SGK Sinh học 12 nâng cao

Giải bài tập Câu 1 trang 161 SGK Sinh học 12 nâng cao

    Đề bài

    Giải thích sự hoá đen của loài bướm Biston betularia ở vùng công nghiệp.

    Phương pháp giải - Xem chi tiết

    Hiện tượng: Năm 1848, ở Mansertơ (Anh) lần đầu tiên người ta phát hiện một con bướm đen. Từ năm 1848 đến 1900, ở nhiều vùng công nghiệp miền Nam nước Anh, có nhiều bụi than từ ống khói nhà máy phun ra bám vào thân cây, tỉ lệ bướm đen trong quần thể đã lên tới 85% và đến giữa thế kỉ 20 đạt 98%.

    Lời giải chi tiết

    Trong môi trường có bụi than, thể đột biến màu đen trở thành có lợi cho bướm vì chim ăn sâu khó phát hiện, vì vậy được CLTN giữa lại. Số cá thể màu đen được sống sót nhều hơn, qua giao phối con cháu chúng ngày càng đông và thay thế dần dạng trắng.

    Màu sắc ngụy trang của bướm sâu đo bạch dương là kết quả quá trình chọn lọc thể đột biến có lợi cho bướm, đã phát sinh ngẫu nhiên trong lòng quần thể bướm chứ không phải là sự biến đổi màu sắc cơ thể bướm cho phù hợp với môi trường hoặc do ảnh hưởng trực tiếp của bụi than nhà máy.

    Sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là kết quả của quá trình lịch sử chịu sự chi phối của ba nhân tố chủ yếu: đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên.

    Xemloigiai.com

    SGK Sinh lớp 12 Nâng cao

    Giải bài tập sinh lớp 12 Nâng cao đầy đủ công thức, lý thuyết, phương pháp, khái niệm, chuyên đề sinh học SGK lớp 12 giúp để học tốt sinh học 12 Nâng cao, luyện thi THPT Quốc gia

    PHẦN 5: DI TRUYỀN HỌC

    PHẦN 6: TIẾN HÓA

    PHẦN 7: SINH THÁI HỌC

    CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

    CHƯƠNG II: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

    CHƯƠNG III. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ

    CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

    CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

    CHƯƠNG I. BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA

    CHƯƠNG II: NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA

    CHƯƠNG III. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT

    CHƯƠNG I: CƠ THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG

    CHƯƠNG II: QUẦN THỂ SINH VẬT

    CHƯƠNG III. QUẦN XÃ SINH VẬT

    CHƯƠNG IV: HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ SINH THÁI HỌC VỚI QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN