Nếu bạn nghĩ hai lần rồi mới nói thì chắc chắn bạn sẽ nói hay hơn
Hãy bắt đầu bằng một câu chuyện hấp dẫn hoặc hài hước:
Câu chuyện hấp dẫn (nhất là những người thật việc thật) hoặc là những câu chuyện hài hước có thể làm cho mọi người cười vui vẻ thì sẽ có thể nắm được trái tim của người nghe. Dù người nói trước đã làm phân tán tư duy của người nghe nhưng bạn vẫn nắm được tình hình của cuộc nói chuyện và khơi dậy hứng thú của người nghe, nhanh chóng được người nghe chấp nhận.
Lôi cuốn người nghe bằng một số đồ vật hấp dẫn
Một tấm ảnh, một tờ bản đồ, một đồ vật được mang từ chiến trường về... có thể phản ánh trực quan chủ đề và sẽ nhanh chóng hấp dẫn được người nghe. Nếu người nghe vui vẻ thì bạn có thể trừu tượng chủ đề nói chuyện thành một bức tranh mà không cần phải nghiên cứu đến tính nghệ thuật của nó. Những cử động khác người, độc đáo cũng có thể tập trung được sự chú ý của người nghe. Nói chung chỉ cần vật gì có thể giúp cho người nói phát huy chủ đề là được.
Hãy bắt đầu bằng những câu hỏi
Vào những năm mạng Internet mới bắt đầu được phổ biến, chúng tôi rủ nhau mở một Công ty kỹ thuật cao chuyên phát triển về mạng Internet. Tôi nhớ hôm đó mọi người tranh luận với nhau rất nhiều và tôi đã nói “Tôi nghĩ hôm nay chúng ta tụ tập ở đây là cùng chung mục đích, chúng ta đã phấn đấu vì mục đích này rất nhiều năm đúng không?”. Mọi người đều tán thành với ý kiến của tôi. Mọi người cho rằng mạng Internet sẽ phát triển rất nhanh. Đúng thế. Mọi người đều cho rằng mạng Internet sẽ phát triển, vậy còn chờ đợi gì nữa? Chúng ta phải hành động nhanh lên. Kết quả là chúng tôi đã thảo luận xong vấn đề.
Bạn đã tìm được cảm giác chưa? Các nhà tâm lý học cho rằng, sau khi vấn đề được đặt ra thì hầu như những người cảm thấy có hứng thú đều suy nghĩ và muốn nhanh chóng biết đáp án. Để tập trung nhanh chóng sự chú ý của người nghe khi họ đang đợi câu trả lời của bạn để nghiệm chứng cho phán đoán của chính mình, bạn chú ý không được nêu câu hỏi quá đơn giản, phải là những câu hỏi “khiến người người bừng tỉnh” nhằm khơi dậy suy nghĩ hoặc làm người nghe cảm thấy mình có lợi.
Tạo ra sự hồi hộp
Bạn có thể tạo ra sự hồi hộp qua lòng ham muốn hiểu biết của người nghe. Áp dụng cách nói chuyện này ngay từ khi bắt đầu nói chuyện thì cần phải có một số thông tin “vỉa hè”. Đây cũng là cách nói chuyện hay để lôi cuốn người nghe.
Hãy xuất phát từ lợi ích và sự quan tâm của người nghe
Những người nói chuyện giàu kinh nghiệm luôn luôn biết liên hệ lợi ích thiết thân của người nghe với những gì mình nói, dù hơi khiên cưỡng. Đôi khi để lôi cuốn người nghe, ngay từ khi mở đầu người nói đành phải vòng vo tam quốc đến khi người nghe cảm thấy hứng thú thì mới đi thẳng vào vấn đề chính.
Hãy bắt đầu nói từ những gì đồng cảm với người nghe
Những chủ đề như kinh nghiệm, hoàn cảnh, phương hướng, chuyên đề nghiên cứu, hy vọng và triển vọng chung... đều có thể khơi dậy tính đồng cảm của người nghe. Bạn bắt đầu nói chuyện bằng những cách này sẽ dễ dàng được người nghe chấp nhận.
Hãy bắt đầu bằng một danh ngôn
Danh ngôn của những người nổi tiếng là sự mở đầu rất tốt đẹp cho một cuộc nói chuyện. Các nhà tâm lý cho rằng, công chúng có tâm lý sùng bái quyền uy (người nổi tiếng được mọi người cho là người đầy quyền uy). Câu nói của những người nổi tiếng luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với người nghe và do vậy dễ dàng tập trung được sự chú ý của người nghe.
Hãy khen ngợi người nghe trước
Con người, ai cũng thích được nghe những lời khen ngợi. Do đó, những lời khen ngợi cụ thể sẽ làm người nghe chú ý, đồng thời người nói cũng dễ dàng được người nghe chấp nhận vì họ cho bạn là người hòa nhã, thân ái.