Muốn thành công đừng chờ thần tài gõ cửa mà hãy dũng cảm bước đi
Khi những ước mơ của chúng ta sắp biến thành hiện thực, chúng ta bắt tay vào hành động mới cảm thấy những ước mơ vĩ đại ấy cũng ghê gớm đấy chứ. Theo cách nói của một thiền sư thì: “Muốn đi đường xa cần phải ngó nơi gần trước, muốn thành đại nghiệp thì cần phải cẩn thận từ những việc nhỏ nhất”. Một thiền sư khác lại nói: “Mài đá quý, thời gian lâu mới thấy giảm đi, trồng cây lâu ngày mới thấy nó cao lớn”.
Hai câu nói này đều nói rõ: Hãy bắt tay từ những việc nhỏ nhất. Đó là sự chuẩn bị của thành công, chúng ta sẽ thu được kết quả từ những việc lớn.
Hãy bước đi đừng do dự!
Công việc chuẩn bị vô cùng quan trọng. Trước hết cần phải làm tốt công tác chuẩn bị, và điều quan trọng tiếp theo là bắt tay vào hành động! Hãy cẩn thận, đừng chỉ lo đến chuẩn bị mà không hành động. Tốt nhất nên suy nghĩ cẩn thận biện pháp hay nhất để biến nguyện vọng thành sự thực, hãy phân tích hoàn cảnh, ưu điểm và những thử thách mình phải đối mặt, những trở ngại sẽ gặp phải cũng như toàn bộ những điều kiện cần có để biến mơ ước thành hiện thực.
Những người cẩn thận sẽ phân tích tỉ mỷ mục tiêu lớn, giành được nhiều mục tiêu nhỏ thì dễ đạt được từng mục tiêu, tích tiểu thành đại để giành được thành công to lớn. Phân tích nhiều lần, mà vẫn lo lắng được mất, không dám ra tay hành động, thì đã mắc phải cái gọi là “chứng tê liệt phân tích”.
Phân tích và chuẩn bị đều không phải là mục đích, mà chỉ là biện pháp để con người giành được mục đích - chúng ta cần nhờ vào nó để hoàn thành mục tiêu đời người. Tuyệt đối không nên gốc ngọn đảo ngược, một mực chuẩn bị, mãi không triển khai hành động thực tế theo đuổi mục tiêu.
Đối với những tuyển thủ bóng rổ và cầu thủ bóng đá, tập luyện mềm mại, chạy bộ, huấn luyện trọng lượng và vận động cơ bắp rất quan trọng. Nếu cả ngày chỉ yêu cầu họ làm những việc ấy mà không đưa ra thi đấu thì sẽ không thể duy trì được lâu dài. Cũng như vậy, nếu chỉ luôn đưa ra sách lược mà không thấy hành động thì thật vô vị. Trên thế giới này có hai loại người: Một là bàng quan với sự việc xảy ra, còn loại người nữa là thúc đẩy cho sự việc nảy sinh. Nếu không dám mạo hiểm thì sẽ chẳng đạt được gì cả.
Chúng ta nên nhớ rằng: Nếu thấy việc sai thì cần nói rõ, nếu cần uốn nắn biện pháp thì nên uốn nắn trước, và mạnh dạn và dũng cảm vượt qua thử thách.
Nếu bạn không nêu yêu cầu thì ai sẽ cho bạn? Bạn cần phải nắm lấy cơ hội, thúc đẩy sự việc phát triển. Bây giờ không làm thì còn đợi đến bao giờ? Mình không làm thì ai sẽ làm?
Thời gian chúng ta sống trên thế gian này có hạn, chưa chắc đã đủ để hoàn thành mọi việc tốt đẹp chúng ta muốn làm. Không nên luôn dao động, chần chừ, và cũng không nên hành động do dự, mà cần phải nắm bắt và tận dụng thoả đáng thời gian có hạn ấy.
Trong cuộc đời, chúng ta cần rất nhiều mối quan hệ xã hội, chúng ta cần phải dũng cảm để chủ động xây dựng những mối quan hệ đó. Nếu chúng ta đã có sự chuẩn bị về việc gì đó thì nên bắt tay vào làm. Có thể người khác làm việc ấy sẽ tốt hơn, nhưng trước khi chúng ta ra tay trước thì họ cũng đang có suy nghĩ mình chưa làm bao giờ hoặc là có thể họ cũng muốn được giúp chúng ta một tay.
Tuy nhiên, cũng có một khả năng khác là:
Bắt tay vào hành động sẽ khiến sự chuẩn bị của chúng ta chu toàn hơn, tăng cường được khả năng nhiều hơn và cuối cùng trở thành người xứng đáng nhất. Một khi chúng ta đã lên kế hoạch làm việc thì cần phải triển khai hành động nó.
Những người có tư chất bình thường nhưng chăm chỉ sẽ vượt qua cả những người có tư chất tài giỏi nhưng lười nhác. Phấn đấu sẽ tạo ra được giá trị. Cần phải chủ động triển khai hành động, cố gắng phấn đấu.