Bài 6. Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố, thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì và nhóm trang 43, 44, 45, 46, 47, 48 Hóa 10 Chân trời sáng tạo
MĐ
Kim loại kiềm là các kim loại nhóm IA, bao gồm: lithium (Li), sodium (Na), potassium (K), rubidium (Rb), caesium (Cs), francium (Fr). Chúng phản ứng được với nước và giải phóng khí hydrogen. Vậy khả năng phản ứng với nước của các kim loại trên có giống nhau hay không? Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, chúng ta có thể giải thích được xu hướng biến đổi tính chất hóa học cơ bản của nguyên tử các nguyên tố không? |
Lời giải chi tiết:
- Các kim loại nhóm IA: Khả năng phản ứng với nước của các kim loại không giống nhau, khả năng phản ứng với nước giảm dần
- Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, ta có thể giải thích được xu hướng biến đổi tính chất hóa học cơ bản của nguyên tử các nguyên tố
CH
1. Quan sát Hình 6.1, cho biết bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong mỗi chu kì và trong mỗi nhóm A biến đổi như thế nào. |
Phương pháp giải:
- Quan sát Hình 6.1 và rút ra nhận xét
+ Chu kì: hàng ngang
+ Nhóm: cột dọc
Lời giải chi tiết:
- Trong mỗi chu kì, đi từ trái sang phải, bánh kính nguyên tử của các nguyên tố giảm dần
- Trong mỗi nhóm, đi từ trên xuống dưới, bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng dần
CH
2. Xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong mỗi chu kì và trong mỗi nhóm A do yếu tố nào gây ra? Giải thích |
Phương pháp giải:
Dựa vào điện tích hạt nhân và số electron của nguyên tử để giải thích
Lời giải chi tiết:
- Bán kính nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có xu hướng biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
+ Trong một chu kì, nguyên tử của các nguyên tố có cùng số lớp electron. Từ trái sang phải, điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần nên electron lớp ngoài cùng sẽ bị hạt nhân hút mạnh hơn, vì vậy bán kính nguyên tử của các nguyên tố có xu hướng giảm dần
+ Trong một nhóm, theo chiều từ trên xuống dưới, số lớp electron tăng dần nên bán kính nguyên tử có xu hướng tăng
LT
Dựa vào xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, em hãy sắp xếp các nguyên tố sau đây theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử: Li, N, O, Na, K. |
Phương pháp giải:
- Li, N, O cùng thuộc chu kì 2
- Li, Na, K cùng thuộc nhóm IA
Lời giải chi tiết:
- Li, N, O cùng thuộc chu kì 2
- Li, Na, K cùng thuộc nhóm IA
- Trong 1 chu kì, tính từ trái sang phải, bán kính nguyên tử giảm => Bán kính: Li > N > O (1)
- Trong 1 nhóm, đi từ trên xuống dưới, bánh kính nguyên tử tăng => Bán kính: K > Na > Li (2)
- Từ (1) và (2)
=> Sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử: O < N < Li < Na < K
CH
3. Từ số liệu trong Bảng 6.1, nhận xét sự biến đổi giá trị độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong một nhóm A và trong một chu kì. Giải thích |
Phương pháp giải:
- Quan sát Bảng 6.1 và rút ra nhận xét độ âm điện trong 1 chu kì, trong 1 nhóm
- Giải thích: phụ thuộc vào điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử
=> Lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng
Lời giải chi tiết:
- Độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố nhóm A có xu hướng biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
+ Trong một chu kì: theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng cũng tăng. Do đó, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố có xu hướng tăng dần
+ Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng nhanh, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm. Do đó độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố có xu hướng giảm dần
CH
4. Hãy cho biết vì sao trong Bảng 6.1, giá trị độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố nhóm VIIIA còn để trống |
Phương pháp giải:
- Độ âm điện đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử khi tạo thành liên kết hóa học
- Các nguyên tố nhóm VIIIA bền, không tham gia liên kết hóa học
Lời giải chi tiết:
- Các nguyên tố nhóm VIIIA là các nguyên tố khí hiếm, bền ở điều kiện thường và không tham gia liên kết hóa học
=> Không hút electron vì cấu hình electron đã đạt cấu hình bền vững
=> Không có giá trị độ âm điện
LT
Dựa vào xu hướng biến đổi độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, em hãy sắp xếp các nguyên tố sau đây theo chiều tăng dần độ âm điện của nguyên tử: Na, K, Mg, Al |
Phương pháp giải:
- Na, Mg Al cùng thuộc chu kì 2
- Na, K đều cùng nhóm IA
Lời giải chi tiết:
- Na, Mg Al cùng thuộc chu kì 2
- Na, K đều cùng nhóm IA
- Trong 1 chu kì, tính từ trái sang phải, giá trị độ âm điện tăng => Giá trị độ âm điện: Na < Mg < Al (1)
- Trong 1 nhóm, đi từ trên xuống dưới, giá trị độ âm điện giảm => Giá trị độ âm điện: K < Na (2)
- Từ (1) và (2)
=> Sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần giá trị độ âm điện: K < Na < Mg < Al
CH
5. Giải thích sự hình thành ion Na+ và ion F- |
Phương pháp giải:
- Na là kim loại, nguyên tử dễ nhường electron
- F là phi kim, nguyên tử dễ nhận electron
Lời giải chi tiết:
- Na là kim loại nhóm IA => Có 1 electron ở lớp ngoài cùng => Khi tham gia liên kết dễ dàng nhường đi 1 electron để đạt cấu hình electron bền vững khí hiếm, tạo thành Na+
- F là phi kim nhóm VIIA => Có 7 electron ở lớp ngoài cùng => Khi tham gia liên kết dễ dàng nhận thêm 1 electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm, tạo thành F-
CH
6. Khả năng nhường hoặc nhận electron hóa trị của các nguyên tử các nguyên tố nhóm A thay đổi như thế nào khi: a) đi từ đầu chu kì đến cuối chu kì? b) đi từ đầu nhóm đến cuối nhóm? |
Phương pháp giải:
- Trong một chu kì, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng tăng
- Trong một nhóm, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm
Lời giải chi tiết:
- Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng tăng. Do đó, khả năng nhận electron của các nguyên tử tăng và khả năng nhường electron của các nguyên tử giảm
- Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm. Do đó, khả năng nhận electron của các nguyên tử giảm và khả năng nhường electron của các nguyên tử tăng
LT
Dựa vào xu hướng biến đổi tính kim loại – phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy sắp xếp các nguyên tố sau đây theo chiều giảm dần tính kim loại: sodium, magnesium và potassium |
Phương pháp giải:
- Na, Mg thuộc cùng chu kì 2
- Na, K thuộc cùng nhóm IA
Lời giải chi tiết:
- Na, Mg thuộc cùng chu kì 2
- Na, K thuộc cùng nhóm IA
- Trong cùng 1 chu kì, tính theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính kim loại giảm dần => Tính kim loại Na > Mg (1)
- Trong cùng 1 nhóm, tính theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng dần => Tính kim loại K > Na (2)
- Từ (1) và (2)
=> Sắp xếp các nguyên tố theo chiều giảm dần tính kim loại: K > Na > Mg
CH
7. Từ các phản ứng của các oxide và hydroxide: Na2O, NaOH, Al2O3, Al(OH)3, SO3, H2SO4 với các dung dịch HCl, KOH, hãy nhận xét tính acid, base của các oxide và hydroxide trên |
Phương pháp giải:
- Dựa vào khả năng tác dụng với acid, base của oxide và hydroxide
Lời giải chi tiết:
- Tính acid, base của oxide
+ Na2O phản ứng với acid
+ Al2O3 phản ứng với cả acid và base
+ SO3 phản ứng với acid
=> Tính base: Na2O > Al3O3 > SO3. Tính acid: Na2O < Al3O3 < SO3
- Tính acid, base của hydroxide
+ NaOH phản ứng với acid
+ Al(OH)3 phản ứng với acid và base
+ H2SO4 phản ứng với base
=> Tính base: NaOH > Al(OH)3 > H2SO4. Tính acid: NaOH < Al(OH)3 < H2SO4.
CH
8. Quan sát Bảng 6.2, hãy liên hệ xu hướng biến đổi tính acid, tính base của oxide và hydroxide tương ứng với tính kim loại, phi kim của các nguyên tố trong chu kì |
Phương pháp giải:
Quan sát Bảng 6.2 và rút ra nhận xét
Lời giải chi tiết:
- Trong 1 chu kì:
+ Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần.
+ Tính base của oxide, hydroxide giảm dần; tính acid của oxide, hydroxide tăng dần
LT
Dựa vào xu hướng biến đổi tính acid - base của oxide và hydroxide tương ứng của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy sắp xếp các hợp chất sau đây theo chiều giảm dần tính acid của chúng: H2SiO3, HClO4, H2SO4, H3PO4 |
Phương pháp giải:
- Si, Cl, S, P thuộc cùng chu kì 2
- Trong 1 chu kì, tính phi kim tăng dần, tính acid tăng dần
Lời giải chi tiết:
- Trong cùng 1 chu kì, tính từ trái trang phải, tính acid của hydroxide tương ứng của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn tăng dần
=> Sắp xếp theo chiều giảm dần tính acid: HClO4 > H2SO4 > H3PO4 > H2SiO4
VD
Aspartame là một chất làm ngọt nhân tạo, được sử dụng trong một số loại soda dành cho người ăn kiêng. Xác định vị trí của các nguyên tố tạo nên aspartame trong bảng tuần hoàn. Trong số các nguyên tố đó, nguyên tố nào có tính phi kim mạnh nhất? |
Phương pháp giải:
- Các nguyên tố tạo nên aspartame: C, H, N, O
- Trong cùng 1 chu kì, tính từ trái sang phải, tính phi kim tăng dần
- Trong cùng 1 nhóm, đi từ trên xuống dưới, tính phi kim giảm dần
Lời giải chi tiết:
- H: ô số 1, nhóm IA, chu kì 1
- C: ô số 6, nhóm IVA, chu kì 2
- N: ô số 7, nhóm VA, chu kì 2
- O: ô số 8, nhóm VIA, chu kì 2
- Trong cùng 1 chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính phi kim tăng dần
=> Tính phi kim: C < N < O
- H có tính phi kim yếu
=> Nguyên tố O có tính phi kim mạnh nhất
BT1
Bài 1: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có bán kính nhỏ nhất? A. Si (Z = 14) B. P (Z = 15) C. Ge (Z = 32) D. As (Z = 33) |
Phương pháp giải:
- Dựa vào số hiệu nguyên tử, xác định vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- Trong cùng 1 chu kì, đi từ trái sang phải, bán kính giảm dần
- Trong cùng 1 nhóm, đi từ trên xuống dưới, bán kính tăng dần
Lời giải chi tiết:
- Si: nhóm IVA, chu kì 3
- P: nhóm VA, chu kì 3
- Ge: nhóm IVA, chu kì 4
- As: nhóm VA, chu kì 4
=> Bán kính: Si > P (vì cùng chu kì, Si đứng trước P)
Bán kính: Si < Ge (vì cùng 1 nhóm, Si đứng trên Ge)
Bán kính: Ge > As (vì cùng 1 chu kì, Ge đứng trước As)
Bán kính P < As (vì cùng 1 nhóm, P đứng trên As)
=> P < As, Si < Ge
=> P có bán kính nhỏ nhất
Đáp án B
BT2
Bài 2: Bốn nguyên tố D, E, M, Q cùng thuộc một nhóm A trong bảng tuần hoàn, có số hiệu nguyên tử lần lượt là 9, 17, 35, 53. Các nguyên tố này được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần theo dãy nào sau đây? A. D, Q, E, M B. Q, M, E, D C. D, E, M, Q D. D, M, E, Q |
Phương pháp giải:
- Dựa vào số hiệu nguyên tử, xác định vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- Trong cùng 1 chu kì, đi từ trái sang phải, tính phi kim tăng dần
- Trong cùng 1 nhóm, đi từ trên xuống dưới, tính phi kim giảm dần
Lời giải chi tiết:
D: số hiệu nguyên tử = 9 => nhóm VIIA, chu kì 2
E: số hiệu nguyên tử = 17 => nhóm VIIA, chu kì 3
M: số hiệu nguyên tử = 35 => nhóm VIIA, chu kì 4
Q: số hiệu nguyên tử = 53 => nhóm VIIA, chu kì 5
- Cả 4 nguyên tố đều thuộc nhóm VIIA.
- Trong cùng 1 nhóm, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính phi kim giảm dần
=> Sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần: Q < M < E < D
Đáp án B
BT3
Bài 3: Xét ba nguyên tố có cấu hình electron lần lượt: X: 1s22s22p63s1 Y: 1s22s22p63s2 Z: 1s22s22p63s23p1 Tính tăng dần của hydroxide là A. XOH < Q(OH)2 < Z(OH)3 B. Z(OH)3 < XOH < Q(OH)2 C. Z(OH)3 < Q(OH)2 < XOH D. XOH < Z(OH)3 < Q(OH)2 |
Phương pháp giải:
- Xác định vị trí của nguyên tố X, Y, Z trong bảng tuần hoàn
- Trong cùng 1 chu kì, đi từ trái sang phải, tính base của hydrogen giảm dần
- Trong cùng 1 nhóm, đi từ trên xuống dưới, tính base của hydrogen tăng dần
Lời giải chi tiết:
- X: 1s22s22p63s1: nhóm IA, chu kì 3
- Q: 1s22s22p63s2: nhóm IIA, chu kì 3
- Z: 1s22s22p63s23p1: nhóm IIIA, chu kì 3
- Trong cùng 1 chu kì, đi từ trái sang phải, tính base của hydroxide giảm dần
=> Z(OH)3 < Q(OH)2 < XOH
Đáp án C
BT4
Bài 4: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, cho biết nguyên tố nào có tính phi kim mạnh nhất. Giải thích. |
Phương pháp giải:
Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhận electron
=> Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất
Lời giải chi tiết:
- Tính chất đặc trưng của phi kim là khả năng hút electron của nguyên tố
=> Nguyên tố nào có độ âm điện càng lớn thì khả năng hút electron càng mạnh
- Nguyên tố F có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn
=> F có có tính phi kim mạnh nhất
BT5
Bài 5: Cho bảng số liệu sau: Hãy vẽ đồ thị hoặc biểu đồ với hai đại lượng bán kính nguyên tử và độ âm điện trong bảng số liệu trên. Quan sát và cho biết hai đại lượng này biến thiên như thế nào? Giải thích. |
Phương pháp giải:
Vẽ đồ thị và nhận xét
Lời giải chi tiết:
Quan sát biểu đồ:
+ Bán kính nguyên tử tăng dần
+ Độ âm điện giảm dần
Lý thuyết
- Bài 5. Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trang 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42 Hóa 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 7. Định luật tuần hoàn – ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trang 49, 50, 51 Hóa 10 Chân trời sáng tạo
SGK Hóa 10 - Chân trời sáng tạo
Để học tốt SGK Hóa 10 - Chân trời sáng tạo, loạt bài giải bài tập SGK Hóa 10 - Chân trời sáng tạo đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.
Lớp 10 | Các môn học Lớp 10 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 10 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 10 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2025 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
- SBT Toán 10 Nâng cao
- Chuyên đề học tập Toán 10 - Cánh diều
- Chuyên đề học tập Toán 10 - Chân trời sáng tạo
- Chuyên đề học tập Toán 10 - Kết nối tri thức
- SBT Toán 10 - Chân trời sáng tạo
- SBT Toán 10 - Kết nối tri thức
- SGK Toán 10 - Cánh diều
- SGK Toán 10 - Chân trời sáng tạo
- SGK Toán 10 - Kết nối tri thức
Vật Lý
- SBT Vật lí 10 - Chân trời sáng tạo
- SBT Vật lí 10 - Kết nối tri thức
- SGK Vật Lí 10 - Cánh diều
- SGK Vật Lí 10 - Chân trời sáng tạo
- SGK Vật Lí 10 - Kết nối tri thức
Hóa Học
- SBT Hóa học 10 Nâng cao
- Chuyên đề học tập Hóa 10 - Cánh diều
- Chuyên đề học tập Hóa 10 – Chân trời sáng tạo
- Chuyên đề học tập Hóa 10 - Kết nối tri thức
- SBT Hóa 10 - Chân trời sáng tạo
- SBT Hóa 10 - Kết nối tri thức
- SGK Hóa 10 - Cánh diều
- SGK Hóa 10 - Chân trời sáng tạo
- SGK Hóa 10 - Kết nối tri thức
Ngữ Văn
- Soạn văn 10
- SBT Ngữ văn lớp 10
- SBT Văn 10 - Cánh diều
- SBT Văn 10 - Chân trời sáng tạo
- SBT Văn 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 - Cánh Diều - chi tiết
- Soạn văn 10 - Cánh Diều - siêu ngắn
- Soạn văn 10 - Chân trời sáng tạo - chi tiết
- Soạn văn 10 - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
- Soạn văn 10 - Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn văn 10 - Kết nối tri thức - siêu ngắn
Sinh Học
- Chuyên đề học tập Sinh 10 - Chân trời sáng tạo
- Chuyên đề học tập Sinh 10 - Kết nối tri thức
- SBT Sinh lớp 10 - Cánh diều
- SBT Sinh lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- SBT Sinh lớp 10 - Kết nối tri thức
- SGK Sinh 10 - Cánh diều
- SGK Sinh 10 - Chân trời sáng tạo
- SGK Sinh 10 - Kết nối tri thức
GDCD
- SGK Giáo dục quốc phòng và an ninh 10 - Cánh diều
- SGK Giáo dục quốc phòng và an ninh 10 - Kết nối tri thức
- SGK Giáo dục thể chất 10 - Cánh diều
- SGK Giáo dục thể chất 10 - Kết nối tri thức
- SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 - Cánh diều
- SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 - Chân trời sáng tạo
- SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 - Kết nối tri thức
Tin Học
Tiếng Anh
- SBT Tiếng Anh lớp 10
- SBT Tiếng Anh 10 - English Discovery
- SBT Tiếng Anh 10 - Bright
- SBT Tiếng Anh 10 - iLearn Smart World
- SBT Tiếng Anh 10 - Friends Global (Chân trời sáng tạo)
- SBT Tiếng Anh 10 - Global Success (Kết nối tri thức)
- Tiếng Anh 10 - Bright
- Tiếng Anh 10 - Explore New Worlds
- Tiếng Anh 10 - English Discovery
- Tiếng Anh 10 - iLearn Smart World
- Tiếng Anh 10 - Friends Global
- Tiếng Anh 10 - Global Success
Công Nghệ
Lịch Sử & Địa Lý
- Tập bản đồ Địa lí lớp 10
- SBT Địa lí 10 - Chân trời sáng tạo
- SBT Địa lí 10 - Kết nối tri thức
- SGK Địa lí lớp 10 - Cánh Diều
- SGK Địa lí lớp 10 - Kết nối tri thức
- SGK Địa lí lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Tập bản đồ Lịch sử lớp 10
- SGK Lịch sử 10 - Cánh Diều
- SGK Lịch sử 10 - Chân trời sáng tạo
- SGK Lịch sử 10 - Kết nối tri thức