Bài 3 trang 148 Tài liệu dạy – học Toán 9 tập 1

Giải bài tập Cho đường tròn (O) đường kính AB = 2R. Vẽ dây DE vuông góc với AO tại I là trung điểm của AO.

    Đề bài

    Cho đường tròn (O) đường kính AB = 2R. Vẽ dây DE vuông góc với AO tại I là trung điểm của AO.

    a) Chứng minh rằng tam giác ADB vuông. Tính AD, DB theo R.

    b) Tiếp tuyến với đường tròn (O) tại D cắt đường thẳng AB tại M. Chứng minh rằng ME là tiếp tuyến của đường tròn (O).

    c) Chứng minh rằng : MA.MB = MI.MO.

    d) Trên đường tròn (O) lấy điểm N ( N nằm trên nửa mặt phẳng bờ DE chứa điểm A và \(N \ne A\)). Tiếp tuyến với (O) tại N cắt MD ở P và cắt ME ở Q. Trường hợp cho \(\widehat {DME} = {60^o}\), tính theo R chu vi tam giác MPQ.

    Phương pháp giải - Xem chi tiết

    a) Sử dụng tính chất : góc có đỉnh nằm trên đường tròn và chắn nửa đường tròn là góc vuông.

    b) Chứng minh \(\angle MEO = {90^0}\).

    c) Sử dụng các tam giác đồng dạng.

    d) Sử dụng tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau, chứng minh \({C_{\Delta MPQ}} = 4DI\). Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông tính DI.

    Lời giải chi tiết

     

    a) Ta có \(\widehat {ADB}\) chắn nửa đường tròn đường kính \(AB \Rightarrow \widehat {ADB} = {90^0}\).

    Do đó tam giác \(ADB\) vuông tại \(D\).

    Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông ADB có: \(A{D^2} = AB.AI = 2R.\dfrac{R}{2} = {R^2} \) \(\Leftrightarrow AD = R\).

    Áp dụng định lí Pytago trong tam giác vuông ADB có:

    \(D{B^2} = A{B^2} - A{D^2} = {\left( {2R} \right)^2} - {R^2} = 3{R^2}\) \( \Rightarrow DB = R\sqrt 3 \).

    b) Xét tam giác vuông ODI và tam giác vuông OEI có:

    \(OI\,\,chung\)

    \(ID = IE\) (quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây cung)

    \( \Rightarrow \Delta ODI = \Delta OEI\) (cạnh huyền – cạnh góc vuông)

    \( \Rightarrow \angle DOI = \angle EOI\) hay \(\angle MOD = \angle MOE\).

    Xét \(\Delta OMD\) và \(\Delta OME\) có :

    \(\begin{array}{l}OM\,\,chung;\\\angle MOD = \angle MOE\,\,\left( {cmt} \right)\\OD = OE = R\\ \Rightarrow \Delta OMD = \Delta OME\,\,\left( {c.g.c} \right)\\ \Rightarrow \angle MEO = \angle MDO = {90^0}\end{array}\)

    Mà \(OE\) là bán kính của \(\left( O \right) \Rightarrow ME\) là tiếp tuyến của \(\left( O \right)\) tại \(E\).

    c) Ta có : \(\angle ADM + \angle ADO = \angle MDO = {90^0}\)

    \(OA = OD = AD = R \Rightarrow \Delta OAD\) đều \( \Rightarrow \angle ODA = \angle OAD = {60^0}\)

    Xét tam giác vuông ABD có : \(\angle OAD + \angle ABD = {90^0}\)

    \( \Rightarrow \angle ADM = \angle ABD\).

    Xét \(\Delta ADM\) và \(\Delta DBM\) có :

    \(\begin{array}{l}\angle BMD\,\,chung\\\angle ADM = \angle ABD\,\,\left( {cmt} \right)\\ \Rightarrow \Delta ADM \sim \Delta DBM\,\,\left( {g.g} \right) \\\Rightarrow \dfrac{{MA}}{{MD}} = \dfrac{{MD}}{{MB}} \\\Rightarrow M{D^2} = MA.MB\,\,\left( 1 \right)\end{array}\)

    Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông ODM có : \(M{D^2} = MI.MO\,\,\left( 2 \right)\)

    Từ (1) và (2) \( \Rightarrow MA.MB = MI.MO\).

    d) Áp dụng tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau ta có : \(PD = PN;\,\,QE = QN\)

    Ta có : Chu vi tam giác MPQ là:

    \({C_{\Delta MPQ}} = MP + MQ + PQ \)\(\,= MP + MQ + PN + QN = MD + ME\).

    Mà \(MD = ME\) (tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau). Lại có \(\angle DME = {60^0} \) \(\Rightarrow \Delta MDE\) đều

    \( \Rightarrow MD = ME = DE\) \( \Rightarrow {C_{\Delta MPQ}} = 2DE = 4DI\).

    Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông ABD ta có :

    \(D{I^2} = AI.BI = \dfrac{R}{2}.\dfrac{{3R}}{2} = \dfrac{{3{R^2}}}{4}\\ \Rightarrow DI = \dfrac{{R\sqrt 3 }}{2}\).

    Vậy khi \(\angle DME = {60^0}\) thì \({C_{\Delta MPQ}} = 4.\dfrac{{R\sqrt 3 }}{2} = 2R\sqrt 3 \).

    Xemloigiai.com

    Tài liệu Dạy - học Toán 9

    Giải bài tập Tài liệu Dạy - học Toán lớp 9, đầy đủ công thức, lý thuyết, định lí, chuyên đề toán. Phát triển tư duy đột phá trong dạy học Toán 9, để học tốt dạy học Toán 9

    CHƯƠNG I : CĂN BẬC HAI - CĂN BẬC BA

    CHƯƠNG II : HÀM SỐ BẬC NHẤT

    CHƯƠNG III: HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN

    CHƯƠNG IV: HÀM SỐ BẬC HAI VÀ PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI

    CHƯƠNG I: HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VUÔNG

    CHƯƠNG II : ĐƯỜNG TRÒN

    CHƯƠNG III: GÓC VỚI ĐƯỜNG TRÒN

    Chủ đề 1: Các phép tính với căn bậc hai

    Chủ đề 2: Biến đổi căn thức

    Chủ đề 3: Căn bậc ba

    Chủ đề 4 : Hàm số bậc nhất

    Chủ đề 5: Đồ thị hàm số bậc nhất

    Chủ đề 1: Hai phương trình bậc nhất hai ẩn

    Chủ đề 2 : Giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn

    Chủ đề 3: Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình

    Chủ đề 4: Hàm số bậc hai

    Chủ đề 5: Phương trình bậc hai

    Chủ đề 6: Hệ thức Vi - ét

    Chủ đề 7: Bài toán bậc hai

    Chủ đề 1 : Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông

    Chủ đề 2 : Tỉ số lượng giác của góc nhọn

    Chủ đề 3: Hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông

    Chủ đề 4 : Ứng dụng của tỉ số lượng giác

    Chủ đề 5 : Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn.

    Chủ đề 6 : Đường kính và dây của đường tròn

    Chủ đề 7 : Đường thẳng và đường tròn.

    Chủ đề 1: Đo góc và cung

    Chủ đề 2 : Góc chắn cung

    Chủ đề 3: Tứ giác nội tiếp

    Chủ đề 4 : Chu vi và diện tích hình tròn

    Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật