Bài 3 trang 121 SBT sử 12

Giải bài 3 trang 121 sách bài tập Lịch sử 12. So sánh chiến lược "Chiến tranh cục bộ và "Việt Nam hoá chiến tranh"

    Đề bài

    Hãy so sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai chiến lược "Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968) và "Việt Nam hoá chiến tranh" (1969 - 1973) của đế quốc Mĩ.

    - Giống nhau:

    - Khác nhau:

    Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968)

    Việt Nam hóa chiến tranh (1969 - 1973)

    ...

     ...

    Phương pháp giải - Xem chi tiết

    Lời giải chi tiết

    So sánh hai chiến lược "Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968) và "Việt Nam hoá chiến tranh" (1969 - 1973) của đế quốc Mĩ

    * Giống nhau:

    - Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

    - Đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.

    - Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và đô la Mĩ.

    - Kết quả: đều bị thất bại.

    * Khác nhau:

    Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968)

    Việt Nam hóa chiến tranh (1969 - 1973)

    - Lực lượng chiến đấu chính là quân viễn chinh Mĩ.

    - Quy mô: Vừa bình định Miền Nam vừa mở rộng chiến tranh phá hoại miền bắc.

    - Thủ đoạn: sử dụng sức mạnh quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn để mở các cuộc hành quân "tìm diệt" và "bình định" vào vùng "Đất thánh Việt cộng". Đồng thời, Mĩ tiến hành chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc nhằm phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng của ta.

    - Lực lượng chủ yếu là quân Ngụy, quân Mĩ rút dần về nước.

    - Quy mô: Mở rộng chiến tranh ra cả nước vừa mở rộng sang cả khu vực Đông Dương.

    - Thủ đoạn: Quân đội Sài Gòn được Mĩ sử dụng như lực lượng xung kích ở Đông Dương trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Campuchia và Lào, nhằm chia rẽ khối đoàn kết ba nước Đông Dương. Mở rộng chiến trường sang Lào, Campuchia nhằm làm suy giảm lực lượng của ta.

    Mĩ còn sử dụng thủ đoạn ngoại giao như lợi dụng mâu thuẫn Trung - Xô, thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước đó với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

    Xemloigiai.com

    SBT Lịch sử lớp 12

    Giải sách bài tập Lịch sử lớp 12 với lời giải chi tiết kèm phương pháp cho tất cả các chương và các trang

    PHẦN 1: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000

    PHẦN 2: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000

    CHƯƠNG I. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945-1949)

    CHƯƠNG II LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 -1991). LIÊN BANG NGA (1991 -2000)

    CHƯƠNG III. CÁC NƯỚC Á, PHI VÀ MĨ LATINH (1945 - 2000)

    CHƯƠNG IV. Mĩ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN (1945 - 2000)

    CHƯƠNG V. QUAN HỆ QUỐC TẾ (1945 - 2000)

    CHƯƠNG VI. CÁCH MẠNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ

    CHƯƠNG I. VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930

    CHƯƠNG II. VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945

    CHƯƠNG III. VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954

    CHƯƠNG IV. VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975

    CHƯƠNG V. VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000