Bài 26 trang 42 SBT Hình học 10 Nâng cao

Giải bài tập Bài 26 trang 42 SBT Hình học 10 Nâng cao

    Cho \(n\) điểm  \(A_1, A_2, …,A_n\)  và \(n\) số \(k_1, k_2,…,k_n\) với \({k_1} + {k_2} + ... + {k_n} = k  (k \ne 0).\)

    a) Chứng minh rằng có một và chỉ một điểm \(G\) sao cho

    \({k_1}\overrightarrow {G{A_1}}  + {k_2}\overrightarrow {G{A_2}}  + ... + {k_n}\overrightarrow {G{A_n}}  = \overrightarrow 0 \).

    b) Tìm quỹ tích những điểm \(M\) sao cho: \({k_1}MA_1^2 + {k_2}MA_2^2 + ... + {k_n}MA_n^2 = m\), trong đó \(m\) là một số không đổi.

    Giải

    a) Lấy một điểm \(O\) bất kì thì đẳng thức

    \({k_1}\overrightarrow {G{A_1}}  + {k_2}\overrightarrow {G{A_2}}  + ... + {k_n}\overrightarrow {G{A_n}}  = \overrightarrow 0\)            (1)

    tương đương với 

    \({k_1}\left( {\overrightarrow {O{A_1}}  - \overrightarrow {OG} } \right) + {k_2}\left( {\overrightarrow {O{A_2}}  - \overrightarrow {OG} } \right) \) \(+  \ldots  + {k_n}\left( {\overrightarrow {O{A_n}}  - \overrightarrow {OG} } \right) = \overrightarrow 0 \)

    Hay \(\overrightarrow {OG}  = \dfrac{1}{k}(\overrightarrow {O{A_1}}  + \overrightarrow {O{A_2}}  + ... + \overrightarrow {O{A_n}} ).\)

    Điều đó chứng tỏ rằng có điểm \(G\) thỏa mãn (1).

    Giả sử điểm G’ củng thỏa mãn \({k_1}\overrightarrow {G'{A_1}}    + {k_2}\overrightarrow {G'{A_2}}  + ... + {k_n}\overrightarrow {G'{A_n}}  = \overrightarrow 0   \)         (2)

    Bằng cách trừ theo vế (1) cho (2) ta được \(k.\overrightarrow {GG'}  = \overrightarrow 0 \), suy ra \(\overrightarrow {GG'}  = \overrightarrow 0 \) hay \(G’\) trùng với \(G\).  (Điểm \(G\) được gọi là tâm tỉ cự của hệ điểm \(\left\{ {{A_1},{A_2}, \ldots {A_n}} \right\}\) gắn với các hệ số \({k_1},{k_2} \ldots {k_n}\)).

    b) Với mọi điểm \(M\), ta có

    \(\begin{array}{l}{k_1}MA_1^2 + {k_2}MA_2^2 + ... + {k_n}MA_n^2 = m\\ \Leftrightarrow  {k_1}{\overrightarrow {M{A_1}} ^2} + {k_2}{\overrightarrow {M{A_2}} ^2} + ... + {k_n}{\overrightarrow {M{A_n}} ^2} = m\\ \Leftrightarrow  {k_1}{\left( {\overrightarrow {G{A_1}}  - \overrightarrow {GM} } \right)^2} + {k_2}{\left( {\overrightarrow {G{A_2}}  - \overrightarrow {GM} } \right)^2} + ... + {k_n}{\left( {\overrightarrow {G{A_n}}  - \overrightarrow {GM} } \right)^2} = m\\ \Leftrightarrow   {k_1}GA_1^2 + {k_2}GA_2^2 + ... + {k_n}GA_n^2 + kG{M^2} - 2\overrightarrow {GM} \left( {{k_1}\overrightarrow {G{A_1}}  + {k_2}\overrightarrow {G{A_2}}  + ... + {k_n}\overrightarrow {G{A_n}} } \right) = m.\end{array}\)

    Ta đặt

    \({k_1}GA_1^2 + {k_2}GA_2^2 + ... + {k_n}GA_n^2 = s\) thì đẳng thức trên tương đương với \(s + kG{M^2} = m\) hay \(G{M^2} = \dfrac{{m - s}}{k}\). Từ đó suy ra

    Nếu \(\dfrac{{m - s}}{k} > 0\) thì quỹ tích các điểm \(M\) là đường tròn tâm \(G\), bán kính \(r = \sqrt {\dfrac{{m - s}}{k}} \).

    Nếu \(m - s = 0\) thì quỹ tích các điểm \(M\) là một điểm \(G\).

    Nếu \(\dfrac{{m - s}}{k} > 0\)thì quỹ tích các điểm M là tập rỗng.

    Chú ý: Khi \({k_1} + {k_2} + ... + {k_n} = k = 0\) thì hệ điểm \(\left\{ {{A_1},{A_2}, \ldots {A_n}} \right\}\) không có tâm tỉ cự, song vec tơ \(\overrightarrow u  = {k_1}\overrightarrow {O{A_1}}  + {k_2}\overrightarrow {O{A_2}}  + ... + {k_n}\overrightarrow {O{A_n}} \) không phụ thuộc vào việc chọn điểm \(O\). Thực vậy, với điểm \(O’\) khác điểm \(O\), ta có

    \(\begin{array}{l}     {k_1}\overrightarrow {O'{A_1}}  + {k_2}\overrightarrow {O'{A_2}}  + .. + {k_n}\overrightarrow {O'{A_n}} \\ = ({k_1} + {k_2} + ... + {k_n})\overrightarrow {O'O}  + {k_1}\overrightarrow {O{A_1}}  + {k_2}\overrightarrow {O{A_2}}  + ... + {k_n}\overrightarrow {O{A_n}}  = \overrightarrow u \end{array}\)

    Bây giờ chọn một điểm \(O\) nào đó, ta có

    \(\begin{array}{l}{k_1}MA_1^2 + {k_2}MA_2^2 + ... + {k_n}MA_n^2 = m\\ \Leftrightarrow   {k_1}{\overrightarrow {M{A_1}} ^2} + {k_2}{\overrightarrow {M{A_2}} ^2} + ... + {k_n}{\overrightarrow {MA_n^{}} ^2} = m\\ \Leftrightarrow   {k_1}{\left( {\overrightarrow {O{A_1}}  - \overrightarrow {OM} } \right)^2} + {k_2}{\left( {\overrightarrow {O{A_2}}  - \overrightarrow {OM} } \right)^2} + ... + {k_n}{\left( {\overrightarrow {O{A_n}}  - \overrightarrow {OM} } \right)^2} = m\\ \Leftrightarrow   {k_1}OA_1^2 + {k_2}OA_2^2 + ... + {k_n}OA_n^2 - 2\overrightarrow {OM} .\overrightarrow u  = m.\end{array}\)

    Đặt \({k_1}OA_1^2 + {k_2}OA_2^2 + ... + {k_n}OA_n^2 = s\) thì đẳng thức trên trở thành :\(2\overrightarrow u .\overrightarrow {OM}  = s - m\).

    Bởi vậy:

    Nếu \(\overrightarrow u  = \overrightarrow 0 \) và \(s=m\) thì quỹ tích các điểm \(M\) là toàn bộ mặt phẳng.

    Nếu \(\overrightarrow u  = \overrightarrow 0 \) và \(s \ne m\) thì quỹ tich các điểm \(M\) là tập rỗng.

    Nếu \(\overrightarrow u  \ne \overrightarrow 0 \) thì quỹ tích các điểm \(M\) là một đường thẳng vuông góc với vec tơ \(\overrightarrow u \).

    Xemloigiai.com

    SBT Toán 10 Nâng cao

    Lời giải chi tiết, đáp án bài tập SBT Đại số, Hình học 10 Nâng cao. Tất cả lý thuyết, bài tập vận dụng, thực hành Toán 10 Nâng cao

    PHẦN ĐẠI SỐ 10 SBT NÂNG CAO

    PHẦN HÌNH HỌC 10 SBT NÂNG CAO

    CHƯƠNG I. MỆNH ĐỀ - TẬP HỢP

    CHƯƠNG II. HÀM SỐ

    CHƯƠNG III. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT VÀ BẬC HAI

    CHƯƠNG IV. BẤT ĐẲNG THỨC VÀ BẤT PHƯƠNG TRÌNH

    CHƯƠNG V. THỐNG KÊ

    CHƯƠNG VI. GÓC LƯỢNG GIÁC VÀ CÔNG THỨC LƯỢNG GIÁC

    CHƯƠNG I. VECTƠ

    CHƯƠNG II. TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI VEC TƠ VÀ ỨNG DỤNG.

    CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG MẶT PHẲNG.

    Lớp 10 | Các môn học Lớp 10 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 10 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 10 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Tác giả & Tác phẩm

    Hoạt động trải nghiệm & Hướng nghiệp