Bài 20.1, 20.2, 20.3, 20.4 trang 28 SBT hóa học 11
Câu 20.1.
So với các chất vô cơ, các chất hữu cơ thường có
A. độ tan trong nước lớn hơn.
B. độ bền nhiệt cao hơn.
C. khả năng tham gia phản ứng hoá học với tốc độ nhanh hơn.
D. nhiệt độ nóng chảy thấp hơn.
Phương pháp giải:
Xem lại lí thuyết về Hóa học hữu cơ Tại đây
Lời giải chi tiết:
So với các chất vô cơ, các chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn.
=> Chọn D.
Câu 20.2.
Đặc tính nào là chung cho phần lớn các chất hữu cơ ?
A. Liên kết trong phân tử chủ yếu là liên kết ion
B. Dung dịch có tính dẫn điện tốt
C. Có nhiệt độ sôi thấp
D. ít tan trong benzen
Phương pháp giải:
Xem lại lí thuyết về Hóa học hữu cơ Tại đây
Lời giải chi tiết:
Phần lớn các chất hữu cơ có nhiệt độ sôi thấp.
=> Chọn C
Câu 20.3.
Nung một chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hoá CuO, người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi H2O và khí N2. Kết luận nào dưới đây phù hợp với thực nghiệm ?
A. Chất X chắc chắn chứa cacbon, hiđro, có thể có nitơ
B. X là hợp chất của 3 nguyên tố cacbon, hiđro, nitơ.
C. X là hợp chất của 4 nguyên tố cacbon, hiđro, nitơ, oxi.
D. Chất X chắc chắn chứa cacbon, hiđro, nitơ ; có thể có hoặc không có oxi.
Phương pháp giải:
Khi đốt cháy chất hữu cơ, các nguyên tố trong chất hữu cơ đó sẽ chuyển về nằm trong các hợp chất vô cơ.
Chú ý: Do khi đốt cháy chất hữu cơ tác dụng với oxi nên trong chất hữu cơ ban đầu có thể có hoặc không có nguyên tố oxi.
Lời giải chi tiết:
Chất X chắc chắn chứa cacbon, hiđro, nitơ ; có thể có hoặc không có oxi
=> Chọn D.
Câu 20.4.
Để oxi hóa hoàn toàn 4,92 g chất X phải dùng vừa hết một lượng chất oxi hóa chứa 8 gam nguyên tố oxi. Sản phẩm oxi hóa chỉ gồm 10,56 g CO2, 1,80 g H2O và khí N2. Thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố trong X là:
A. C ≈ 58,54%; H≈ 4,07%, N≈ 37,39%.
B. C ≈ 81,37%; H≈ 13,93%, N≈ 4,34%.
C. C ≈ 58,54%; H≈ 4,07%, O≈ 37,39%.
D. C ≈ 58,54%; H≈ 4,07%, O≈ 26,01%, N≈ 11,37%.
Phương pháp giải:
+) Áp dụng ĐLBTKL => khối lượng của N2
+) Tính khối lượng từng nguyên tố: C, H, N.
+) Kiểm tra xem X có nguyên tố O hay không?
+) Tính thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố trong X.
Lời giải chi tiết:
\(\begin{array}{l}{m_X} + {m_{{O_2}}} = {m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}} + {m_{{N_2}}}\\ = > {m_{{N_2}}} = 4,92 + 8 - (10,56 + 1,80) = 0,56\,\,(gam)\\{m_C} = 12 \times {n_{C{O_2}}} = 12 \times \dfrac{{10,56}}{{44}} = 2,88\,\,(gam)\\{m_H} = 2 \times {n_{{H_2}O}} = 2 \times \dfrac{{1,8}}{{18}} = 0,2\,\,(gam)\\{m_N} = 28 \times {n_{{N_2}}} = 28 \times \dfrac{{0,56}}{{28}} = 0,56(gam)\\NX:{m_C} + {m_{lH}} + {m_N} = 2,88 + 0,2 + 0,56 = 3,64 < {m_X} = 4,92\end{array}\)
=> Trong X có nguyên tử O
\(\begin{array}{l}{m_O} = 4,92 - 3,64 = 1,28(gam)\\\% {m_C} = \dfrac{{{m_C}}}{{{m_X}}} \times 100\% = \dfrac{{2,88}}{{4,92}} \times 100\% \approx 58,54\% \\\% {m_H} = \dfrac{{{m_H}}}{{{m_X}}} \times 100\% = \dfrac{{0,2}}{{4,92}} \times 100\% \approx 4,07\% \\\% {m_N} = \dfrac{{{m_N}}}{{{m_X}}} \times 100\% = \dfrac{{0,56}}{{4,92}} \times 100\% \approx 11,37\% \\\% {m_O} = \dfrac{{{m_O}}}{{{m_X}}} \times 100\% = \dfrac{{1,28}}{{4,92}} \times 100\% \approx 26,01\% \end{array}\)
=> Chọn D.
Xemloigiai.com
- Bài 20.5 trang 29 SBT hóa học 11
- Bài 20.6 trang 29 SBT hóa học 11
- Bài 20.7 trang 29 SBT hóa học 11
- Bài 20.8 trang 29 SBT hóa học 11
SBT Hóa lớp 11
Giải sách bài tập hóa học 11 , giải tất cả câu hỏi từ bài tập, lý thuyết, công thức các chương, bài chi tiết với cách giải nhanh và ngắn gọn nhất
Chương 1: Sự điện ly
- Bài 1: Sự điện ly
- Bài 2: Axit, bazơ và muối
- Bài 3: Sự điện ly của nước. pH. Chất chỉ thị axit - bazơ
- Bài 4: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện ly
- Bài 5: Luyện tập: Axit, bazơ và muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện ly
Chương 2: Nitơ - Photpho
- Bài 7: Nitơ
- Bài 8: Amoniac và muối amoni
- Bài 9: Axit nitric và muối nitrat
- Bài 10: Photpho
- Bài 11: Axit photphoric và muối photphat
- Bài 12: Phân bón hóa học
- Bài 13: Luyện tập: Tính chất của nitơ, photpho và các hợp chất của chúng
Chương 3: Cacbon-Silic
- Bài 15: Cacbon
- Bài 16: Hợp chất của cacbon
- Bài 17: Silic và hợp chất của silic
- Bài 18: Công ngiệp Silicat
- Bài 19: Luyện tập: Tính chất của cacbon, silic và các hợp chất của chúng
Chương 4: Đại Cương Về Hóa Học Hữu Cơ
- Bài 20: Mở Đầu Về Hóa Học Hữu Cơ
- Bài 21: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ
- Bài 22: Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ
- Bài 23: Phản ứng hữu cơ
- Bài 24: Luyện tập: Hợp chất hữu cơ, Công thức phân tử và Công thức cấu tạo
Chương 5: Hidrocacbon No
Chương 6: Hidrocacbon không no
- Bài 29: Anken
- Bài 30: Ankadien
- Bài 31: Luyện tập: Anken và Ankadien
- Bài 32: Ankin
- Bài 33: Luyện tập: Ankin
Chương 7: Hiđrocacbon thơm. Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên. Hệ thống hóa về hiđrocacbon
- Bài 35: Benzen và đồng đẳng. Một số hidrocacbon thơm khác
- Bài 36: Luyện tập: Hidrocacbon thơm
- Bài 37: Nguồn hidrocacbon thiên nhiên
- Bài 38: Hệ thống hóa về hiđrocacbon
Chương 8: Dẫn xuất halogen - ancol - phenol
- Bài 39: Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon
- Bài 40: Ancol
- Bài 41: Phenol
- Bài 42: Luyện tập: Dẫn xuất Halogen, Ancol, Phenol
Chương 9: Anđehit - Xeton - Axit Cacboxylic
Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2025 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
Vật Lý
Hóa Học
Ngữ Văn
- Soạn văn 11
- SBT Ngữ văn lớp 11
- Văn mẫu 11
- Soạn văn 11 chi tiết
- Soạn văn ngắn gọn lớp 11
- Soạn văn 11 siêu ngắn
Sinh Học
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
Công Nghệ
Lịch Sử & Địa Lý
- Tập bản đồ Địa lí lớp 11
- SBT Địa lí lớp 11
- SGK Địa lí lớp 11
- Tập bản đồ Lịch sử lớp 11
- SBT Lịch sử lớp 11
- SGK Lịch sử lớp 11