Bài 13 trang 20 SGK Hình học 12 Nâng cao

Hai đỉnh của một khối tám mặt đều được gọi là hai đỉnh đối diện nếu chúng không cùng thuộc một cạnh của khối đó. Đoạn thẳng nối hai đỉnh đối diện gọi là đường chéo của khối tám mặt đều. Chứng minh rằng trong khối tám mặt đều : a) Ba đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường ; b) Ba đường chéo đôi một vuông góc với nhau ; c) Ba đường chéo bằng nhau.

    Đề bài

    Hai đỉnh của một khối tám mặt đều được gọi là hai đỉnh đối diện nếu chúng không cùng thuộc một cạnh của khối đó. Đoạn thẳng nối hai đỉnh đối diện gọi là đường chéo của khối tám mặt đều. Chứng minh rằng trong khối tám mặt đều:
    a) Ba đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường ;
    b) Ba đường chéo đôi một vuông góc với nhau ;
    c) Ba đường chéo bằng nhau.

    Lời giải chi tiết

    a) Giả sử \(SABCDS’\) là khối tám mặt đều. Ba đường chéo của nó là \(SS’, AC\) và \(BD\).

    Bốn điểm \(A, B, C, D\) cách đều hai điểm \(S\) và \(S’\) nên cùng nằm trên một mặt phẳng trung trực của SS'.

    Mà AB=BC=CD=DA nên ABCD là hình thoi.

    Do đó AC, BD cắt nhau tại trung điểm O của mỗi đường.

    Tương tự ta cũng có ASCS' là hình thoi nên đường chéo AC, SS' cắt nhau tại trung điểm O của mỗi đường.

    Vậy AC, BD, SS' cắt nhau tại trung điểm O của mỗi đường.

    b) Từ câu a, ABCD là hình thoi nên AC \(\bot\) BD.

    Tương tự \(AC\bot SS'\) và \(BD\bot SS'\).

    Do đó AC, BD, SS' đôi một vuông góc với nhau.

    c) Cách 1. Dễ thấy ΔABD = ΔSBD (c-c-c) nên các trung tuyến tương ứng bằng nhau tức là AO = SO

    => AC = SS', tương tự, AC = BD.

    Vậy AC = BD = SS' (đpcm).

    Cách 2. Vì SO ⊥ (ABCD) nên AO, OB là hình chiếu của SA, SB trên (ABCD)

    Mà SA = SB ⇒ OA = OB ⇒ AC = DB.

    Tương tự, AC = SS'.

    Vậy AC = BD = SS'.

    Xemloigiai.com

    SGK Toán 12 Nâng cao

    Giải bài tập toán lớp 12 Nâng cao như là cuốn để học tốt Toán lớp 12 Nâng cao. Tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập giải tích và hình học SGK Toán lớp 12 Nâng cao, giúp ôn luyện thi THPT Quốc gia

    GIẢI TÍCH 12 NÂNG CAO

    HÌNH HỌC 12 NÂNG CAO

    CHƯƠNG I. ỨNG DỤNG ĐẠO HÀM ĐỂ KHẢO SÁT VÀ VẼ ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ

    CHƯƠNG II. HÀM SỐ LŨY THỪA, HÀM SỐ MŨ VÀ HÀM SỐ LÔGARIT

    CHƯƠNG III. NGUYÊN HÀM, TÍCH PHÂN VÀ ỨNG DỤNG

    CHƯƠNG IV. SỐ PHỨC

    ÔN TẬP CUỐI NĂM ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH - TOÁN 12 NÂNG CAO

    CHƯƠNG I. KHỐI ĐA DIỆN VÀ THỂ TÍCH CỦA CHÚNG

    CHƯƠNG II. MẶT CẦU, MẶT TRỤ, MẶT NÓN

    CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN

    ÔN TẬP CUỐI NĂM HÌNH HỌC - TOÁN 12 NÂNG CAO