Tìm hiểu bài thơ “Xuất dương lưu biệt”

I.Kiến thức cơ bản 1. Vài nét về tác giả:

       Phan Bội Châu tên thuở nhỏ là Phan Văn San (1867-1940), hiệu Sào Nam. Quê: Nam Đàn, Nghệ An.

    - Cuộc đời chia ba giai đoạn:

    + Trước 1905, Hoạt động ở trong nước.

    + Từ 1905-1925 hoạt động cách mạng ở nước ngoài, lập hội Duy Tân, Phong trào Đông Du, Việt Nam quang phục hội.

    + Từ 1925-1940: Bị Thực dân Pháp giam lỏng ở Huế cho đến lúc mất.

    - Vừa là một lãnh tụ cách mạng, vừa là một nhà văn lớn. Thơ văn Phan Bội Châu là những lời tâm huyết chứa chan lòng yêu nước (Hải ngoại huyết thư), là vũ khí tuyên truyền vận động cách mạng sắc bén (Ngục trung thư, Trùng quan tâm sử…).

    2. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:

       Năm 1905, sau khi vận động thành lập hội Duy Tân và để mở đầu phong trào Đông Du, Phan Bội Châu từ biệt các đồng chí ra nước ngoài. Bài thơ “Xuất dương lưu biệt” được sáng tác trong buổi chia tay này.

    II. Nội dung chính của bài thơ:
    1. Hai câu đề: Quan niệm về chí làm trai của Phan Bội Châu: 

    - Thời phong kiến: Nam tử sinh ra ở đời phải làm những công việc lớn lao có ích cho xã hội . Lý tưởng nhân sinh:
       “Đã mang tiếng ở trong trời đất
       Phải có danh gì với núi sông”
                             (Nguyễn Công Trứ)

       Phan Bội Châu: Đã làm trai phải làm nên chuyện lạ: xoay chuyển trời đất , chí làm trai trong sự nghiệp cứu nước với một lý tưởng lớn lao và mãnh liệt:
       “Làm trai phải lạ ở trên đời
       Há để càn khôn tự chuyển dời”

    2. Hai câu thực: Ý thức tự khẳng định mình.

    - Khẳng định cái tôi trách nhiệm cống hiến cho đất nước trước lịch sử. Đó là một cái tôi cứng cỏi, đẹp đẽ, cần thiết và cao cả vô cùng.
       “Trong khoảng trăm năm cần có tớ
       Sau này muôn thuở há không ai?”
    - Hình thức:

    + Câu 1: Khẳng định

    + Câu 2: Nghi vấn nhằm khẳng định  lời giục giã của cái tôi trong buổi đầu xuất quân.

    3. Hai câu luận: Quan niệm vinh nhục và thái độ đối với nền học vấn cũ:

    - Tác giả ý thức về nỗi nhục mất nước.
    “Non sông đã chết sống thêm nhục”

    - Sách vở thành hiền không giúp gì cho thời buổi mất nước
    “Hiền thánh còn đâu học cũng hoài”

    =>Quan niệm trên chứng tỏ tư tưởng tiến bộ, mới mẻ của Phân Bội Châu.

    4. Hai câu kết: Khát vọng và tư thế của buổi lên đường:

    - Khát vọng: Vượt bể đông .Đây là một khát vọng hết sức lớn lao mạnh mẻ.

    - Tư thế: “thiên trùng bạch lũng nhất tề phi” => khí thế trào lên sục sôi hăm hở =>Tư thế hăm hở ra đi tìm đường cứu nước.

    5. Chủ đề: bài thơ thể hiện quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của nhà cách mạng Phân Bội Châu.

    III. Tổng kết:

    - Nội dung: Bài thơ nhỏ nhưng chứa đựng nội dung tư tưởng vừa phong phú vừa lớn lao: có chí làm trai, có khát vọng xoay chuyển vũ trụ, có ý thức cá nhân trách nhiệm cao cả, có hoài bảo lưu danh thiên cổ, có quan niệm vinh nhục ở đời, có thái độ mới mẻ và táo bạo về sách vở thánh hiền, có tư thế hăm hở ra đi tìm đường cứu nước.

    - Nghệ thuật: Bài thơ có một giọng điệu riêng đó chính là nét mạnh mẻ của lòng tâm huyết luôn sục sôi.

    Xemloigiai.com

    Văn mẫu 11

    Những bài văn phân tích, cảm nhận, dàn ý, bình giảng, bình luận hay nhất trong Văn mẫu lớp 11 gồm các bài văn thuộc dạng nghị luận xã hội và nghị luận văn học hay nhất trong tác phẩm văn học cùng các các vấn đề xã hội nhanh nhất, chính xác nhất

    Nghị luận xã hội lớp 11

    Tập làm văn lớp 11

    Nghị luận văn học lớp 11

    Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

    Nghị luận về một hiện tượng đời sống

    Vào phủ chúa Trịnh - Lê Hữu Trác

    Tự tình - Hồ Xuân Hương

    Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến

    Thương vợ - Trần Tế Xương

    Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến

    Vịnh khoa thi Hương

    Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ

    Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Cao Bá Quát

    Lẽ ghét thương - Nguyễn Đình Chiểu

    Chạy giặc - Nguyễn Đình Chiểu

    Bài ca phong cảnh Hương Sơn - Chu Mạnh Trinh

    Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu

    Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu) - Ngô Thì Nhậm

    Xin lập khoa luật - Nguyễn Trường Tộ

    Hai đứa trẻ - Thạch Lam

    Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

    Hạnh phúc của một tang gia - Vũ Trọng Phụng

    Chí Phèo - Nam Cao

    Cha con nghĩa nặng - Hồ Biểu Chánh

    Vi hành - Nguyễn Ái Quốc

    Vĩnh biệt cửu trùng đài - Vũ Như Tô

    Lưu biệt khi xuất dương - Phan Bội Châu

    Hầu Trời - Tản Đà

    Vội vàng - Xuân Diệu

    Tràng Giang - Huy Cận

    Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử

    Chiều tối - Hồ Chí Minh

    Từ ấy - Tố Hữu

    Lai Tân - Hồ Chí Minh

    Nhớ đồng - Tố Hữu

    Tương tư - Nguyễn Bính

    Tôi yêu em - A.X. Pu-skin

    Bài thơ số 28 - R. Ta-go

    Người trong bao - A.P. Sê-khốp

    Người cầm quyền khôi phục uy quyền - V.Huy-gô

    Về luân lí xã hội ở nước ta - Phan Châu Trinh

    Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác - Ăng-ghen

    Một thời đại trong thi ca - Hoài Thanh

    Đọc thêm: Trần Tế Xương (Tú Xương)

    Đọc thêm Số đỏ - Vũ Trọng Phụng

    Đời thừa - Nam Cao

    Rô-mê-ô và Giu-li-ét - Sếch - xpia

    Đọc thêm: Phan Bội Châu

    Thề non nước - Tản Đà

    Đây mùa thu tới - Xuân Diệu

    Thơ duyên - Xuân Diệu

    Tiếng hát đi đày - Tố Hữu

    Tâm tư trong tù - Tố Hữu

    Đám tang lão Gô - ri - ô - Ban-dắc

    Xem Thêm

    Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Tác giả & Tác phẩm