Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt - Ngữ văn 8 tập 2 (chi tiết)

Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) trang 145 Ngữ văn 8 tập 2. Câu 2. Tìm những từ xưng hô và cách xưng hô địa phương

    Câu 1

    Câu 1.(Trang 145, SGK Ngữ Văn 8, tập 2)

    Đọc các đoạn trích sau:

    a) Thoáng thấy mẹ về đến cổng, thằng Dần mừng nhảy chân sáo:

    - U đi đâu từ lúc non trưa đến giờ? Có mua được gạo hay không? Sao u lại về không thế?

    (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

    b) Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:

    - Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.

    (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

    Xác định từ xưng hô nào là từ toàn dân, những từ xưng hô nào không phải từ toàn dân nhưng cũng không thuộc lớp từ địa phương.

    Trả lời: 

    Xác định từ xưng hô

    a)  

    (1) mẹ (từ toàn dân)

    (2) u (từ địa phương)

    b)

    (3) con (từ toàn dân)

    (1)  mợ (không phải từ địa phương cũng không phải từ toàn dân)


    Câu 2

    Câu 2.(Trang 145, SGK Ngữ Văn 8, tập 2)

    Tìm những từ ngữ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương em và ở những địa phương khác mà em biết?

    Trả lời: 

    - Chẳng hạn ở xã Trường Sơn - Đức Thọ - Hà Tĩnh người ta gọi cha là Ênh, là cậu

    - Ở các tĩnh miền Tây Nam bộ gọi cha là tía, gọi bạn bè là bồ.

    - Ở một số vùng Hải Dương gọi cha là thầy, mẹ là bu.


    Câu 3

    Câu 3. (Trang 145, SGK Ngữ Văn 8, tập 2)

    Từ ngữ xưng hô của địa phương có thể được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp nào?

    Trả lời: 

    Từ địa phương chỉ dùng trong hoàn cảnh giao tiếp thân mật giữa người địa phương với nhau. Trong văn chương người ta dùng để tạo ra sắc thái địa phương, cho người đọc hình dung ra không gian, phong tục của địa phương đó. Vì thế hình tượng cụ thể hơn, sinh động hơn, thật hơn! 


    Câu 4

    Câu 4 (Trang 145, SGK Ngữ Văn 8, tập 2)

    Đối chiếu những phương tiện xưng hô được xác định ở bài tập 2 và những phương tiện chỉ quan hệ thân thuộc trong bài Chương trình địa phương và cho nhận xét.

    Nhận xét:

    - Phần lớn các từ chỉ người có quan hệ thân thuộc đều có thể dùng để xưng hô.

    - Trong tiếng Việt, người ta còn dùng các đại từ, các từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp,… để xưng hô.

    Xemloigiai.com

    Soạn văn 8 chi tiết

    Soạn văn lớp 8 đầy đủ tất cả bài, ngắn gọn nhất như là cuốn để học tốt Ngữ văn 8. Giúp học sinh soạn bài, tóm tắt, phân tích, thuyết minh, nghị luận,... đầy đủ các bài văn mẫu lớp 8 hay nhất

    SOẠN VĂN 8 TẬP 1

    SOẠN VĂN 8 TẬP 2

    Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo - Ngữ văn 8

    Bài 1

    Bài 2

    Bài 3

    Bài 4

    Bài 5

    Bài 6

    Bài 7

    Bài 8

    Bài 9

    Bài 10

    Bài 11

    Bài 12

    Bài 13

    Bài 14

    Bài 15

    Bài 16

    Bài 17

    Bài 18

    Bài 19

    Bài 20

    Bài 21

    Bài 22

    Bài 23

    Bài 24

    Bài 25

    Bài 26

    Bài 27

    Bài 28

    Bài 29

    Bài 30

    Bài 31

    Bài 32

    Bài 33

    Bài 34

    Xem Thêm

    Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật