Soạn bài Bắc Sơn (trích hồi bốn) SBT Ngữ Văn 9 tập 2
1. Xung đột cơ bản trong vở kịch Bắc Sơn và hồi kịch này là gì ? Ở đoạn trích hồi bốn (trong SGK) tác giả đã xây dựng tình huống kịch như thế nào ? Vai trò của tình huống ấy trong việc bộc lộ xung đột và thể hiện tính cách nhân vật ?
Trả lời:
- Kịch là loại hình nghệ thuật thể hiện đời sống qua những xung đột và chủ yếu bằng ngôn ngữ, hành động của nhân vật. Xung đột cơ bản trong vở kịch Bắc Sơn và hồi kịch này là xung đột giữa cách mạng và thế lực thống trị của thực dân Pháp và bọn tay sai. Xung đột ấy nổ ra gay gắt trong hoàn cảnh lực lượng cách mạng làm cuộc khởi nghĩa ở Bắc Sơn. Trong vở kịch, xung đột ấy được thể hiện ra ở hai lực lượng đối lập và cũng tác động đến những nhân vật trung gian (mẹ Thơm và Thơm), tạo nên sự chuyển biến ở họ.
- Tình huống mả tác giả tạo dựng trong hồi bốn là : cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Thái và Cửu - hai người cách mạng đang bị giặc truy lùng ráo riết - lại chạy nhầm vào chính nhà của Thơm - Ngọc, đúng lúc ấy Ngọc bất ngờ quay về nhà. Trong tình huống ấy, các nhân vật đã bộc lộ rõ tính cách - nhất là Thơm đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, dứt khoát đứng về phía cách mạng.
2. Nhân vật Thơm trong các lớp kịch này có mâu thuẫn gì trong nội tâm ? Vì sao Thơm lại giúp Thái và Cửu trong hoàn cảnh nguy cấp ?
Trả lời:
Để thấy được mâu thuẫn nội tâm của nhân vật Thơm, cần chú ý tìm hiểu : xuất thân và hoàn cảnh của nhân vật (trước và trong hồi kịch này), quan hệ của Thơm với chồng, với cha mẹ và em trai ; sự day dứt, ân hận của Thơm trước cái chết của bố và em trai, trước việc bà mẹ bỏ đi, nhưng Thơm vẫn chưa dễ gì dứt bỏ được cuộc sống an nhàn, sung túc do Ngọc mang lại. Mâu thuẫn ở nhân vật Thơm là mâu thuẫn giữa hai mặt trong cùng một con người : bản chất lương thiện của một người xuất thân trong một gia đình lao động, cha và em hăng hái tham gia phong trào cách mạng, nhưng mặt khác, Thơm là vợ Ngọc - một viên chức trong bộ máy cai trị đã cam tâm làm tay sai cho thực dân đàn áp cách mạng, nhưng Ngọc yêu và hết lòng chiều chuộng Thơm, đem lại cho cô cuộc sống sung túc, nhàn hạ.
Để giải thích được hành động của Thơm cứu nguy cho Thái và Cửu, em cần chỉ ra bản chất của nhân vật này và tâm trạng đang có nhiều day dứt, hối hận về thái độ đứng ngoài cuộc đấu tranh trước đó của cô.
3. Phân tích đoạn đối thoại và hành động giữa Thơm với Ngọc khi Ngọc bất ngờ trở lại nhà để thấy được sự khôn khéo, bình tĩnh của cô trong việc cứu giúp hai người cách mạng.
Trả lời:
Đọc kĩ lại đoạn đối thoại giữa Thơm và Ngọc ở lớp III để thấy được sự bình tĩnh và khôn khéo của Thơm khi Ngọc bất ngờ về nhà, lúc Thái và Cửu còn ở đó. Khi thấy tiếng Ngọc, Thơm đã bình tĩnh, nhanh trí đưa hai người vào nấp trong buồng, rồi với một tư thế tự nhiên như đã ngồi thiếp đi bên thúng khâu từ lâu để Ngọc hoàn toàn không thể nghi ngờ lúc bước vào nhà. Chú ý những lời đối thoại của Thơm với Ngọc sau đó, vừa giữ được vẻ tự nhiên, để Ngọc không nghi ngờ lại vừa thúc giục Ngọc rời nhà. Đây là một lớp kịch có kịch tính căng thẳng nhưng vẫn tự nhiên.
4. Phân tích nhân vật Ngọc. Bằng cách gì tác giả đã bộc lộ bản chất nhân vật này ? Bản chất ấy như thế nào ?
Trả lời:
Vốn là một nho lại, với địa vị thấp kém trong bộ máy cai trị của thực dân, Ngọc nuôi tham vọng ngoi lên để thoả mãn lòng ham muốn địa vị, quyền lực và tiền tài. Ngọc đã dẫn quân Pháp vào đánh chiếm Vũ Lăng. Ở hồi bốn, Ngọc càng thể hiện bản chất Việt gian, y ra sức truy lùng những người cách mạng đang lẩn trốn trong vùng, đặc biệt là Thái và Cửu. Bản chất của nhân vật đã bộc lộ qua hành động và lời lẽ giả dối để đánh lừa Thơm, lại có lúc trực tiếp thể hiện lòng khát thèm tiền bạc, địa vị và sự đố kị tầm thường.
5. Qua đoạn trích vở kịch Bắc Sơn và những tác phẩm kịch khác mà em đã học, hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai thể loại: kịch và tự sự.
Trả lời:
Điểm giống nhau giữa kịch và các thể loại tự sự là cùng có các biến cố, sự kiện tạo thành cốt truyện, có nhân vật và lời nhân vật. Nhưng chỗ khác nhau cơ bản là : các thể tự sự đều phải có người trần thuật (dù xuất hiện trực tiếp hay vô hình), tức là câu chuyện được kể qua lời một ai đó ; còn ở thể kịch thì các nhân vật trực tiếp thể hiện trước mắt người xem, người đọc, bằng ngôn ngữ và hành động. Thêm nữa, kịch tập trung vào các xung đột và chỉ có thể diễn ra trong một không gian có giới hạn (để phù hợp với việc diễn trên sân khấu).
Xemloigiai.com
SBT Ngữ văn lớp 9
Soạn bài sách bài tập Ngữ văn 9, giải câu hỏi SBT Ngữ văn 9 tập 1, tập 2. Tóm tắt, phân tích, nghị luận, tác giả, tác phẩm, bài tập tiếng Việt, tập làm văn
NGỮ VĂN 9 TẬP 1
- Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh
- Soạn bài Các phương châm hội thoại
- Soạn bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
- Soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
- Soạn bài Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
- Soạn bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và sự phát triển của trẻ em
- Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo 2)
- Soạn bài Xưng hô trong hội thoại
- Soạn bài Viết bài tập làm văn số 1 - Văn thuyết minh
- Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương - Trích Truyền kì mạn lục
- Soạn bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- Soạn bài Sự phát triển của từ vựng
- Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
- Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Trích Vũ trung tùy bút)
- Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ mười bốn - trích)
- Soạn bài Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)
- Soạn bài Trả bài tập làm văn số 1
- Soạn bài "Truyện Kiều" của Nguyễn Du
- Soạn bài Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều)
- Soạn bài Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiểu)
- Soạn bài Thuật ngữ
- Soạn bài Miêu tả trong văn bản tự sự
- Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều)
- Soạn bài Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều)
- Soạn bài Trau dồi vốn từ
- Soạn bài Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự
- Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều)
- Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên)
- Soạn bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
- Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn (trích Truyện Lục Vân Tiên)
- Soạn bài Tổng kết về từ vựng
- Soạn bài Trả bài tập làm văn số 2
- Soạn bài Đồng chí
- Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)
- Soạn bài Nghị luận trong văn bản tự sự
- Soạn bài Đoàn thuyền đánh cá
- Soạn bài Bếp lửa
- Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo 2)
- Soạn bài Tập làm thơ tám chữ
- Soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
- Soạn bài Ánh trăng
- Soạn bài Tổng kết về từ vựng (luyện tập tổng hợp)
- Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
- Soạn bài Làng (trích)
- Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)
- Soạn bài Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
- Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa (trích)
- Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt
- Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 - Văn tự sự
- Soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự
- Soạn bài Chiếc lược ngà (trích)
- Soạn bài Kiểm tra phần Tiếng Việt
- Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn
- Soạn bài Cố hương
- Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn (tiếp theo)
- Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
- Soạn bài Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu)
- Soạn bài Trả bài tập làm văn số 3. Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
- Soạn bài Tổng kết phần tập làm văn
NGỮ VĂN 9 TẬP 2
- Soạn bài Bàn về đọc sách (trích)
- Soạn bài Khởi ngữ
- Soạn bài Phép phân tích và tổng hợp - Luyện tập phân tích và tổng hợp
- Soạn bài Tiếng nói của văn nghệ
- Soạn bài Các thành phần biệt lập
- Soạn bài Nghị luận về một sự vật, hiện tượng đời sống
- Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
- Soạn bài Các thành phần biệt lập (tiếp theo)
- Soạn bài Viết bài tập làm văn số 5 - Nghị luận xã hội
- Soạn bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
- Soạn bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten (trích)
- Soạn bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn
- Soạn bài Con cò
- Soạn bài Trả bài tập làm văn số 5
- Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
- Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ
- Soạn bài Viếng lăng Bác
- Soạn bài Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Soạn bài Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Soạn bài Viết bài tập làm văn số 6 - Nghị luận văn học
- Soạn bài Sang thu
- Soạn bài Nói với con
- Soạn bài Nghĩa tường minh và hàm ý
- Soạn bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
- Soạn bài Mây và sóng
- Soạn bài Ôn tập về thơ
- Soạn bài Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)
- Soạn bài Trả bài tập làm văn số 6
- Soạn bài Tổng kết phần văn bản nhật dụng
- Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)
- Soạn bài Viết bài tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học
- Soạn bài Bến quê (trích)
- Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt
- Soạn bài Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
- Soạn bài Những ngôi sao xa xôi (trích)
- Soạn bài Trả bài tập làm văn số 7
- Soạn bài Biên bản - Luyện tập viết biên bản (chung cho cả hai bài 28 và 29)
- Soạn bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (trích Rô-bin-xơn Cru-xô)
- Soạn bài Tổng kết về ngữ pháp
- Soạn bài Hợp đồng - Luyện tập viết hợp đồng (chung cho cả hai bài 29 và 31)
- Soạn bài Bố của Xi-mông (trích)
- Soạn bài Ôn tập về truyện
- Soạn bài Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo)
- Soạn bài Con chó Bấc (trích Tiếng gọi nơi hoang dã)
- Soạn bài Kiểm tra phần Tiếng Việt
- Soạn bài Bắc Sơn (trích hồi bốn)
- Soạn bài Tổng kết phần văn học nước ngoài
- Soạn bài Tôi và chúng ta (trích cảnh ba)
- Soạn bài A - Nhìn chung về văn học Việt Nam
- Soạn bài B - Sơ lược về một số thể loại văn học
- Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm
- Soạn bài Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2025 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
Vật Lý
Hóa Học
Ngữ Văn
- SBT Ngữ văn lớp 9
- Đề thi vào 10 môn Văn
- Tác giả - Tác phẩm văn 9
- Văn mẫu lớp 9
- Vở bài tập Ngữ văn lớp 9
- Soạn văn 9 chi tiết
- Soạn văn 9 ngắn gọn
- Soạn văn 9 siêu ngắn
Sinh Học
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- SBT Tiếng Anh lớp 9
- Đề thi vào 10 môn Anh
- SGK Tiếng Anh lớp 9
- SBT Tiếng Anh lớp 9 mới
- Vở bài tập Tiếng Anh 9
- SGK Tiếng Anh lớp 9 Mới
Công Nghệ
Lịch Sử & Địa Lý
- Tập bản đồ Địa lí lớp 9
- SBT Địa lí lớp 9
- VBT Địa lí lớp 9
- SGK Địa lí lớp 9
- Tập bản đồ Lịch sử lớp 9
- SBT Lịch sử lớp 9
- VBT Lịch sử lớp 9
- SGK Lịch sử lớp 9