Phân tích hai khổ thơ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.

Với cách sử dụng màu sắc, với cách vận dụng các thủ pháp nghệ thuật như ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá và thậm xưng, Huy Cận đã sáng tạo được nhiều hình ảnh đẹp, đầy ý nghĩa. Một không gian tráng lệ tràn ngập niềm vui câu hát.

    Dàn ý

    I. Mở bài:

    - Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm.

    Giới thiệu vị trí và nội dung đoạn thơ: nằm cuối bài thơ, nói lên cảnh kéo lưới lúc mờ sáng và cảnh đoàn thuyền buồm căng gió lộng trở về.

    II. Thân bài: 

    1. Cảnh kéo lưới lúc mờ sáng

    - Khi bắt đầu ra khơi là ban đêm, lúc “sao mờ”, sắp sáng là thuyền trở về:

       + Cuộc đánh cá bội thu: “kéo xoăn tay chùm cá nặng”.

       + Thành quả to lớn, con người lao động hân hoan: đàn cá trên thuyền lấp lánh loé sáng dưới ánh rạng đông, ngư dân xếp lưới, căng buồm trở về trong “nắng hồng”.

    ⇒ Ba khổ thơ cho thấy con người luôn có khát vọng chiến thắng, làm chủ thiên nhiên nhưng cũng vô cùng biết ơn thiên nhiên: Biển cho ta cá như lòng mẹ/ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

       - Nghệ thuật: ba khổ thơ trên có giọng thơ nhanh, dồn dập thể hiện sự hăng say lao động. Sử dụng nhiều động từ mạnh (lái, lướt, gõ, kéo) cho thấy hình ảnh khỏe khoắn của người lao động; tính từ chỉ màu sắc: vàng, bạc, hồng gợi sự tươi vui, ấm no.

    2. Cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh lên

    a. Cảnh đoàn thuyền trở về

    - Câu đầu tác giả lặp lại ở khổ thơ 1: “Câu hát căng buồm với gió khơi”

    + Có từ “với” là khác, có lẽ tác giả tránh sự lặp lại ở câu thơ trước => làm cho khổ thơ cuối giống như điệp khúc của một bài hát, tạo cảm giác tuần hoàn về thời gian, về công việc lao động; nhấn mạnh khí thế tâm trạng của những người dân. Đoàn thuyền ra đi hào hứng sôi nổi, nay trở về cũng với tinh thần ấy rất khẩn trương. Câu hát đưa thuyền đi nay câu hát lại đưa thuyền về.

    + Bằng biện pháp khoa trương và hình ảnh nhân hóc” Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời: cho thấy con người và vũ trụ chạy đua trong cuốc vận hành vô tận, con người đã mang tầm vóc lớn lao của thiên nhiên vũ trụ trong cuộc chạy đua này và con người đã chiến thắng. Có thể nói Huy Cận đã lấy tình yêu của mình đối với cuộc sống mới của nhân dân khám phá ra vẻ đẹp hùng vĩ. Thay vào không gian vũ trụ buồn hiu hắt của thơ ông trước cách mạng tháng Tám.

    b. Bình minh trên biển

    - Mở đầu bài thơ là cảnh hoàng hôn, kết thúc bài thơ là cảnh bình minh” Mặt trời đội biển nhô màu mới”. Ánh mặt trời sáng rực, từ từ nhô lên ở phía chân trời xa cảm giác như mặt trời đội biển. Câu thơ với ẩn dụ táo bạo cho thấy sự tuần hoàn của thời gian, của vũ trụ.

    - Hình ảnh: “mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi” gợi nhiều liên tưởng như những mặt trời nhỏ bé đang tỏa rạng niềm vui trước thành quả lao động mà con người đã giành được sau một đêm lao động trên biển. => đó là cảnh tượng đẹp huy hoàng giữa bầu tròi và mặt biển, giữa thiên nhiên và thành quả lao động.

    III. Kết luận

    Tổng kết lại giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ và vai trò của đoạn thơ đã làm nên đặc sắc của toàn bài.

     


    Bài mẫu

           Huy Cận viết bài thơ Đoàn thuyền đánh cá vào năm 1958, tại vùng biển Quảng Ninh. Bài thơ ra đời trong một thời kỳ sôi nổi trên miền Bắc nước ta, xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa. Đây là một trong những bài thơ hay nhất viết về đề tài lao động khi nhân dân làm chủ cuộc đời.

           Bài thơ gồm bảy khổ thơ ghi lại hành trình của một đoàn thuyền đánh cá: ra khơi lúc hoàng hôn, đánh cá một đêm trăng trên Hạ Long, trở về bến lúc rạng đông. Hai khổ thơ thứ 6 và 7 nói lên cảnh kéo lưới lúc mờ sáng và cảnh đoàn thuyền buồm căng gió lộng trở về:

                             Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng...

                             (...)

                             Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

           Cảnh kéo lưới diễn ra lúc “sao mờ” - lúc trời gần sáng. Chữ “kịp” trong câu thơ “Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng” thể hiện tinh thần khẩn trương, hối hả của ngư dân lúc kéo lưới. Bao hồi hộp và hy vọng đón chờ. Cá mắc vào lưới thành những “chùm cá nặng” như chùm trái cây treo lủng lẳng. Phải là nhiều cá lắm mới mắc vào lưới, phải là những bạn chài trẻ trung có đôi cánh tay rắn chắc, có sức khỏe dẻo dai mới có thể “kéo xoăn tay”. Câu thơ “Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng” là một câu thơ hay và đẹp: hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo ca ngợi vẻ đẹp khỏe mạnh trẻ tráng trong lao động. Huy Cận hay sử dụng lừ “chùm" để tả thế giới sinh vật, như gà, cá tạo nên hình tượng thơ ngộ nghĩnh, đầy ấn tượng:

                             ..Như cây sai mẹ đứng giữa chùm con

                             Chiều chiều thu vàng rực tâm hồn...

                             (Chiều thu quê hương)

           Nếu trong khổ thơ thứ tư, tác giả tả đàn cá biển đẹp như một bức tranh sơn mài lộng lẫy trong đó có những con cá song “lấp lánh đuốc đen hồng - cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”, thì ở khổ thơ thứ sáu này, những con cá biển tươi ngon mắc vào lưới cũng vô cùng rực rỡ: “Vẩy bạc, đuôi vàng lóe rạng đông”. Có thể nói những câu thơ tả cá là những câu thơ đẹp nhất, sáng tạo nhất ở cách phối sắc, ở cách sử dụng hình ảnh hoán dụ (vẩy cá, đuôi cá, mắt cá...). Dưới ánh rạng đông “lóe” lên, cá nằm đầy khoang thuyền được phản chiếu càng ánh lên màu “vàng”, màu “bạc” thể hiện một niềm vui tươi trong lao động của các bạn chài. Câu thơ “lưới xếp / buồm lên / đón nắng hồng” với cách ngắt nhịp 2/2/3, với cách sử dụng liên tiếp ba động từ (xếp, lên, đón) diễn tả mọi công việc trên biển diễn ra tuần tự mà khẩn trương để trở về.

           Khổ cuối tả đoàn thuyền đánh cá trở về bến. Gió biển thổi căng cánh buồm đưa câu hát của ngư dân vang xa trên biển cả. Đây là lần thứ ba, nhà thơ nhắc lại câu hát. Lần thứ nhất tả tiếng hát ra khơi, tiếng hát phấn chấn, hồ hởi lên đường: “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Lần thứ hai tả tiếng hát lúc đánh cá, tiếng hát say mê lao động và ngợi ca biển với bao ân tình sâu nặng, thiết tha:

                             Ta hát bài ca gọi cá vào

                             Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao

                             Biển cho ta cá như lòng mẹ

                             Nuôi lớn đời ta tự buổi nào

           Lần thứ ba là tiếng hát mừng vui thắng lợi. Niềm vui của người dân chài hòa nhập với thiên nhiên- một rạng đông đẹp tươi, một ngày vui mới bắt đầu. Con thuyền thì “chạy đua...”, mặt trời thì “đội biển”. Đoàn thuyền lướt sóng như cướp lấy thời gian, giành lấy thời gian, để nhanh chóng trở về bến. Cảnh tượng tráng lệ, nhịp điệu cuộc sống khẩn trương vô cùng:

                             Câu hát căng buồm với gió khơi

                             Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

                             Mặt trời đội biển nhô màu mới...

           Câu thơ “mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi” là một câu thơ hay cho thấy bút pháp lãng mạn của Huy Cận trong bài thơ này. Hình ảnh “mắt cá” (hoán dụ) - muôn triệu mắt cá li ti được phản chiếu ánh rạng đông, càng trở nên huy hoàng. Sóng biển và cát lấp lánh cùng với muôn triệu mắt cá như trải dài, trải rộng trên "muôn dặm phơi”. Câu thơ vừa tả cảnh biển tráng lệ lúc rạng đông, vừa tả cảnh được mùa cá (thậm xưng) đẹp.

           Nói rằng lao động là niềm vui sáng tạo. Nói rằng biển quê ta giàu đẹp. Nói rằng khi người lao động làm chủ cuộc đời thì mới có ấm no hạnh phúc. Cả ba điều ấy, Huy Cận đã nói được rất hay trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá”, đặc biệt trong hai khổ thơ này.

           Với cách sử dụng màu sắc, cách vận dụng các thủ pháp nghệ thuật như ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá và thậm xưng, Huy Cận đã sáng tạo được nhiều hình ảnh đẹp, đầy ý nghĩa. Một không gian tráng lệ tràn ngập niềm vui câu hát. Một rạng đông trên biển và một rạng đông trong lòng người vì "đất nở hoa" và "biển đang hát”.

    Xemloigiai.com

    Văn mẫu lớp 9

    Những bài văn phân tích, cảm nhận, dàn ý, bình giảng, bình luận hay nhất trong Văn mẫu lớp 9 gồm các bài văn thuộc dạng nghị luận xã hội, nghị luận văn học, biểu cảm, thuyết minh, tự sự hay nhất trong tác phẩm văn học cùng các các vấn đề xã hội nhanh nhất, chính xác nhất

    Nghị luận văn học

    Các bài tập làm văn

    Nghị luận xã hội

    Phong cách Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà

    Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két

    Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

    Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ

    Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Phạm Đình Hổ

    Hoàng Lê nhất thống chí

    Truyện Kiều - Nguyễn Du

    Chị em Thúy Kiều - Nguyễn Du

    Cảnh ngày xuân - Nguyễn Du

    Kiều ở lầu Ngưng Bích - Nguyễn Du

    Mã Giám Sinh mua Kiều - Nguyễn Du

    Thúy Kiều báo ân báo oán - Nguyễn Du

    Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Nguyễn Đình Chiểu

    Đồng chí - Chính Hữu

    Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật

    Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận

    Bếp lửa - Bằng Việt

    Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm

    Ánh trăng - Nguyễn Duy

    Làng - Kim Lân

    Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long

    Chiếc lược ngà

    Cố hương - Lỗ Tấn

    Những đứa trẻ - Mác-xim Go-rơ-ki

    Bàn về đọc sách - Chu Quang Tiềm

    Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi

    Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Vũ Khoan

    Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten - Hi-pô-lít Ten

    Con cò - Chế Lan Viên

    Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải

    Viếng lăng Bác - Viễn Phương

    Sang thu - Hữu Thỉnh

    Nói với con - Y Phương

    Mây và sóng - Ra-bin-đra-nát Ta-go

    Bến quê (trích) - Nguyễn Minh Châu

    Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê

    Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang - Đe-ni-ơn Đi-phô

    Bố của Xi-mông - Guy-đơ Mô-pa-xăng

    Con chó Bấc - Giắc Lân-đơn

    Bắc Sơn - Nguyễn Huy Tưởng

    Tôi và chúng ta - Lưu Quang Vũ

    Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

    Nghị luận về một hiện tượng đời sống

    Xem Thêm

    Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật