Phân tích bài thơ Tràng Giang
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu
Tràng giang là bài thơ kiệt tác của Huy Cận rút trong tập thơ Lửa thiêng (1940). Bài thơ có một câu đề từ rất đậm đà: “Bâng khuâng trời rộng, nhớ sông dài”. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn trường thiên, có 4 khổ thơ hợp thành một bộ tứ bình về tràng giang một chiều thu. Đây là khổ thơ thứ hai của Tràng giang:
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu
Từ dòng sông, sóng gợn, con thuyền xuôi mái và cành củi khô bập bềnh trôi dạt trên sóng… ở khổ một, Huy Cận nói đến cảnh tràng giang một buổi chiều mênh mông, vắng vẻ. Giọng thơ nhè nhẹ man mác buồn. Không gian nghệ thuật được mở rộng về đôi bờ và bầu trời. Những cồn cát thưa thớt nhấp nhô “lơ thơ” như nối tiếp mãi dài ra. Gió chiều nhè nhẹ thổi “đìu hiu” gợi buồn khôn xiết. Hai chữ “đìu hiu” gợi nhớ trong lòng người đọc một vần thơ cổ:
Non Kì quạnh quẽ trăng treo,
Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò
(Chinh phụ ngâm)
Làng xóm đôi bờ sông, trong buổi chiều tàn cũng rất vắng lặng. Một chút âm thanh nhỏ bé lao xao trong khoảnh khắc tan chợ, vãn chợ ở đâu đây, ở từ một làng xa vẳng đến. Lấy động để tả tĩnh, câu thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” đã làm nổi bật sự ngạc nhiên, chút bâng khuâng của người lữ khách về cái vắng vẻ, cái hoang vắng của đôi bờ tràng giang. Các nhà thơ mới coi trọng tính nhạc trong thơ, vận dụng nghệ thuật phối âm, hòa thanh rất thần tình, tạo nên những vần thơ giàu âm điệu, nhạc điệu, đọc lên nghe rất thích. Hai câu thơ đầu đoạn có điệp âm “lơ thơ” và “đìu hiu”, có vần lưng: “nhỏ – gió”, có vần chân: “hiu – chiều”. Câu thơ của Huy Cận làm ta liên tưởng đến câu thơ của Xuân Diệu:
Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang nắng trở chiều…
(Thơ duyên)
Các điệp thanh: “nhỏ nhỏ”, “xiêu xiêu”, “lả lả”; các vần thơ, như vần lưng “nhỏ” với “gió”, vần chân “xiêu” với “chiều”. Những vần thơ “tươi nhạc tươi vần” ấy đã trở thành câu thơ trong trí nhớ của hàng triệu con người yêu thích văn học.
Trở lại đoạn thơ trong bài Tràng giang của Huy Cận, ta như được nhập hồn mình vào cõi vũ trụ mênh mông và bao la. Trời đã về chiều. Nắng từ trên cao chiếu rọi xuống làm hiện ra những khoảng sâu thăm thẳm trên bầu trời. Vẻ đẹp của bầu trời thu quê hương ta đã trở thành vẻ đẹp của thi ca dân tộc: “Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao” (Thu vịnh); “Trời cao xanh ngắt – Ô kìa…” (Tiếng sáo Thiên Thai); “Xanh biếc trời cao, bạc đất bằng” (Xuân Diệu). Thi sĩ Huy Cận lại nhận diện bầu trời không phải cao mà là sâu, “sâu chót vót”:
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót
Bầu trời và lòng sông “sóng gợn” là không gian hai chiều, rộng và cao, sâu. Trời cao thăm thẳm, mênh mông soi xuống lòng sông. Người ta thường nói “cao chót vót” và “sâu thăm thẳm”, nhưng Huy Cận lại cảm nhận là “sâu chót vót” vừa để làm nổi bật hai vế tiểu đối: “nắng xuống” - “trời lên”, vừa gây ấn tượng về cái bao la, mênh mông đến rợn ngợp của không gian vũ trụ vô tận, và cũng là nỗi buồn như vô tận trong lòng người. Khách ly hương càng cảm thấy nhỏ bé, lẻ loi và cô đơn trước không gian vô hạn của vũ trụ. Dòng sông như dài thêm ra, bầu trời như rộng thêm ra, bến đò (hay bến lòng?) như cô liêu hơn, xa vắng, quạnh hiu hơn. Lời đề từ nhà thơ đã viết: “Bâng khuâng trời rộng, nhớ sông dài”, cảm hứng ấy đã được lấy lại ở câu thơ số 8, mở ra một trường liên tưởng đầy ám ảnh về vũ trụ thì vô hạn vô cùng, còn kiếp người thì nhỏ bé, hữu hạn:
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu
Cảnh sắc tràng giang được nói đến trong đoạn thơ là một không gian nghệ thuật đẹp mà buồn. Vẻ đẹp của những dòng sông trên mọi miền đất nước hội tụ trong tâm hồn thi nhân. Vẻ đẹp của tình yêu quê hương, tình yêu sông núi. Tình yêu đó mang nỗi buồn sông núi, nỗi buồn về đất nước của Huy Cận, của thế hệ các nhà thơ thời tiền chiến. Tràng giang đã hợp lưu trong lòng người hơn 60 năm rồi. Đọc đoạn thơ trên, ta mới thấu hiểu nỗi lòng thi nhân trước cách mạng: “Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm…”
Xemloigiai.com
- Soạn bài Tràng giang (chi tiết)
- Bài 2: Tràng giang của Huy Cận là bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại. Hãy phân tích bài thơ Tràng giang để làm sáng tỏ nhận xét trên.
Soạn văn 11 chi tiết
Soạn văn lớp 11 đầy đủ tất cả bài, ngắn gọn nhất như là cuốn để học tốt Ngữ văn 11. Giúp học sinh soạn bài, tóm tắt, phân tích, nghị luận,... đầy đủ các bài văn mẫu lớp 11 hay nhất giúp ôn luyện thi THPT Quốc gia
SOẠN VĂN 11 TẬP 1
- Tuần 1 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 2 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 3 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 4 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 5 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 6 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 7 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 8 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 9 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 10 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 11 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 12 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 13 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 14 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 15 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 16 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 17 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 18 SGK Ngữ Văn lớp 11
SOẠN VĂN VĂN 11 TẬP 2
- Tuần 19 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 20 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 21 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 22 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 23 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 24 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 25 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 26 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 27 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 28 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 29 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 30 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 31 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 32 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 33 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 34 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 35 SGK Ngữ Văn lớp 11
Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo - Ngữ văn 11
- Nam triều công nghiệp diễn chí - Nguyễn Khoa Chiêm
- Bài ca lưu biệt - Huỳnh Thúc Kháng
- Gánh nước đêm - Trần Tuấn Khải
- Tống biệt hành - Thâm Tâm
- Tiếng địch sông Ô - Phạm Huy Thông
- Góc chiếu giữa đình - Ngô Tất Tố
- Ngục Kông Tum - Lê Văn Hiến
- Mưu trí của Chiêu Vũ - Nguyễn Khoa Chiêm
Tuần 1 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Vào phủ chúa Trịnh - Lê Hữu Trác
- Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
- Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội - Ngữ văn 11
- Đọc thêm: Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác
- Đọc thêm: Đặng Dịch trai ngôn hành lục - Đặng Huy Trứ
Tuần 2 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tự Tình - Hồ Xuân Hương
- Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến
- Đọc thêm: Nguyễn Khuyến
- Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
- Thao tác lập luận phân tích
Tuần 3 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Thương vợ - Trần Tế Xương
- Đọc thêm: Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến
- Đọc thêm: Vịnh khoa thi Hương - Tế Xương
- Đọc thêm: Trần Tế Xương (Tú Xương)
- Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo)
Tuần 4 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Cao Bá Quát
- Đọc thêm: Cao Bá Quát
- Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ
- Luyện tập thao tác lập luận phân tích
Tuần 5 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học
- Lẽ ghét thương - Nguyễn Đình Chiểu
- Chạy giặc - Nguyễn Đình Chiểu
- Đọc thêm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Hương Sơn phong cảnh ca) - Chu Mạnh Trinh
Tuần 6 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu
- Đọc thêm: Nguyễn Đình Chiểu
- Thực hành về thành ngữ, điển cố
Tuần 7 SGK Ngữ Văn lớp 11
Tuần 8 SGK Ngữ Văn lớp 11
Tuần 9 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học (Ngữ văn 11)
Tuần 10 SGK Ngữ Văn lớp 11
Tuần 11 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân
- Luyện tập thao tác lập luận so sánh
- Luyện tập vận dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích và so sánh
Tuần 12 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Hạnh phúc của một tang gia - Vũ Trọng Phụng
- Đọc thêm: Số đỏ - Vũ Trọng Phụng
- Phong cách ngôn ngữ báo chí
Tuần 13 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Chí Phèo - Phần 1 - Tác giả
- Một số thể loại văn học: Thơ, truyện
- Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo)
Tuần 14 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Chí Phèo - Phần 2 - Tác phẩm
- Đọc thêm: Đời Thừa - Nam Cao
- Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu
- Bản tin
Tuần 15 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Đọc thêm: Cha con nghĩa nặng - Hồ Biểu chánh
- Đọc thêm: Vi Hành - Nguyễn Ái Quốc
- Đọc thêm: Tinh thần thể dục - Nguyễn Công Hoan
- Luyện tập viết bản tin
- Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
Tuần 16 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Vĩnh biệt cửu trùng đài - Nguyễn Huy Tưởng
- Đọc thêm: Vở kịch Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng
- Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản
Tuần 17 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tình yêu và thù hận - Sếch-xpia
- Đọc thêm: Rô-mê-ô và Giu-li-ét - Sếch-xpia.
- Đọc thêm: Âm mưu và ái tình - Sile
- Đọc thêm: Những cuộc phiêu lưu - Tôm Xoyơ
- Ôn tập phần văn học
Tuần 18 SGK Ngữ Văn lớp 11
Tuần 19 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Lưu biệt khi xuất dương - Phan Bội Châu
- Đọc thêm: Phan Bội Châu
- Nghĩa của câu
- Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học - Ngữ văn 11
Tuần 20 SGK Ngữ Văn lớp 11
Tuần 21 SGK Ngữ Văn lớp 11
Tuần 22 SGK Ngữ Văn lớp 11
Tuần 23 SGK Ngữ Văn lớp 11
Tuần 24 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Từ ấy - Tố Hữu
- Đọc thêm: Lai Tân - Hồ Chí Minh
- Đọc thêm: Nhớ đồng - Tố Hữu
- Đọc thêm: Tố Hữu
- Đọc thêm: Tương Tư - Nguyễn Bính
- Đọc thêm: Chiều xuân - Anh Thơ
- Tiểu sử tóm tắt
Tuần 25 SGK Ngữ Văn lớp 11
Tuần 26 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tôi yêu em - Puskin
- Bài thơ số 28 - Ta-go
- Đọc thêm: Người làm vườn - Ta-go
- Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
Tuần 27 SGK Ngữ Văn lớp 11
Tuần 28 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Người cầm quyền khôi phục uy quyền - Vich to - Huy Gô
- Đọc thêm: Đêm đại dương - Vích to - Huy Gô
- Đọc thêm: Chiến tranh và hòa bình - L. Tônxtôi.
- Luyện tập thao tác lập luận bình luận
Tuần 29 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Về luân lí xã hội ở nước ta - Phan Châu Trinh
- Đọc thêm: Luận về một chính sách khai hóa - Phan Châu Trinh
- Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức - Nguyễn An Ninh
Tuần 30 SGK Ngữ Văn lớp 11
Tuần 31 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Một thời đại trong thi ca - Hoài Thanh
- Đọc thêm: Văn học khái luận - Đặng Thai Mai
- Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)
Tuần 32 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Một số thể loại văn học: Kịch, Nghị luận
- Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận - Ngữ văn 11
Tuần 33 SGK Ngữ Văn lớp 11
Tuần 34 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Ôn tập phần Tiếng Việt - Ngữ văn 11 tập 2
- Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
- Ôn tập phần làm văn - Ngữ văn 11
Đọc thêm: Nguyễn Khuyến
- Tiến sĩ giấy - Nguyễn Khuyến
- Thu ẩm - Nguyễn Khuyến
- Cuốc kêu cảm hứng - Nguyễn Khuyến
- Chợ đồng - Nguyễn Khuyến
Đọc thêm: Trần Tế Xương (Tú Xương)
Đọc thêm: Cao Bá Quát
Đọc thêm: Nguyễn Đình Chiểu
Đọc thêm: Phan Bội Châu
Đọc thêm: Xuân Diệu
Đọc thêm: Hồ Chí Minh
- Nhật kí trong tù - Hồ Chí Minh
- Tảo giải ( Giải đi sớm) - Hồ Chí Minh
- Tân xuất ngục, học đăng sơn (Mới ra tù, tập leo núi) - Hồ Chí Minh
Đọc thêm: Tố Hữu
Đọc thêm: Tương Tư - Nguyễn Bính
Xem Thêm
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính các tác phẩm SGK Văn 11 - Tập 1
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính các tác phẩm SGK Văn 11 - Tập 2
- Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
- Tải 30 đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ Văn 11
- Tải 30 đề ôn tập học kì 1 Ngữ Văn 11
- Tải 30 đề thi học kì 1 của các trường môn Ngữ Văn 11
- Tải 30 đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ Văn 11
- Tải 30 đề ôn tập học kì 2 Ngữ Văn 11
- Tải 30 đề kiểm tra học kì 2 Ngữ Văn 11 của các trường
- Kiểm tra tổng hợp cuối năm - Ngữ văn 11
Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2025 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
Vật Lý
Hóa Học
Ngữ Văn
- Soạn văn 11
- SBT Ngữ văn lớp 11
- Văn mẫu 11
- Soạn văn 11 chi tiết
- Soạn văn ngắn gọn lớp 11
- Soạn văn 11 siêu ngắn
Sinh Học
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
Công Nghệ
Lịch Sử & Địa Lý
- Tập bản đồ Địa lí lớp 11
- SBT Địa lí lớp 11
- SGK Địa lí lớp 11
- Tập bản đồ Lịch sử lớp 11
- SBT Lịch sử lớp 11
- SGK Lịch sử lớp 11