Phân tích đoạn trích Mải mê chinh chiến và yêu đương (tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu củaTôm Xoyơ).
Đề bài
Trích tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoyơ. Phân tích đoạn trích Mải mê chinh chiến và yêu đương (tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoyơ).
Lời giải chi tiết
Đoạn trích nằm trong chương III của cuốn tiểu thuyết cũng có tiêu đề là Mải mê chinh chiến và yêu đương. Ở đây tiêu đề của chương được dùng luôn làm tiêu đề của đoạn trích. Điều đó hoàn toàn có cơ sở bởi hai khía cạnh “chinh chiến” và “yêu đương” của chương được thể hiện khá rõ qua mấy trang trích ngắn ngủi này. Cách kể chuyện của Mac Tuên trong sáng, giản dị, dễ hiểu, tuy nhiên không phải vì thế mà đoạn trích không còn gì để phân tích, tìm hiểu. Cái tài của tác giả là chỉ qua mẩu chuyện mà vẫn giúp người đọc có được ấn tượng hoàn chỉnh về nhân vật Tom và nếu giỏi suy đoán, ta có thể hình dung được trước tính chất của những việc Tom sẽ làm. Cái sâu sắc của một ngòi bút hiện thực chính là chỗ đó. Rất tôn trọng sự phát triển logic của tính cách dù chẳng bao giờ khuôn câu chuyện theo một sơ đồ cứng nhắc. Vì vậy, điều cần thiết là khi đọc đoạn trích nên thường xuyên liên hệ rộng ra với toàn tác phẩm.
Đoạn trích có một bố cục sáng sủa tập trung kể về hai “sự kiện” chính trong cuộc “phiêu lưu” của Tom: “chinh chiến” và “yêu đương”. Chuyện “chinh chiến” được kế từ câu “Tom đi vòng khu nhà mình..." tới câu Tom trở về nhà một mình”. Chuyện “yêu dương” được kể trong đoạn văn còn lại. Việc kết hợp miêu tả hai sự kiện chinh chiến và yêu đương không có tính chất ngẫu nhiên. Giả sử tác giả chi miêu tả sự kiện đầu (chinh chiến) thì nét riêng của nhân vật Tom không được làm rõ, là lúc đó Tom bi lẫn đi giữa bao nhiêu đứa bế cũng hiếu động, cũng ham chơi trò đánh trận giả như thế. Nhưng nếu tác giả chỉ miêu tả sự kiện thứ hai (yêu đương) thì tính cách trẻ con của Tom bị bỏ qua một cách đáng tiếc, bởi như ta đã biết, ở Tom vừa có dáng dấp người lớn lại vừa có dáng dấp của một đứa bé. Như vậy, việc miêu tả kết hợp ở đây mang một ý nghĩa nghệ thuật đáng chú ý. Nhờ điều này, độc giả có dịp hiểu thêm về phong cách "hảo hán”, "hiệp sĩ” rất đậm nét của nhân vật Tom. Mặc dầu chú ta chưa phải là người đã có tính cách ổn định như những đức tính tốt đẹp đã hình thành và được vun đắp thường xuyên, một phần nhờ vào ảnh hưởng của các tiểu thuyết hiệp sĩ mà chú ta thường ngốn ngấu không biết mệt. Chú luôn muốn làm theo sách, làm một anh hùng nghĩa hiệp diệt ác trừ tà bảo vệ chân lý. Và cũng theo sách, chú cần phải có một “ý trung nhân” của lòng mình để tôn thờ, để nhớ nhung và thậm chí để sầu muộn.
Trong khi miêu ta kết hợp hai sự kiện, tác giả chú ý nhiều hơn đến sự kiện thứ hai. Phải chăng tác giả đã nghĩ rằng chuyện đánh trận giả quá quen với một lớp độc giả quan trọng của cuốn sách là thiếu nhi nên cần kể lướt qua thôi? Còn với sự kiệu thứ hai vốn liên quan đến một “thể nghiệm” mới mẻ của Tom, có tính chất "phiêu lưu” thật sự thì nên kể chi tiết? Dù tác giả đã nghĩ thế nào thì độc giả vẫn nhận thấy ở đây ông đã lựa chọn đúng. Chưa bao giờ những cái vụng về, lớ ngớ và những điệu bộ "phường tuồng" của chú bé Tom một kẻ đang học làm người lớn - được thể hiện rõ nét như ở đây. Và vì vậy, nụ cười hài hước có đất để phát huy, có điều kiện để bộc lộ nhiều hơn. Trong “tình yêu" với cô bé Becky, Tom đã tự chứng tỏ tư cách “lỡ cỡ’’ giữa người lớn và trẻ con của mình.
Trước hết, chú giống ngườn lớn ở chỗ “tình yêu” với Becky không còn là một trò chơi có quy ước trước với nhau mà nó chứa đựng những tình cảm thật, rung động thật. Rõ ràng, chú đã bắt đầu biết yêu và đã được nếm chút ý vị của tình yêu. Như người lớn, chú đã trải qua cơn choáng váng trước sắc đẹp của nàng và mọi hoạt động tâm lý dường như đã bị tê liệt. Cũng lại giống người lớn lúc chớm yêu, chú muốn giấu giếm tình cảm thật của mình và nhiều lúc rơi vào trạng thái ngượng sùng khó tả. Chú “lấm lét”, “vờ như không biết" nét mặt chú bỗng tươi hẳn lên” khi bắt được tín hiệu khả quan từ phía đối tượng trước khi vào khuất trong nhà, cô bé vứt qua hàng rào một bông hoa păngxê. Đến lúc buộc phải về nhà, “đầu óc đáng thương” của chú “tràn đầy ảo ảnh và chú vui đến độ không giấu nổi mình để cho dì Poly phải ngạc nhiên không hiểu “thằng bé có chuyện gì”.
Thực ra, cuộc phiêu lưu tình ái của Tom chỉ “giống người lớn” ở khía cạnh tâm lý mà thôi. Riêng trong hành động để chinh phục trái tim người đẹp, chú đã được hoàn nguyên về lứa tuổi của mình, dù ta vẫn biết rằng khi yêu thật sự thì người lớn vẫn nhiều lúc vụng về, ngớ ngẩn quá một đứa bé. Từ khi hiểu rằng cô bé đã phát hiện ra mình, Tom bắt đầu ra sức “trổ tài" bằng đủ trò trẻ con. Tác giả không tả chi tiết các trò của chú mà chỉ cho biết tính chất linh tinh, “nực cười”, “điên rồ”, “lố lăng”, “nguy hiểm” của nó mà thôi. Đến trò nhặt hoa păngxê thì tác giả nói kĩ lưỡng hơn, không quên chỉ cho người đọc thấy “bàn chân đi đất” và cách “nhảy lò cò” của chú.
Mac Tuên đã kể những chuyện phiêu lưu của Tom Xoyơ bằng giọng văn hài hước mà nhân hậu. Tiếng cười bật ra từ đây là tiếng cười độ lượng, bao dung, dẫu đến mực tinh quái, thóc mách. Đúng là không thể không cười khi tự thân những hành động của Tom đã hàm chứa lắm chuyện đáng cười, nhưng do những hành động ấy mang nhiều nét trẻ con và vô hại nên tiếng cười không thể cay độc mà ấm áp nhân tình. Vừa để cho Tom gặp Becky, nhà văn đã bình luận một câu “sát phạt”: “Vị anh hùng vừa đại thắng chưa bắn một phát súng nào đã ngã gục". Nhà văn đã tôn Tom lên vị trí cao vời để rồi hạ bệ chứ chàng một cách bất ngờ, vô cùng hóm hỉnh. Hơn nữa, ông còn cực tả “mối tình” trước của Tom với Amy Lorenxơ bằng lối nói đại ngôn (ý hắn ngầm cho rằng thứ tình cảm ấy của Tom chẳng qua là thứ tình cảm bồng bột, xốc nổi, “lửa rơm”) để rồi hạ xuống những câu dửng dưng, tinh nghịch, tương tự như việc giảm áp suất không khí một cách đột ngột vậy: “Trước đây chú đã tưởng mình yêu cô ta đắm đuối, say mê, chú xem mối tình của mình như một cái gì thiêng liêng ghê gớm; thế mà bây giờ té ra đó chỉ là chút tình vụn thoáng qua (...) chỉ trong chốc lát, hình ảnh cô ta đã rời khỏi trái tim chú như người khách lạ sau khi tình cờ ghé thăm”.
Khi kể đến đoạn Tom trổ tài chinh phục cô bé Becky, nụ cười hài hước mà nhân hậu của nhà văn càng bộc lộ rõ. Ông mô tả thật nhiều động tác và cứ chỉ của Tom để cho thấy rằng chú chàng rất cố gắng, rất công phu trong việc chinh phục. Nào việc “chú bé chạy vòng quanh đến cách bông hoa độ vài bước thì dừng lại”, nào việc chú “lấy tay che phía trên mắt và bắt đầu nhìn xuống cuối phố như vừa phát hiện điều gì thú vị diễn ra ở phía đó”, nào việc “chú nhặt một cọng rơm, và bắt đầu cổ ngửa mặt lên trời, giữ cho cọng rơm được thăng bằng, rồi lắc người mỗi lúc một nhích lại gần bông hoa păngxê”... Nhưng ngay sau đó, nhà văn “tường minh hóa” ý nghĩa của các hành động kia. Thì ra đó chỉ là những cách giúp chú chàng nhặt được bông hoa một cách kín đáo mà thôi! Chưa hết, tác giả còn bồi thêm một “giả thiết” làm trần tục hóa những trò tài tử của Tom: Tom đã nhặt bông hoa păngxê lên nhét vào trong áo, “gần ngay trái tim - hay gần dạ dày chưa biết chừng, vì chú không hiểu biết lắm về các bộ phận trong cơ thể con người, và được cái cũng chẳng lấy gì làm khó tính”. Lúc này, sự trần tục hóa đã làm bật ra tiếng cười - một tiếng cười thoải mái, dễ chịu, không ác ý.
Xemloigiai.com
Soạn văn 11 chi tiết
Soạn văn lớp 11 đầy đủ tất cả bài, ngắn gọn nhất như là cuốn để học tốt Ngữ văn 11. Giúp học sinh soạn bài, tóm tắt, phân tích, nghị luận,... đầy đủ các bài văn mẫu lớp 11 hay nhất giúp ôn luyện thi THPT Quốc gia
SOẠN VĂN 11 TẬP 1
- Tuần 1 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 2 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 3 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 4 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 5 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 6 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 7 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 8 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 9 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 10 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 11 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 12 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 13 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 14 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 15 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 16 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 17 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 18 SGK Ngữ Văn lớp 11
SOẠN VĂN VĂN 11 TẬP 2
- Tuần 19 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 20 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 21 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 22 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 23 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 24 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 25 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 26 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 27 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 28 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 29 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 30 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 31 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 32 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 33 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 34 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tuần 35 SGK Ngữ Văn lớp 11
Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo - Ngữ văn 11
- Nam triều công nghiệp diễn chí - Nguyễn Khoa Chiêm
- Bài ca lưu biệt - Huỳnh Thúc Kháng
- Gánh nước đêm - Trần Tuấn Khải
- Tống biệt hành - Thâm Tâm
- Tiếng địch sông Ô - Phạm Huy Thông
- Góc chiếu giữa đình - Ngô Tất Tố
- Ngục Kông Tum - Lê Văn Hiến
- Mưu trí của Chiêu Vũ - Nguyễn Khoa Chiêm
Tuần 1 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Vào phủ chúa Trịnh - Lê Hữu Trác
- Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
- Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội - Ngữ văn 11
- Đọc thêm: Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác
- Đọc thêm: Đặng Dịch trai ngôn hành lục - Đặng Huy Trứ
Tuần 2 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tự Tình - Hồ Xuân Hương
- Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến
- Đọc thêm: Nguyễn Khuyến
- Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
- Thao tác lập luận phân tích
Tuần 3 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Thương vợ - Trần Tế Xương
- Đọc thêm: Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến
- Đọc thêm: Vịnh khoa thi Hương - Tế Xương
- Đọc thêm: Trần Tế Xương (Tú Xương)
- Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo)
Tuần 4 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Cao Bá Quát
- Đọc thêm: Cao Bá Quát
- Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ
- Luyện tập thao tác lập luận phân tích
Tuần 5 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học
- Lẽ ghét thương - Nguyễn Đình Chiểu
- Chạy giặc - Nguyễn Đình Chiểu
- Đọc thêm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Hương Sơn phong cảnh ca) - Chu Mạnh Trinh
Tuần 6 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu
- Đọc thêm: Nguyễn Đình Chiểu
- Thực hành về thành ngữ, điển cố
Tuần 7 SGK Ngữ Văn lớp 11
Tuần 8 SGK Ngữ Văn lớp 11
Tuần 9 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học (Ngữ văn 11)
Tuần 10 SGK Ngữ Văn lớp 11
Tuần 11 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân
- Luyện tập thao tác lập luận so sánh
- Luyện tập vận dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích và so sánh
Tuần 12 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Hạnh phúc của một tang gia - Vũ Trọng Phụng
- Đọc thêm: Số đỏ - Vũ Trọng Phụng
- Phong cách ngôn ngữ báo chí
Tuần 13 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Chí Phèo - Phần 1 - Tác giả
- Một số thể loại văn học: Thơ, truyện
- Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo)
Tuần 14 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Chí Phèo - Phần 2 - Tác phẩm
- Đọc thêm: Đời Thừa - Nam Cao
- Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu
- Bản tin
Tuần 15 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Đọc thêm: Cha con nghĩa nặng - Hồ Biểu chánh
- Đọc thêm: Vi Hành - Nguyễn Ái Quốc
- Đọc thêm: Tinh thần thể dục - Nguyễn Công Hoan
- Luyện tập viết bản tin
- Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
Tuần 16 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Vĩnh biệt cửu trùng đài - Nguyễn Huy Tưởng
- Đọc thêm: Vở kịch Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng
- Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản
Tuần 17 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tình yêu và thù hận - Sếch-xpia
- Đọc thêm: Rô-mê-ô và Giu-li-ét - Sếch-xpia.
- Đọc thêm: Âm mưu và ái tình - Sile
- Đọc thêm: Những cuộc phiêu lưu - Tôm Xoyơ
- Ôn tập phần văn học
Tuần 18 SGK Ngữ Văn lớp 11
Tuần 19 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Lưu biệt khi xuất dương - Phan Bội Châu
- Đọc thêm: Phan Bội Châu
- Nghĩa của câu
- Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học - Ngữ văn 11
Tuần 20 SGK Ngữ Văn lớp 11
Tuần 21 SGK Ngữ Văn lớp 11
Tuần 22 SGK Ngữ Văn lớp 11
Tuần 23 SGK Ngữ Văn lớp 11
Tuần 24 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Từ ấy - Tố Hữu
- Đọc thêm: Lai Tân - Hồ Chí Minh
- Đọc thêm: Nhớ đồng - Tố Hữu
- Đọc thêm: Tố Hữu
- Đọc thêm: Tương Tư - Nguyễn Bính
- Đọc thêm: Chiều xuân - Anh Thơ
- Tiểu sử tóm tắt
Tuần 25 SGK Ngữ Văn lớp 11
Tuần 26 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Tôi yêu em - Puskin
- Bài thơ số 28 - Ta-go
- Đọc thêm: Người làm vườn - Ta-go
- Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
Tuần 27 SGK Ngữ Văn lớp 11
Tuần 28 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Người cầm quyền khôi phục uy quyền - Vich to - Huy Gô
- Đọc thêm: Đêm đại dương - Vích to - Huy Gô
- Đọc thêm: Chiến tranh và hòa bình - L. Tônxtôi.
- Luyện tập thao tác lập luận bình luận
Tuần 29 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Về luân lí xã hội ở nước ta - Phan Châu Trinh
- Đọc thêm: Luận về một chính sách khai hóa - Phan Châu Trinh
- Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức - Nguyễn An Ninh
Tuần 30 SGK Ngữ Văn lớp 11
Tuần 31 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Một thời đại trong thi ca - Hoài Thanh
- Đọc thêm: Văn học khái luận - Đặng Thai Mai
- Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)
Tuần 32 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Một số thể loại văn học: Kịch, Nghị luận
- Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận - Ngữ văn 11
Tuần 33 SGK Ngữ Văn lớp 11
Tuần 34 SGK Ngữ Văn lớp 11
- Ôn tập phần Tiếng Việt - Ngữ văn 11 tập 2
- Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
- Ôn tập phần làm văn - Ngữ văn 11
Đọc thêm: Nguyễn Khuyến
- Tiến sĩ giấy - Nguyễn Khuyến
- Thu ẩm - Nguyễn Khuyến
- Cuốc kêu cảm hứng - Nguyễn Khuyến
- Chợ đồng - Nguyễn Khuyến
Đọc thêm: Trần Tế Xương (Tú Xương)
Đọc thêm: Cao Bá Quát
Đọc thêm: Nguyễn Đình Chiểu
Đọc thêm: Phan Bội Châu
Đọc thêm: Xuân Diệu
Đọc thêm: Hồ Chí Minh
- Nhật kí trong tù - Hồ Chí Minh
- Tảo giải ( Giải đi sớm) - Hồ Chí Minh
- Tân xuất ngục, học đăng sơn (Mới ra tù, tập leo núi) - Hồ Chí Minh
Đọc thêm: Tố Hữu
Đọc thêm: Tương Tư - Nguyễn Bính
Xem Thêm
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính các tác phẩm SGK Văn 11 - Tập 1
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính các tác phẩm SGK Văn 11 - Tập 2
- Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
- Tải 30 đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ Văn 11
- Tải 30 đề ôn tập học kì 1 Ngữ Văn 11
- Tải 30 đề thi học kì 1 của các trường môn Ngữ Văn 11
- Tải 30 đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ Văn 11
- Tải 30 đề ôn tập học kì 2 Ngữ Văn 11
- Tải 30 đề kiểm tra học kì 2 Ngữ Văn 11 của các trường
- Kiểm tra tổng hợp cuối năm - Ngữ văn 11
Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2025 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
Vật Lý
Hóa Học
Ngữ Văn
- Soạn văn 11
- SBT Ngữ văn lớp 11
- Văn mẫu 11
- Soạn văn 11 chi tiết
- Soạn văn ngắn gọn lớp 11
- Soạn văn 11 siêu ngắn
Sinh Học
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
Công Nghệ
Lịch Sử & Địa Lý
- Tập bản đồ Địa lí lớp 11
- SBT Địa lí lớp 11
- SGK Địa lí lớp 11
- Tập bản đồ Lịch sử lớp 11
- SBT Lịch sử lớp 11
- SGK Lịch sử lớp 11