Giải mục I trang 31, 32, 33 SGK Toán 10 tập 1 - Cánh diều

Trong bài toán ở phần mở đầu, ta đã biết công thức tính quãng đường đi được Để xây dựng phương án kinh doanh cho một loại sản phẩm, doanh nghiệp tính toán lợi nhuận Trong đó thời gian t được tính theo phút. Hỏi c có phải là hàm số của t không? Vì sao? a) Nêu biểu thức xác định mỗi hàm số trên. a) Tìm tập xác định của hàm số trên.

    Hoạt động 1

    Trong bài toán ở phần mở đầu, ta đã biết công thức tính quãng đường đi được \(S\left( m \right)\) của vật rơi tự do theo thời gian \(t\left( s \right)\) là: \(S = \frac{1}{2}g{t^2}\), trong đó \(g\) là gia tốc rơi tự do, \(g \approx 9,8\left( {m/{s^2}} \right)\).

    a) Với mỗi giá trị \(t = 1,t = 2\), tính giá trị tương ứng của S.

    b) Với mỗi giá trị của t có bao nhiêu giá trị tương ứng của S?

    Phương pháp giải:

    a) Thay giá trị t=1, t=2 vào S.

    b) Tìm số giá trị của S khi thay mỗi giá trị của t.

    Lời giải chi tiết:

    a) Thay t=1 ta được:

    \(S = \frac{1}{2}.9,{8.1^2} = 4,8\left( m \right)\)

    Thay t=2 vào ta được: \(S = \frac{1}{2}.9,{8.2^2} = 19,6\left( m \right)\)

    b) Với mỗi giá trị của t có 1 giá trị towng ứng của S.


    Hoạt động 2

    Để xây dựng phương án kinh doanh cho một loại sản phẩm, doanh nghiệp tính toán lợi nhuận y (đồng) theo công thức sau: \(y =  - 200{x^2} + 92{\rm{ }}000x - 8{\rm{ }}400{\rm{ }}000\), trong đó x là số sản phẩm loại đó được bán ra.

    a) Với mỗi giá trị x = 100, x = 200, tính giá trị tương ứng của y.

    b) Với mỗi giá trị của x có bao nhiêu giá trị tương ứng của y?

    Phương pháp giải:

    a) Thay x = 100, x = 200 vào tính y.

    b) Với mỗi giá trị của x có 1 giá trị tương ứng của y.

    Lời giải chi tiết:

    a) Thay x=100 ta được:

    \(y =  - {200.100^2} + 92000.100 - 8400000\)

    \( =  - 1200000\)

    Thay x=200 ta được:

    \(\begin{array}{l}y =  - {200.200^2} + 92000.200 - 8400000\\ = 2000000\end{array}\)

    Vậy với \(x = 100\) thì \(y =  - 1200000\)

    Với \(x = 200\) thì \(y = 2000000\)

    b) Với mỗi giá trị của x có 1 giá trị tương ứng của y.


    Luyện tập - vận dụng 1

    Trong y học, một người cân nặng 60 kg chạy với tốc độ 6,5 km/h thì lượng ca-lo tiêu thụ được tính theo công thức: c=4,7t (Nguồn: https://irace.vn).

    Trong đó thời gian t được tính theo phút. Hỏi c có phải là hàm số của t không? Vì sao?

    Phương pháp giải:

    Nếu với mỗi giá trị của t có 1 và chỉ 1 giá trị tương ứng của c thuộc tập số thực thì ta nói c là hàm số của t.

    Lời giải chi tiết:

    c là hàm số của t vì với mỗi giá trị của t thì có 1 và chỉ 1 giá trị của c.


    Hoạt động 3

    Cho hai hàm số \(y = 2x + 1\left( 1 \right)\) và \(y = \sqrt {x - 2} \left( 2 \right)\)

    a) Nêu biểu thức xác định mỗi hàm số trên.

    b) Tìm x sao cho mỗi biểu thức trên có nghĩa.

    Phương pháp giải:

    Hàm số cho bằng công thức nào thì đó là biểu thức xác định của hàm số.

    Lời giải chi tiết:

    a) Hàm số \(y = 2x + 1\) cho bằng công thức \(2x + 1\) nên \(2x + 1\) là biểu thức xác định của hàm số.

    b) Hàm số \(y = \sqrt {x - 2} \) cho bằng công thức \(\sqrt {x - 2} \) nên \(\sqrt {x - 2} \) là biểu thức xác định của hàm số.


    Luyện tập – vận dụng 2

    Tìm tập xác định của hàm số: \(y = \frac{{\sqrt {x + 2} }}{{x - 3}}\)

    Phương pháp giải:

    Hàm số \(f\left( x \right) = \frac{{\sqrt A }}{B}\) xác định khi và chỉ khi \(\left\{ \begin{array}{l}A \ge 0\\B \ne 0\end{array} \right.\)

    Lời giải chi tiết:

    Tìm tập xác định của hàm số: \(y = \frac{{\sqrt {x + 2} }}{{x - 3}}\) là \(\left\{ \begin{array}{l}x + 2 \ge 0\\x - 3 \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ge  - 2\\x \ne 3\end{array} \right.\)

    Vậy tập xác định của hàm số là \(D = \left[ { - 2; + \infty } \right)\backslash \left\{ 3 \right\}\).


    Luyện tập – vận dụng 3

    Cho hàm số: \(y = \left\{ \begin{array}{l} - x\,{\rm{ nếu} \, x < 0}\\{ x\, \rm{nếu} \, x > 0}\end{array} \right.\)

    a) Tìm tập xác định của hàm số trên.

    b) Tính giá trị của hàm số khi \(x =  - 1;x = 2022\)

    Phương pháp giải:

    a) Tập xác định của hàm số là tập hợp các số thực x sao cho biểu thức \(f\left( x \right)\) có nghĩa.

    b) Xác định x=-1 và x=2022 trong trường hợp nào, sau đó thay vào y ở trường hợp đó để tìm giá trị của y.

    Lời giải chi tiết:

    a) Tìm tập xác định của hàm số trên.

    \(f\left( x \right)\) có nghĩa khi x0.

    => Tập xác định của hàm số là \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ 0 \right\}\).

    b) Tính giá trị của hàm số khi \(x =  - 1;x = 2022\)

    Với \(x =  - 1\), suy ta \(x < 0\)\( \Rightarrow y =  - x =  - \left( { - 1} \right) = 1\).

    Với \(x = 2022\), suy ra \(x > 0\)\( \Rightarrow y = x = 2022\).

    SGK Toán 10 - Cánh diều

    Để học tốt SGK Toán 10 - Cánh diều, loạt bài giải bài tập SGK Toán 10 - Cánh diều đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

    Giải Toán 10 tập 1 - Cánh diều

    Giải Toán 10 tập 2 - Cánh diều

    Chương I. Mệnh đề toán học. Tập hợp

    Chương II. Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

    Chương III. Hàm số và đồ thị

    Chương IV. Hệ thức lượng trong tam giác. Vectơ

    Chương V. Đại số tổ hợp

    Chương VI. Một số yếu tố thống kê và xác suất

    Chương VII. Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

    Lớp 10 | Các môn học Lớp 10 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 10 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 10 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2025 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Tác giả & Tác phẩm

    Hoạt động trải nghiệm & Hướng nghiệp