Một số vật liệu thông dụng KHTN 6 Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Một số vật liệu thông dụng KHTN 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

    Bài 11: Một số vật liệu thông dụng

    1. Một số vật liệu thông dụng

    - Khái niệm: là chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo để làm ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống

    VD: gang, thép, gốm, thủy tinh, xi măng, cao su, nhựa…

    - Phân loại: dựa vào tính chất và mục đích sử dụng: vật liệu xây dựng, vật liệu cơ khí, vật liệu điện tử, vật liệu hóa học, vật liệu sinh học, vật liệu silicate…

    2. Một số tính chất và ứng dụng của vật liệu

    - Mỗi loại vật liệu đều có những tính chất riêng. Ví dụ

    1. Vật liệu bằng kim loại có tính dẫn điệndẫn nhiệt, dễ bị ăn mònbị gỉ.

    Ví dụ: Để làm dây dẫn điện, người ta sử dụng kim loại đồng, vì đồng dẫn điện tốt...

    2. Vật liệu bằng nhựa và thủy tinh không dẫn diệnkhông dẫn nhiệtít bị ăn mòn và không bị gỉ.

    Ví dụ: Vì nhựa không dẫn điện, dẫn nhiệt nên dường dùng làm quai cho các nồi nấu bằng kim loại…

    3. Vật liệu bằng cao su không dẫn điệnkhông dẫn nhiệt, có tính đàn hồi, ít bị biến đổi khi gặp nóng hay lạnh, không tan trong nước, tan được trong xăng và ít bị ăn mòn.

    Ví dụ: Sử dụng cao su để làm lốp xe…

    4. Vật liệu bằng gốmsứ không bị ăn mòndẫn nhiệt kémhầu như không dẫn điệncứng nhưng giòndễ vỡ.

    Ví dụ: Khả năng dẫn nhiệt kém nên gốm, sứ được dùng làm bát, đĩa…

    5. Vật liệu bằng gỗ bềnchịu lực tốtdễ tạo hình nhưng dễ cháy, có thể bị mối mọt.

    Ví dụ: Dùng gỗ làm nhà, khung cửa, bàn, ghế…

    3. Sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững

    - Sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả sẽ bảo vệ sức khỏe con người và tiết kiệm chi phí cuộc sống

      + Hạn chế sử dụng đồ nhựa để đựng đồ uống, thức ăn

      + Sử dụng lại hoặc tái chế những vật dụng cũ như: đồ điện, chai lọ (làm vật trang trí), túi nilong

      + Không nên để vật dụng làm bằng cao su, nhựa ở những nơi có nhiệt độ cao

      + Khi sử dụng các vật liệu bằng kim loại, để tránh hoen gỉ nên sơn phủ bề mặt vật liệu, bôi dầu mỡ…

    - Sử dụng vật liệu mới, tiết kiệm kinh tế, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường sẽ đảm bảo sự phát triển bền vững:

      + Gạch không nung, cửa nhôm, cửa trượt tự động, cửa gỗ chống cháy… còn được gọi là vật liệu xây dựng xanh

     

    Sơ đồ tư duy: Một số vật liệu thông dụng

     

     

     

    KHTN lớp 6 - Chân trời sáng tạo

    Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo (CTST), giúp soạn Khoa học tự nhiên 6 hay nhất, đầy đủ lý thuyết, bài tập, công thức trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6

    PHẦN MỞ ĐẦU

    CHỦ ĐỀ 1: CÁC PHÉP ĐO

    CHỦ ĐỀ 2: CÁC THỂ CỦA CHẤT

    CHỦ ĐỀ 3: OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ

    CHỦ ĐỀ 4: MỘT SỐ VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU, NGUYÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM THÔNG DỤNG; TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG

    CHỦ ĐỀ 5: CHẤT TINH KHIẾT - HỖN HỢP. PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHẤT

    CHỦ ĐỀ 6: TẾ BÀO - ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG

    CHỦ ĐỀ 7: TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ

    CHỦ ĐỀ 8: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG

    CHỦ ĐỀ 9: LỰC

    CHỦ ĐỀ 10: NĂNG LƯỢNG VÀ CUỘC SỐNG

    CHỦ ĐỀ 11: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

    Lớp 6 | Các môn học Lớp 6 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 6 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 6 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Ngữ Văn

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Khoa Học Tự Nhiên

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật

    Hoạt động trải nghiệm & Hướng nghiệp