Lý thuyết Mệnh đề

1. Mệnh đề, mệnh đề chứa biến

    1. Mệnh đề, mệnh đề chứa biến

    a. Mệnh đề

    Định nghĩa:

    Mệnh đề logic (gọi tắt là mệnh đề) là những câu nói, khẳng định có tính đúng hoặc sai.

    Những câu không xác định được tính đúng sai không phải là mệnh đề.

    Ví dụ: “Một tuần có 7 ngày” là một mệnh đề (đúng)

      “Số 23 không là số nguyên tố” là mệnh đề (sai).

    Nhận xét:

    Mỗi mệnh đề phải hoặc đúng hoặc sai.

    Một mệnh đề không thể vừa đúng vừa sai.

    => Câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến thường không là mệnh đề.

    Kí hiệu: Thường sử dụng các chữ cái P, Q, R, … để biểu thị các mệnh đề.

    b. Mệnh đề chứa biến

    Một câu chưa khẳng định được tính đúng sai, nhưng nếu cho một giá trị cụ thể thì câu đó cho ta một mệnh đề. Những câu như vậy được gọi là mệnh đề chứa biến.

     Ví dụ: P: “3n+1 chia hết cho 5”

    Q: “x < 5”

     

    2. Mệnh đề phủ định

    + Để phủ định một mệnh đề P, người ta thường thêm (hoặc bớt) từ “không” hoặc “không phải” vào trước vị ngữ của mệnh đề P. Kí hiệu \(\overline P \) là mệnh đề phủ định của mệnh đề P.

    Nhận xét:

    + Nếu P đúng thì \(\overline P \) sai, còn nếu P sai thì \(\overline P \) đúng.

     

    3. Mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo

    a. Mệnh đề kéo theo

    + Mệnh đề “Nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo, kí hiệu: \(P \Rightarrow Q.\)

    + Cách phát biểu định lí toán học dạng \(P \Rightarrow Q\):

    P là giả thiết của định lí, Q là kết luận của định lí.

    P là điều kiện đủ để có Q

    Q là điều kiện cần để có P.

    b. Mệnh đề đảo

    Mệnh đề \(Q \Rightarrow P\) được gọi là mệnh đề đảo của mệnh đề \(P \Rightarrow Q.\)

    Chú ý: Mệnh đề đảo của một mệnh đề đúng không nhất thiết là đúng.

     

    4. Mệnh đề tương đương

    + Mệnh đề “P nếu và chỉ nếu Q” được gọi là một mệnh đề tương đương, kí hiệu: \(P \Leftrightarrow Q\)

    + Mệnh đề tương đương \(P \Leftrightarrow Q\) đúng nếu cả hai mệnh đề \(P \Rightarrow Q\) và \(Q \Rightarrow P\) đều đúng.

    + Phát biểu: “P tương đương với Q”, “P là điều kiện cần và đủ để có Q” hoặc “P khi và chỉ khi Q”.

     

    5. Mệnh đề có chứa kí hiệu \(\forall ,\exists \)

    Kí hiệu \(\forall \) đọc là “với mọi”.

    Kí hiệu \(\exists \) đọc là “tồn tại”.

    Ví dụ:

    “Mọi số thực đều có bình phương lớn hơn 2” viết là: “\(\forall x \in \mathbb{R}|{x^2} > 2\)”

    “Có một số thực có bình phương nhỏ hơn 2” viết là: “\(\exists \;x \in \mathbb{R}|{x^2} < 2\)”

    SGK Toán 10 - Kết nối tri thức

    Để học tốt SGK Toán 10 - Kết nối tri thức, loạt bài giải bài tập SGK Toán 10 - Kết nối tri thức đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

    Giải Toán 10 tập 1 - Kết nối tri thức

    Giải Toán 10 tập 2 - Kết nối tri thức

    Chương I. Mệnh đề và tập hợp

    Chương II. Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

    Chương III. Hệ thức lượng trong tam giác

    Chương IV. Vectơ

    Chương V. Các số đặc trưng của mẫu số liệu không ghép nhóm

    Hoạt động thực hành trải nghiệm

    Chương VI. Hàm số, đồ thị và ứng dụng

    Chương VII. Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

    Chương VIII. Đại số tổ hợp

    Chương IX. Tính xác suất theo định nghĩa cổ điển

    Lớp 10 | Các môn học Lớp 10 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 10 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 10 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Tác giả & Tác phẩm

    Hoạt động trải nghiệm & Hướng nghiệp