Lý thuyết Đo chiều dài KHTN 6 Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Đo chiều dài KHTN 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

    ĐO CHIỀU DÀI

    I. Đơn vị và dụng cụ đo chiều dài

    - Giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về chiều dài của các vật. Vì vậy, chúng ta cần đo chiều dài để xác định chính xác chiều dài của các vật.

    - Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là mét, kí hiệu là m.

    - Ngoài ra, người ta còn dùng các đơn vị là ước số và bội số thập phân của đơn vị mét (m) như: milimet (mm), xentimet (cm), đêximet (m), kilômet (km), …

    Đơn vị

    Kí hiệu

    Quy đổi ra mét

    Milimet

    mm

    \(1mm = \frac{1}{{1000}}m = 0,001m\)

    Xentimet

    cm

    \(1cm = \frac{1}{{100}}m = 0,01m\)

    Đêximet

    dm

    \(1dm = \frac{1}{{10}}m = 0,1m\)

    inch

    in

    \(1in = 0,0254m\)

    foot

    ft

    \(1ft = 0,3048m\)

    Kilômet

    km

    \(1km = 1000m\)

     - Một số đơn vị đo chiều dài khác để đo khoảng cách rất lớn trong vũ trụ:

    + Đơn vị thiên văn (AU): 1 AU = 150 triệu km

    + Năm ánh sáng (ly): 1 ly = 946073 triệu tỉ m

    - Để đo chiều dài một vật, người ta dùng thước đo. Tùy vào vật cần đo và mục đích sử dụng, thước đo chiều dài có nhiều loại như: thước thẳng, thước cuộn, thước dây, thước kẹp, …

    - Trên một số loại thước thông thường có ghi giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất:

    + Giới hạn đo (GHĐ) của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.

    + Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

    II. Thực hành đo chiều dài

    Khi đo chiều dài của một vật bằng thước, ta cần thực hiện các bước sau:

    Bước 1: Ước lượng chiều dài của vật cần đo

    Bước 2: Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp

    Bước 3: Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.

    Bước 4: Đặt mắt vuông góc với thước, đọc giá trị chiều dài của vật cần đo theo giá trị của vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

    Bước 5: Ghi kết quả đo theo đơn vị ĐCNN cho mỗi lần đo

     

    Sơ đồ tư duy về đo chiều dài - KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

    KHTN lớp 6 - Chân trời sáng tạo

    Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo (CTST), giúp soạn Khoa học tự nhiên 6 hay nhất, đầy đủ lý thuyết, bài tập, công thức trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6

    PHẦN MỞ ĐẦU

    CHỦ ĐỀ 1: CÁC PHÉP ĐO

    CHỦ ĐỀ 2: CÁC THỂ CỦA CHẤT

    CHỦ ĐỀ 3: OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ

    CHỦ ĐỀ 4: MỘT SỐ VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU, NGUYÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM THÔNG DỤNG; TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG

    CHỦ ĐỀ 5: CHẤT TINH KHIẾT - HỖN HỢP. PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHẤT

    CHỦ ĐỀ 6: TẾ BÀO - ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG

    CHỦ ĐỀ 7: TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ

    CHỦ ĐỀ 8: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG

    CHỦ ĐỀ 9: LỰC

    CHỦ ĐỀ 10: NĂNG LƯỢNG VÀ CUỘC SỐNG

    CHỦ ĐỀ 11: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

    Lớp 6 | Các môn học Lớp 6 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 6 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 6 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Ngữ Văn

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Khoa Học Tự Nhiên

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật

    Hoạt động trải nghiệm & Hướng nghiệp