Lý thuyết. Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau

1. Sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng: Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật trong lòng nó.

    ÁP SUẤT CHẤT LỎNG - BÌNH THÔNG NHAU

    I - SỰ TỒN TẠI CỦA ÁP SUẤT CHẤT LỎNG

    Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.

    II - CÔNG THỨC TÍNH ÁP SUẤT CHẤT LỎNG

    $p = d.h$

    Trong đó:

         + \(p\): áp suất ở đáy cột chất lỏng \(\left( {Pa} \right)\)

         + $h$: là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất $\left( m \right)$

         + $d$: trọng lượng riêng của chất lỏng $\left( {N/{m^3}} \right)$

    Công thức này cũng áp dụng cho một điểm bất kì trong lòng chất lỏng, chiều cao của cột chất lỏng cũng là độ sâu của điểm đó so với mặt thoáng.

    Chú ý: Trong một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang (có cùng độ sâu h) có độ lớn như nhau.

    III -  BÌNH THÔNG NHAU

    - Bình thông nhau là một bình có hai nhánh nối thông đáy với nhau.

    - Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều ở cùng một độ cao.

    - Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, áp suất tại các điểm ở trên cùng mặt phẳng ngang đều bằng nhau.

    - Một trong những ứng dụng cơ bản của bình thông nhau và sự truyền áp suất trong chất lỏng là máy ép dùng chất lỏng.

    - Khi tác dụng một lực \(f\) lên pittông nhỏ có diện tích $s$, lực này gây áp suất \(p = \dfrac{f}{s}\) lên chất lỏng.

    Áp suất này được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng tới pittông lớn có diện tích $S$ và gây ra lực nâng $F$ lên pittông này.

    Công thức máy ép dùng chất lỏng: \(\dfrac{F}{f} = \dfrac{S}{s}\)

    IV. MÁY THỦY LỰC

    Cấu tạo: gồm hai xi lanh (một to, một nhỏ) được nối thông với nhau, chứa đầy chất lỏng

    Trong máy thủy lực, nhờ chất lỏng có thể truyền nguyên vẹn độ ătng áp suất nên ta luôn có:

    \(\frac{F}{f} = \frac{S}{s}\)

    Trong đó:

    + f là lực tác dụng lên pit-tông có tiết diện s

    + F là lực tác dụng lên pit-tông có tiết diện S

     

    SGK Vật lí lớp 8

    Giải bài tập vật lý lớp 8 đầy đủ công thức, lý thuyết, định luật, chuyên đề vật lý SGK lớp 8 giúp để học tốt vật lý 8

    CHƯƠNG I. CƠ HỌC - VẬT LÝ 8

    ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

    CHƯƠNG II. NHIỆT HỌC - VẬT LÍ 8

    ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - VẬT LÍ 8

    Xem Thêm

    Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật