Giải Câu hỏi trắc nghiệm trang 75-76 sách bài tập Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

1. Trong các hình dưới đây (H.4.21), hình nào là hình thang cân? 2. Trong các hình dưới đây (H.4.22), hình nào là hình bình hành?

    1. Trong các hình dưới đây (H.4.21), hình nào là hình thang cân?

    2. Trong các hình dưới đây (H.4.22), hình nào là hình bình hành?

    Câu 1

    Trong các hình dưới đây (H.4.21), hình nào là hình thang cân?

     

    (A) Hình (1)                  (B) Hình (2)

    (C) Hình (3)                  (D) Hình (4)

    Phương pháp giải:

    Hình thang cân có 2 cạnh đáy song song, 2 cạnh bên bằng nhau

    Lời giải chi tiết:

    Trong các hình trên ta thấy hình (2) là hình thang cân vì có hai đáy song song với nhau và hai cạnh bên bằng nhau.

    Đáp án: B


    Câu 2

    Trong các hình dưới đây (H.4.22), hình nào là hình bình hành?

     

    (A) Hình (1)            (B) Hình (2)

    (C) Hình (3)           (D) Hình (4)

    Phương pháp giải:

    Hình bình hành là tứ giác có các cặp cạnh đối song song

    Lời giải chi tiết:

    Trong các hình trên ta thấy hình (4) là hình bình hành vì có hai cặp cạnh đối bằng nhau.

    Đáp án: D


    Câu 3

    Khẳng định nào sau đây là đúng?

    Trong hình chữ nhật:

    (A) Bốn góc bằng nhau và bằng 60o;

    (B) Hai đường chéo không bằng nhau;

    (C) Bốn góc bằng nhau và bằng 90o;

    (D) Hai đường chéo song song với nhau.

    Phương pháp giải:

    Các đặc điểm của hình chữ nhật

    Lời giải chi tiết:

    Trong hình chữ nhật có bốn góc bằng nhau và bằng 90o

    Đáp án: C


    Câu 4

     Khẳng định nào sau đây là đúng?

    Trong hình lục giác đều:

    (A) Các góc bằng nhau và bằng 90o;

    (B) Đường chéo chính bằng đường chéo phụ;

    (C) Các góc bằng nhau và bằng 60o;

    (D) Các đường chéo chính bằng nhau

    Phương pháp giải:

    Các đặc điểm của hình lục giác đều

    Lời giải chi tiết:

    Trong hình lục giác đều có các đường chéo chính bằng nhau.

    Đáp án: D


    Câu 5

    Khẳng định nào sau đây là sai?

    (A) Hai đường chéo của hình vuông bằng nhau;

    (B) Hai góc kề một đáy của hình thang cân bằng nhau;

    (C) Trong hình thoi, các góc đối không bằng nhau;

    (D) Trong hình chữ nhật, hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường

    Phương pháp giải:

    Các đặc điểm của hình vuông; hình thang cân; hình thoi; hình chữ nhật

    Lời giải chi tiết:

    Trong hình thoi, các góc đối bằng nhau nên đáp án C sai.

    Đáp án: C


    Câu 6

    Hình vuông có cạnh 10cm thì chu vi của nó là:

    (A) 100 cm2       (B) 40 cm;

    (D) 40 cm2         (D) 80 cm.

    Phương pháp giải:

    Chu vi hình vuông cạnh a (cm) là C=4a (cm)

    Lời giải chi tiết:

    Chu vi hình vuông cạnh 10cm là:

    4 . 10 = 40 (cm)

    Đáp án: B


    Câu 7

    Hình chữ nhật có diện tích 800 m2 , độ dài một cạnh là 40m thì chu vi của nó là:

    (A) 100 m;      (B) 60 m

    (C) 120 m       (D) 1 600 m.

    Phương pháp giải:

    *Hình chữ nhật có chiều dài, chiều rộng là a,b thì:

    + Diện tích S=a.b

    + Chu vi C= 2.(a+b)

    *Tính độ dài 1 cạnh

    * Tính chu vi

    Lời giải chi tiết:

    Độ dài cạnh còn lại của hình chữ nhật là:

    800: 40 = 20 (m)

    Chu vi của hình chữ nhật là:

    2. (40 + 20) = 120 (m)

    Đáp án: C


    Câu 8

    Hình thoi có độ dài hai đường chéo lần lượt là 6cm, 8cm thì diện tích của nó là:

    (A) 48 cm2            (B) 14 cm2

    (C) 7 cm2              (D) 24 cm2

    Phương pháp giải:

    Diện tích hình thoi có 2 đường chép là m,n là S=\(\frac{1}{2}.m.n\)

    Lời giải chi tiết:

    Diện tích hình thoi là:

    S=\(\frac{1}{2}.6.8\)=24 ( cm2)

    Đáp án: D


    Câu 9

    Hình bình hành có độ dài một cạnh bằng 10 cm và chiều cao tương ứng bằng 5 cm thì diện tích của hình bình hành đó là:

    (A) 50 cm;                (B) 50 cm2

    (C) 25 cm2               (D) 30 cm2

    Phương pháp giải:

    +Hình bình hành có độ dài 1 cạnh là a; chiều cao tương ứng là h thì có diện tích là: S=a.h

    +Chú ý đơn vị đo diện tích

    Lời giải chi tiết:

    Diện tích của hình bình hành đó là:

    10. 5 = 50 (cm2)

    Đáp án: B


    Câu 10

    Hình thang cân có độ dài hai đáy lần lượt là 4cm, 10cm và chiều cao bằng 4cm thì diện tích của hình thang cân đó là:

    (A) 14 cm2           (B) 56 cm2

    (C) 28 cm2            (D) 160 cm2

    Phương pháp giải:

    Hình thang có độ dài 2 đáy là a,b; chiều cao h thì có diện tích là S=\(\frac{1}{2}. (m+n).h\)

    Lời giải chi tiết:

    Diện tích hình thang cân là:

    S=\(\frac{1}{2}. (4+10).4\)=28 (cm2 )

    Đáp án: C

     

    Xem Lời Giải

    Sách bài tập Toán 6 - Kết nối tri thức

    Giải sách bài tập toán lớp 6 tập 1, tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống đầy đủ đại số và hình học với lời giải, phương pháp đi kèm cho tất cả các chương.

    GIẢI SBT TOÁN 6 TẬP 1 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

    GIẢI SBT TOÁN 6 TẬP 2 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

    Chương 1:Tập hợp các số tự nhiên - SBT

    Chương 2: Tính chia hết trong tập hợp các số tự nhiên - SBT

    Chương 3: Số nguyên - SBT

    Chương 4: Một số hình phẳng trong thực tiễn - SBT

    Chương 5: Tính đối xứng của hình phẳng trong tự nhiên - SBT

    Chương 6: Phân số - SBT

    Chương 7:Số thập phân - SBT

    Chương 8:Những hình hình học cơ bản - SBT

    Chương 9:Dữ liệu và xác suất thực nghiệm - SBT

    Lớp 6 | Các môn học Lớp 6 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 6 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 6 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Ngữ Văn

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Khoa Học Tự Nhiên

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật

    Hoạt động trải nghiệm & Hướng nghiệp