Đọc hiểu Bài thơ số 28

Gợi dẫn 1. Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861 – 1941) là nhà thơ lớn, nhà văn lỗi lạc của nhân dân ấn Độ. Sinh ra trong một gia đình quý tộc Bà La Môn yêu nước, Ta-go sớm được tiếp thu những tư tưởng nhân đạo tiến bộ. Sự nghiệp sáng tạo của Ta-go rất đồ sộ và có giá trị nhân đạo cao cả.

    Gợi dẫn:

    1. Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861 – 1941) là nhà thơ lớn, nhà văn lỗi lạc của nhân dân ấn Độ. Sinh ra trong một gia đình quý tộc Bà La Môn yêu nước, Ta-go sớm được tiếp thu những tư tưởng nhân đạo tiến bộ. Sự nghiệp sáng tạo của Ta-go rất đồ sộ và có giá trị nhân đạo cao cả.   

       Ông luôn ca ngợi tình yêu thương giữa con người với con người. Ta-go là người đầu tiên ở châu á được tặng giải thưởng Nô-ben về văn chương với tập Thơ Dâng. Viết nhiều thể loại và đều thành công nhưng nhắc đến ông người ta vẫn thích nhắc đến thơ tình. Bài thơ số 28 trong tập Người làm vườn là bài thơ tình nổi tiếng của Ta-go và là một trong những bài thơ tình nổi tiếng thế giới.

    2. Thơ tình chiếm vị trí quan trọng trong sáng tác của Ta-go. Giống như phần lớn thơ tình của Ta-go,Bài thơ số 28 thể hiện một quan điểm rất đúng đắn và tiến bộ về tình yêu. Nhân vật trữ tình “anh” trong bài thơ đã thể hiện một tình yêu chân thành, cao cả nhưng cũng lại rất đời thường. Qua cảm xúc của nhân vật trữ tình, bài thơ đã thể hiện được một quy luật rất đặc trưng của tình yêu : tình yêu là diệu kì và bí ẩn.

    3. Tâm trạng thơ là tâm trạng rất thật của người đang yêu. Yêu là khao khát khám phá thế giới tâm hồn của người mình yêu, yêu là khát khao đồng cảm và đồng điệu. Nhưng đó cũng là điều không bao giờ đạt được. Chính những bí ẩn của tâm hồn là điều hấp dẫn nhất của tình yêu, bởi sự nhàm chán, sự trần trụi sẽ giết chết tình yêu. Cảm xúc thơ chân thành, ngôn ngữ trong sáng giản dị, giàu hình ảnh và một quan niệm yêu thương đúng đắn đã làm nên sức sống cho bài thơ.

    4. Đọc chậm, diễn cảm, giọng tâm tình.

    II - Kiến thức cơ bản

       Bài thơ số 28 rút từ tập Ng­ười làm v­ườn là một tác phẩm tiêu biểu cho chủ đề tình yêu của Ta-go. Bắt đầu từ sự cảm nhận về đôi mắt của ngư­ời con gái, không phải trong trạng thái bình th­ường – mà là đôi mắt ở trạng thái trắc ẩn, u buồn, d­ường như­ thấp thoáng nỗi bất lực :

       Đôi mắt băn khoăn của em buồn,

       Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh

       Như trăng kia muốn vào sâu biển cả.

       Hình ảnh vừa ẩn dụ vừa nhân hoá ấy đã xác định tâm thế của nhà thơ – đó là nỗi ám ảnh da diết khôn nguôi trước ánh nhìn chất chứa nhiều nghi ngại. Không phải là d­ư ảnh của phút thoáng qua nhất thời, bất chợt mà ánh nhìn d­ường nh­ư chạm phải niềm tiên cảm sâu xa tự đáy lòng khiến tác giả thốt lên lời tự bạch :

    Anh đã để cuộc đời anh trần trụi d­ưới mắt em,

    Anh không giấu em một điều gì

    Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh.

       Ngỡ như­ mâu thuẫn mà lại có lí biết như­ờng nào ! Chính vì anh chẳng giấu điều gì mà em không sao biết đ­ược. Biện chứng chính là ở đó.

       Chắc hẳn nhận ra cuộc đời có thật d­ưới mắt em ch­ưa hẳn là tất cả những gì anh có, nên khiến em phải băn khoăn, muốn nhìn vào tâm tư­ởng của anh? Lẽ thường, trư­ớc những gì hiển hiện – ngư­ời ta dễ t­ưởng nh­ư đã đ­ược t­ường tận mọi điều. Vậy như­ng, ở trư­ờng hợp cô gái trong bài thơ lại như mặt trăng muốn soi vào biển cả, còn bị hấp dẫn mạnh mẽ bởi một sức cảm vô hình. Tất thảy những gì nơi cuộc đời trần trụi chỉ là những gợi ý về một phía nào đó thẳm sâu linh diệu! Sự chân thành, giản dị trong đời cũng có một sức hấp dẫn riêng. Nhà thơ triển khai ý tư­ởng này qua những so sánh – đối lập đặc sắc:

    - Nếu đời anh chỉ là viên ngọc…

    - Nếu đời anh chỉ là một đoá hoa…

       Mỗi so sánh là một đối lập thi vị giữa hai phạm trù khái quát và cụ thể, vô cùng và hữu hạn. Khi cái khái quát có trị số bằng cái cụ thể, cái vô hạn có giá trị bằng cái hữu hạn – thì hệ quả ý nghĩa của nó thật giản đơn (đời = viên ngọc, = chuỗi hạt nữ trang, = đoá hoa, = trang điểm mái tóc). Tuy nhiên, cuộc đời là rộng lớn, là cõi vô biên nh­ưng cuộc đời ở đây là cuộc sống có nghĩa. Tác giả sau những diễn giải đi đến quy nạp:

    Nh­ưng em ơi, đời anh là một trái tim

       Thông thư­ờng, mệnh đề diễn giải thư­ờng có nội hàm nhỏ hơn mệnh đề quy nạp như­ng trong đoạn thơ điều đó dư­ờng như­ ng­ược lại. Rõ ràng : trái tim – về hình thức khái niệm nhỏ hơn cuộc đời, như­ng trong nghĩa biểu hiện: Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó thì hữu hạn mà vô cùng.

       Từ cuộc đời đến trái tim, nhà thơ đã thực hiện một sự chuyển nghĩa linh hoạt từ cấp độ này sang cấp độ khác, thực chất là chuyển thái độ tình cảm từ bình diện hình thức sang bình diện nội dung làm tiền đề cho đoạn thơ tiếp theo – vẫn với bút pháp so sánh – đối lập:

    - Nếu trái tim anh chỉ là một phút giây lạc thú…

    - Nếu trái tim anh chỉ là khổ đau…

       Không chỉ là cụ thể, không chỉ giới hạn là niềm sư­ớng vui hay bất hạnh – trái tim bao hàm tất cả những cung bậc phong phú, phức tạp, tinh tế, vi diệu nhất của cuộc đời – chính vì thế tác giả khái quát:

       Nhưng em ơi, trái tim anh lại là tình yêu

       Sự khái quát này cũng chính là một lần chuyển nghĩa, và ở đây: Chuyển từ lượng sang chất. Tình yêu là một ph­ương diện xác định của trái tim, những biểu hiện của tình yêu là vô cùng rộng lớn.

       Cả bài thơ là sự triển khai các tầng hàm nghĩa của triết lí tình yêu: cuộc đời – trái tim – tình yêu – nỗi vui s­ướng khổ đau vô biên – những đòi hỏi và sự giàu sang bất tận. ý nghĩa cuộc sống cao đẹp là một tình yêu lớn, không bị giới hạn bến bờ; tình yêu không chỉ là phút giây s­ướng vui hay buồn khổ mà còn chan chứa ý vị nhân văn. Hai câu kết là một khái quát biện chứng. Dễ nhận biết là những điều khác biệt. Trái tim – tình yêu nói tới ở trên đã và đang nhịp cùng cuộc sống cô gái, sự đồng điệu và giao hoà đến dường như­ không khoảng cách nên đâu dễ nhận ra!

       Cả bài thơ, qua những tr­ường đoạn luận lí nếu – như­ng trở đi trở lại thể hiện đặc sắc tình cảm dồn nén mỗi lúc mỗi gia tăng của một tâm hồn lớn. Với giọng điệu triết lí, Bài thơ số 28 vừa bản lĩnh vừa trữ tình sâu sắc, thể hiện quan niệm cuộc đời – đồng thời là khát vọng của tình yêu cao đẹp, xứng đáng đư­ợc xem là một trong những bài thơ tình hay nhất của Ta-go và kho tàng thơ tình nhân loại. Dư âm sâu xa của ý thơ mãi còn t­ươi thắm một lời nhắn nhủ, rằng cuộc đời và tình yêu trần thế không bao giờ là những điều xa lạ, mà Trái tim anh cũng ở gần em nh­ư chính đời em vậy…

    III - liên hệ

       Tình yêu bao giờ cũng đồng nghĩa với sự khám phá và cảm nhận về nhau. Không hẳn là cả cuộc đời rộng lớn, không hẳn là trái tim vô biên sung sướng khổ đau như Ta-go viết trong Bài thơ số 28, thi sĩ Xuân Diệu thể hiện một phương diện tình yêu trong bài thơ Giọng nói:

    Em ngồi ríu rít ở sau xe

    Em nói, lòng anh mải lắng nghe

    Thỉnh thoảng tiếng cười em lại điểm

    Đời vui khi được có em kề.

    Ôi! Giọng sao mà rất mến thương

    Em như giếng mát đến soi gương

    Dù ai tốt tiếng như ca hát

    Cũng chẳng bằng em giọng nói thường.

    Gió thổi nhiều khi giọng nói bay

    Không cần nghĩa chữ, vẫn nghe hay

    Sau xe, những tiếng em phơ phất

    Cởi hết ưu phiền gửi gió mây.

    Ước được nghìn năm nghe giọng ấy,

    Đèo em đi mãi cuối không gian!

    - Và khi không nói, em im lặng

    Anh vẫn nghe hay tựa tiếng đàn.

    30 – 1 – 1963

    Xemloigiai.com

    Văn mẫu 11

    Những bài văn phân tích, cảm nhận, dàn ý, bình giảng, bình luận hay nhất trong Văn mẫu lớp 11 gồm các bài văn thuộc dạng nghị luận xã hội và nghị luận văn học hay nhất trong tác phẩm văn học cùng các các vấn đề xã hội nhanh nhất, chính xác nhất

    Nghị luận xã hội lớp 11

    Tập làm văn lớp 11

    Nghị luận văn học lớp 11

    Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

    Nghị luận về một hiện tượng đời sống

    Vào phủ chúa Trịnh - Lê Hữu Trác

    Tự tình - Hồ Xuân Hương

    Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến

    Thương vợ - Trần Tế Xương

    Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến

    Vịnh khoa thi Hương

    Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ

    Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Cao Bá Quát

    Lẽ ghét thương - Nguyễn Đình Chiểu

    Chạy giặc - Nguyễn Đình Chiểu

    Bài ca phong cảnh Hương Sơn - Chu Mạnh Trinh

    Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu

    Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu) - Ngô Thì Nhậm

    Xin lập khoa luật - Nguyễn Trường Tộ

    Hai đứa trẻ - Thạch Lam

    Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

    Hạnh phúc của một tang gia - Vũ Trọng Phụng

    Chí Phèo - Nam Cao

    Cha con nghĩa nặng - Hồ Biểu Chánh

    Vi hành - Nguyễn Ái Quốc

    Vĩnh biệt cửu trùng đài - Vũ Như Tô

    Lưu biệt khi xuất dương - Phan Bội Châu

    Hầu Trời - Tản Đà

    Vội vàng - Xuân Diệu

    Tràng Giang - Huy Cận

    Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử

    Chiều tối - Hồ Chí Minh

    Từ ấy - Tố Hữu

    Lai Tân - Hồ Chí Minh

    Nhớ đồng - Tố Hữu

    Tương tư - Nguyễn Bính

    Tôi yêu em - A.X. Pu-skin

    Bài thơ số 28 - R. Ta-go

    Người trong bao - A.P. Sê-khốp

    Người cầm quyền khôi phục uy quyền - V.Huy-gô

    Về luân lí xã hội ở nước ta - Phan Châu Trinh

    Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác - Ăng-ghen

    Một thời đại trong thi ca - Hoài Thanh

    Đọc thêm: Trần Tế Xương (Tú Xương)

    Đọc thêm Số đỏ - Vũ Trọng Phụng

    Đời thừa - Nam Cao

    Rô-mê-ô và Giu-li-ét - Sếch - xpia

    Đọc thêm: Phan Bội Châu

    Thề non nước - Tản Đà

    Đây mùa thu tới - Xuân Diệu

    Thơ duyên - Xuân Diệu

    Tiếng hát đi đày - Tố Hữu

    Tâm tư trong tù - Tố Hữu

    Đám tang lão Gô - ri - ô - Ban-dắc

    Xem Thêm

    Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Tác giả & Tác phẩm