Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương 2 - Vật lý 12

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương 2 - Vật lý 12

    Đề bài

    (mỗi câu 1 điểm)

    Câu 1: Chọn phát biểu đúng

    Tốc độ truyền sóng cơ trong một môi trường

    A.phụ thuộc vào bản chất của môi trường và tần số của sóng.

    B.phụ thuộc vào mật độ vật chất của môi trường và năng lượng của sóng.

    C.chỉ phụ thuộc vào mật độ vật chất của môi trường (mật độ khối lượng, độ đàn hồi) và nhiệt độ của môi trường.

    D.phụ thuộc vào độ đàn hồi của môi trường và cường độ sóng.

    Câu 2: Sóng cơ không thể truyền trong môi trường nào dưới đây?

    A.chất rắn                   B.chất lỏng

    C.chất khí                   D.chân không

    Câu 3: Trong sự giao thoa sóng trên mặt của hai nguồn kết hợp, cùng pha, những điểm dao động với biên độ cực đại có hiệu khoảng cách từ đó tới các nguồn bằng:

    \(\begin{array}{l}A.{d_2} - {d_1} = k\lambda \\B.{d_2} - {d_1} = k\dfrac{\lambda }{2}\\C.{d_2} - {d_1} = \left( {k + \dfrac{1}{2}} \right)\lambda \\D.{d_2} - {d_1} = 2k\lambda \end{array}\)

    Câu 4: Một sóng có tần số 100 Hz truyền trong một môi trường với tốc đọ 50 m/s, thì bước sóng của nó là

    A.0,25m                      B.1,0m

    C.0,25m                      D.0,5m

    Câu 5: Cho hai nguồn sóng kết hợp S1, S2 giống hệt nhau cách nhau 5 cm. Sóng do hai nguồn này tạo ra có bước sóng 2 cm. Trên S1, S2 quan sát được số cực đại giao thoa là:

    A.7                              B.5

    C.9                              D.3

    Câu 6: Trong một môi trường có sóng tần số 50 Hz lan truyền với tốc độ 160 m/s. Hai điểm gần nhau nhất trên cùng phương truyền sóng dao động vuông pha nhau thì cách nhau là:

    A.3,2 m                       B.8m

    C.0,8m                        D.1,6m

    Câu 7: Một sóng cơ truyền theo trục Ox có phương trình \(u = 12cos(20t - 4x)\,(cm)\) trong đó x là tọa độ tính bằng mét (m), t là thời gian được tính bằng giây (s). Tốc độ truyền sóng là:

    A.5 m/s                        B.0,5 m/s

    C.40 m/s                      D.4 m/s

    Câu 8: Một sóng có tần số 500 Hz có tốc độ lan truyền 350 m/s. Hai điểm gần nhất trên sóng phải cách nhau một khoảng là bao nhiêu để giữa chúng có độ chênh lệch pha bằng \(\dfrac{\pi }{3}\,rad?\)

    A.4,285m                    B.0,233m

    C.0,476m                    D.0,116m

    Câu 9: Một người quan sát trên mặt biển nhận thấy trong 4s có ba ngọn sóng biển đi qua trước mặt mình, ngoài ra khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp là 12cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt biển là:

    A.24 cm/s                    B.12 cm/s

    C.6 cm/s                      D.18 cm/s

    Câu 10: Hai nguồn sóng kết hợp S1 và S2, nằm trên mặt chất lỏng thực hiện các dao động điều hòa theo phương vuông góc với mặt chất lỏng với hiệu số pha ban đầu bằng \(\varphi \). Biết rằng trên đường nối hai nguồn, trong số những điểm có biên độ dao động bằng 0 thì điểm M gần đường trung trực nhất cách đường trung trực một khoảng bằng \(\dfrac{\lambda }{6}.\)  Hiệu số pha ban đầu \(\varphi \)  có giá trị bằng: 

    \(\begin{array}{l}A.\dfrac{{2\pi }}{3}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\dfrac{\pi }{2}\\C.\dfrac{\pi }{3}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\dfrac{\pi }{6}\end{array}\)

    Lời giải chi tiết

    Đáp án

    1. A

    2. D

    3. A

    4. D

    5. B

    6. C

    7. A

    8. D

    9. C

    10. C

    Giải chi tiết

    Câu 1:

    Phương pháp

    Sử dụng công thức \(\lambda  = \frac{c}{n}.T = \frac{c}{n}.\frac{1}{f}\)

    Cách giải

    Ta có: \(\lambda  = \frac{c}{n}.T = \frac{c}{n}.\frac{1}{f}\) => A đúng

    Chọn A

    Câu 2:

    Phương pháp

    Sử dụng lý thuyết về đặc điểm của sóng cơ:

    + Sóng cơ truyền được trong các môi trường: rắn, lỏng, khí

    + Sóng cơ không truyền được trong chân không.

    Cách giải

    Sóng cơ không thể truyền được trong chân không. 

    Chọn D

    Câu 3:

    Phương pháp

    Sử dụng lý thuyết về dao động cực tiểu, cực đại.

    Cách giải

    Trong sự giao thoa sóng trên mặt của hai nguồn kết hợp, cùng pha , những điểm dao động với biên độ cực đại có hiệu khoảng cách tới các nguồn bằng một số nguyên lần bước sóng. 

    Chọn A

    Câu 4:

    Phương pháp

    Sử dụng công thức \(\lambda  = \dfrac{v}{f} \) 

    Cách giải

    \(\lambda  = \dfrac{v}{f} = \dfrac{{50}}{{100}} = 0,5m\)

    Chọn D 

    Phương pháp

    Sử dụng điều kiện cực đại: 

    \( - L < k\lambda  < L\) 

    Cách giải 

    \( - \dfrac{{{S_1}{S_2}}}{\lambda } < k < \dfrac{{{S_1}{S_2}}}{\lambda }\)

    \(\Rightarrow  - 2,5 < k < 2,5\)

    Vậy số cực đại giao thoa quan sát được là 5.

    Chọn B 

    Câu 6: 

    Hai điểm gần nhau nhất trên cùng phương truyền sóng dao động vuông pha nhau nên ta có:

    \(\Delta \varphi  = \dfrac{{f2\pi \Delta d}}{v} = \dfrac{\pi }{2}\)

    \(\Rightarrow \Delta d = \dfrac{v}{{4f}} = \dfrac{{160}}{{4.50}} = 0,8m\)

    Chọn C 

    Câu 7: 

    Phương trình sóng tổng quát có dạng:

    \(u = {u_0}cos\left( {\omega t - \dfrac{{2\pi x}}{\lambda }} \right)\,(cm).\)

    Do đó ta có: \(\dfrac{{2\pi }}{\lambda } = 4 \)

    \(\Rightarrow v = \dfrac{{2\pi f}}{4} = \dfrac{\omega }{4} = \dfrac{{20}}{4} = 5\,m/s\)

    Chọn A 

    Câu 8:

    Phương pháp

    Sử dụng công thức:

    \(\left\{ \begin{array}{l}\Delta \varphi  = \frac{{2\pi d}}{\lambda }\\\lambda  = \frac{v}{f}\end{array} \right.\)

    Cách giải

    Ta có:

    \(\lambda  = \frac{v}{f} = \frac{{350}}{{500}} = 0,7m\)

    \(\Delta \varphi  = \frac{{2\pi d}}{\lambda } \Leftrightarrow \frac{\pi }{3} = \frac{{2\pi d}}{{0,7}} \Leftrightarrow d = 0,116m\)

    Chọn D

    Câu 9:

    Phương pháp

    Khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp là \(\lambda \)

    N ngọn sóng đi qua trước mặt trong t giây => (N -1)T = t

    Sử dụng công thức \(v = \frac{\lambda }{T}\)

    Cách giải 

    Ba ngọn sóng biển đi qua trước mặt mình trong 4 s => (3-1)T = 4 => T = 2s

    Khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp là 12 cm => \(\lambda  = 12cm\)

    Tốc độ truyền sóng trên mặt biển là: \(v = \frac{\lambda }{T} = \frac{{12}}{2} = 6cm/s\) 

    Chọn C

    Câu 10:

    Phương pháp

    Đường cực đại trung tâm sẽ lệch so với đường trung trực \({S_1}{S_2}\) 1 khoảng bằng \(\frac{{\Delta \varphi \lambda }}{{4\pi }}\).

    Cách giải

    Đường cực đại trung tâm sẽ lệch so với đường trung trực \({S_1}{S_2}\) 1 khoảng bằng \(\frac{{\Delta \varphi \lambda }}{{4\pi }}\). Điểm cực tiểu trên \({S_1}{S_2}\) (là điểm M) gần điểm cực đại trung tâm nhất (là điểm O) sẽ cách nó 1 khoảng bằng \(\frac{\lambda }{4}\). Gọi trung điểm của \({S_1}{S_2}\) là I.

    + TH1: điểm M nằm giữa I và O

    Ta có: IM + MO = IO \( \Rightarrow \frac{\lambda }{6} + \frac{\lambda }{4} = \frac{{\Delta \varphi \lambda }}{{4\pi }} \Rightarrow \Delta \varphi  = \frac{{5\pi }}{3}\)

    + TH2: điểm I nằm giữa M và O

    Ta có: IM + IO = MO \( \Rightarrow \frac{\lambda }{6} + \frac{{\Delta \varphi \lambda }}{{4\pi }} = \frac{\lambda }{4} \Rightarrow \Delta \varphi  = \frac{\pi }{3}\)

    Chọn C 

    Xemloigiai.com

    SGK Vật lí lớp 12

    Giải bài tập vật lý lớp 12 đầy đủ công thức, lý thuyết, định luật, chuyên đề vật lý SGK lớp 12 giúp để học tốt vật lý 12, luyện thi THPT Quốc gia

    CHƯƠNG I. DAO ĐỘNG CƠ

    CHƯƠNG II. SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM

    CHƯƠNG III. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

    ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

    CHƯƠNG IV. DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ

    CHƯƠNG V. SÓNG ÁNH SÁNG

    CHƯƠNG VI. LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG

    CHƯƠNG VII. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ

    CHƯƠNG VIII. TỪ VI MÔ ĐẾN VĨ MÔ

    ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

    Xem Thêm